Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời và là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Mặc dù hành tinh xanh của chúng ta được gọi là Trái đất nhưng trên bề mặt lại chỉ có ¼ là đất còn lại được bao phủ bởi các đại dương bao la.

Cấu tạo bên trong của Trái đất không đồng đều, được chia thành nhiều lớp dựa trên các đặc tính hóa, lý. Về cơ bản cấu tạo của trái đất được chia làm 3 lớp chính : Lớp vỏ trái đất, lớp manti và lõi.

Vỏ Trái Đất: là lớp ngoài cùng, căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. vỏ trái đất có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Tầng trên cùng là tầng trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn, được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.

Lớp manti: Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (hay còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính, càng vào sâu tâm trái đất, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của lớp Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới. Lớp manti chiếm khoảng 80% về thể tích và khoảng 5% về trọng lượng của Trái Đất.

Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Đặc trưng của thạch quyển không phải ở thành phần cấu tạo mà chính là thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…

Nhân Trái Đất: (Phần lõi) là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu áp mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken và sắt.

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất


Các chủ đề được xem nhiều

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất
Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

Hình dạng và Cấu tạo bên trong của Trái đất

Lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cấu tạo bên trong của Trái Đất?"cùng với kiến thức mở rộng do Toplời giải tổng hợp, biên soạn về bộ môn Địa lý 6 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Cấu tạo bên trong của Trái Đất?

Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp:

* Lớp vỏ (từ 5-70km):

- Lớp vỏ trái đất là lớp nằm ở vị trí ngoài cùng, là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật khác.

- Vỏ trái đất có độ dày khoảng 50 – 70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ trái đất nhiệt độ càng cao, nhiệt độ cao nhất đạt tới1000oC(chú thích: 1000oC)

- Trên bề mặt vỏ trái đất có các thành phần tự nhiên như núi, sông, đại dương,….

* Lớp trung gian (từ 70-3000km):

- Lớp trung gian của trái đất còn được gọi là matle

- Mantle còn chia ra thành lớp trên và lớp dưới. Mantle trên gồm có silic, oxy, sắt, manhê, trong đó sắt và manhê nhiều nhất, nhiều hơn ở ngoài vỏ đất. Người ta còn gọi lớp này là Mantle silic sắt manhê và cho rằng, các chất trong Mantle đang ở trạng thái nóng chảy cục bộ. Nó giống như một băng tải, làm cho vỏ đất di chuyển chậm chạp, và làm cho các chất ở lớp trên và lớp dưới của Trái đất trao đổi với nhau. Đây cũng là lớp nguồn nham. Đá huyền vũ phân bố rộng trong vỏ đất đã được phun ra từ nguồn nham này. Mantle dưới ngoài silicat ra, các oxit kim loại và chất lưu hóa tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng của nó lớn hơn Mantle trên, ở dạng chất rắn.

- Theo ước tính, nhiệt độ Mantle là 1000-2000 độ C. Áp suất tới 90 triệu - 0,382 triệu atm. Mật độ lên tới 3,3 - 4,6g/cm3. Trong một môi trường như vậy, vật chất ở trong trạng thái dẻo. Giống như nhựa đường, trạng thái rắn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, để lâu sẽ bị biến dạng, có thể nhào nặn được. Mantle trên vì có áp suất nhỏ hơn vật chất ở dạng nóng chảy dở dang, gọi là"lớp chảy nhão". Vỏ đất cứng nổi trên lớp chảy nhão đó. Nếu chẳng may đoạn vỏ đất nào đó có khe nứt, nham thạch nóng chảy sẽ phụt ra theo vết nứt, tạo thành núi lửa hoạt động.

- Lớp Mantle là một thế giới ngầm rộng lớn, loài người còn biết rất ít về nó.

* Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km):

- Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất. Theo đặc điểm vật lý dựa trên đặc điểm sóng truyền qua người ta chia lõi thành 2 lớp có đặc điểm ứng xừ sóng khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi lànhân ngoàiđược cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong haynhân trongđược cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất. Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt vớilõi ngoàiđược nhà địa chấn họcInge Lehmannphát hiện vào năm 1936, vì nó không có khả năng truyềnsóng cắtđàn hồi; chỉ cósóng nénđược quan sát là truyền qua nó.Chưa có nhiều thông tin về lõi trong cùng .

- Mật độ trung bình của Trái Đất khoảng 5.515kg/m3. Trong khi mật độ trung bình của vật liệu trên bề mặt vào khoảng 3.000kg/m3, do vậy các vật liệu nằm sâu hơn bên trong có mật độ lớn hơn. Các đo đạc địa chấn cho thấy tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200kg/m3và nhân trong khoảng 12.600–13.000kg/m3.

- Nhân ngoài nằm ở độ sâu khoảng 2.900km phía dưới bề mặt Trái Đất và dày khoảng 2.260km. Nhiệt độ của lõi ngoài Trái Đất nằm trong khoảng từ 4.400°C ở phần trên tới 6.100°C ở phần dưới. Lớp chất lỏng và nóng bao gồm sắt và niken này của lớp lõi ngoài có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dynamo (thuyết Geodynamo), duy trì các dòng điện và như thế được coi là gây ra ảnh hưởng tớitừ trườngcủa Trái Đất. Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái Đất.

- Lõi trong củaTrái Đấtlà phần trong cùng nhất của Trái Đất là mộtquả cầuchủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220km, chỉ bằng 70% bán kính củaMặt Trăng. Nó được cho là chứahợp kimsắt - niken(hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt củaMặt Trời.

- Theo ước tính lõi trong cùng bắt đầu từ độ sâu 5.800km từ mặt đất kéo dài xuống tận tâm trái đất.Vật chất ở trong lớp nhân trong cùng có trạng thái tồn tại ở trạng thái khác so với lớp nhân . Cấu tạo chủ yếu là sắt .

Kiến thức mở rộng về Trái Đất

1. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực.

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các mảng di chuyển rất chậm.

+ Hai mảng có thể tách xa nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

2.Bài tập Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Câu 1:Các địa mảng có hướng di chuyển

A. Tách xa nhau

B. Trượt lên nhau

C. Trượt lên nhau

D. Tất cả đều đúng

Câu 2:Trạng thái các lớp của Trái đất (kể từ vỏ vào là):

A.Quánh dẻo – lỏng – lỏng, rắn – rắn chắc.

B.Lỏng, rắn – quánh dẻo, lỏng – rắn chắc.

C.Rắn, quánh dẻo – lỏng, lỏng – rắn (ở trong).

D.lỏng, quánh dẻo – rắn, lỏng – rắn chắc.

Câu 3:Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

A.Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.

B.Di chuyển rất chậm

C.Cố định vị trí tại một chỗ.

D.Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

Câu 4:Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

A.1000oC

B.5000oC

C.7000oC

D.3000oC

Câu 5:Trên Trái Đất lục địa lớn nhất là:

A.Lục địa Nam Mĩ

B.Lục địa Phi

C.Lục địa Bắc Mĩ

D.Lục địa Á – Âu

Câu 6:Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất:

A.Lỏng

B.Từ lỏng tới quánh dẻo

C.Rắn chắc

D.Lỏng ngoài, rắn trong

Câu 7:Đại dương nhỏ nhất là đại dương nào?

A.Đại Tây Dương

B.Thái Bình Dương

C.Bắc Băng Dương

D.Ấn Độ Dương

Câu 8:Lớp có vai trò quan trọng đối với đời sống các loài sinh vật trên trái đất là:

A. Lớp vỏ

B. Lớp trung gian

C. Lớp lõi

D. Tất cả đều đúng