Hồng cầu không phân chia được vì sao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Hồng cầu là thành phần quan trọng của máu, lượng hồng cầu luôn cần duy trì ở mức thích hợp, không quá ít nhằm đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều gây cản trở sự tuần hoàn của máu. Vậy chức năng của hồng cầu là gì? Hồng cầu sống được bao lâu trong cơ thể?

Máu là mô lỏng, được lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai phần: tế bào và huyết tương.

  • Tế bào gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
  • Huyết tương gồm: các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Dưới kính hiển vi quang học, hồng cầu được thấy có hình tròn nên thời trước người ta cho rằng các tế bào đó hình cầu - đây là nguồn gốc tên gọi "hồng cầu". Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy hồng cầu là tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 mm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5 mm và phần trung tâm 1mm, thể tích trung bình 90-95 mm3. Hình dạng này giúp:

  • Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu.
  • Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.

Hồng cầu có hình tròn lõm

Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan. Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin [Hb], chiếm 34% trọng lượng[ Hemoglobin[Hb] chiếm khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu. Lượng Hb trung bình 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới]. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.

Ở người bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi là:

  • Nam: 5.400.000 ± 300.000/mm3.
  • Nữ: 4.700.000 ± 300.000/mm3

Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong một số trường hợp sinh lý. Ở trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể tăng ở những người lao động nặng, sống ở vùng cao.

Hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới các tổ chức

Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển oxy tới các tổ chức. Ngoài ra hồng cầu còn có các chức năng sau: vận chuyển một phần CO2 [nhờ hemoglobin], giúp huyết tương vận chuyển CO2 [nhờ enzym carbonic anhydrase], điều hoà cân bằng toan kiềm nhờ tác dụng đệm của hemoglobin.

Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. Theo thời gian, màng hồng cầu sẽ mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ của lách. Hemoglobin phóng thích ra từ hồng cầu vỡ sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào cố định của gan, lách và tủy xương.

Tủy xương có vai trò sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Hồng cầu [hồng huyết cầu] là thành phần chiếm 96% tế bào máu, có chứa huyết sắc tố giúp máu có màu đỏ.

Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet, chỗ dày nhất khoảng 2,5 micromet và không quá 1 micromet ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu khoảng 76 – 96 micromet3. Hồng cầu có khả năng biến dạng lớn, không bị rách hay vỡ khi di chuyển là nhờ lớp màng bọc dẻo dai bên ngoài.

Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin – protein giàu sắt tạo màu đỏ cho máu. Mỗi phân tử hemoglobin bao gồm 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt sẽ liên kết với 1 phân tử oxy và 2 nguyên tử oxy. Hemoglobin chiếm khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu, có mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới.

Tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet

Giai đoạn phát triển từ tế bào tiền nguyên hồng cầu đến hồng cầu lưới diễn ra trong tuỷ xương. Tiếp theo hồng cầu lưới phóng thích ra máu ngoại vi từ 24 – 48 giờ thì mạng lưới biến mất và trở thành hồng cầu trưởng thành.

Hồng cầu có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày, mỗi ngày có đến 200 – 400 tỷ hồng cầu chết đi và bị tiêu hủy ở gan và lách, sau đó tủy xương sẽ tiết ra một đợt tế bào hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

Người ta sử dụng chỉ số RBC [Red Blood Cell] khi xét nghiệm để tính toán số lượng hồng cầu trong máu. Bình thường, giá trị chỉ số RBC nằm trong khoảng từ 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm³. Giá trị chỉ số RBC thay đổi tùy theo đối tượng được xét nghiệm:

– Nam giới: 4.5 – 6.5 M/µl.

– Nữ giới: 3.9 – 5.6 M/µl

– Trẻ sơ sinh: khoảng 3.8 M/µl

Chỉ số RBC giảm dưới chuẩn thường xuất hiện ở người già, phụ nữ mang thai, hoặc là dấu hiệu cho biết bệnh nhân bị thấp khớp cấp, suy tủy, thận và ung thư.

Mức hồng cầu bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết, các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.

Thể tích trung bình của một hồng cầu [MCV]

Dùng để đánh giá kích thước hồng cầu: lớn, nhỏ hay bình thường. Giá trị bình thường của MCV từ 80 – 100 femtoliter [fl].

Nếu kết quả thấp hơn bình thường: định bệnh hồng cầu nhỏ, thường ở bệnh thiếu máu, Thalassemia, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

Kết quả cao hơn bình thường: định bệnh hồng cầu to, thường gặp ở những người nghiện rượu, bệnh gan, suy giáp, thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu.

Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu giúp đánh giá màu sắc hồng cầu

Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu [MCH]

Là chỉ số đánh giá màu sắc hồng cầu: màu đậm, lợt hay bình thường. Giá trị bình thường của chỉ số này từ 27 – 32 picogram [pg].

Nếu kết quả xét nghiệm nhỏ hơn bình thường là dấu hiệu của bệnh hồng cầu nhược sắc [lợt màu] hay gặp ở bệnh thiếu chất sắt, người mang gen Thalassemia

Nếu kết quả cao hơn bình thường là dấu hiệu của bệnh hồng cầu ưu sắc [đậm màu], gặp ở những người nghiện rượu, bệnh lý gan, thiếu vitamin B12, acid folic…

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu [MCHC]

Là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu, giá trị MCHC của người bình thường ở trong khoảng từ 32% – 36%.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số MCHC hỏ hơn 32% thì rất có thể bệnh nhân đã bị thiếu máu. Còn nếu kết quả lớn hơn 36% là dấu hiệu cơ thể có thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng…

Tế bào hồng cầu đóng vai trò vận chuyển oxy [O2] từ phổi đến các tế bào trong cơ thể đồng thời sẽ nhận lại khí cacbonic [CO2] từ các mô lên đào thải ở phổi [loại bỏ khí CO2]. Chức năng của hồng cầu bao gồm:

– Màng tế bào hồng cầu cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức năng sinh lý, đồng thời thông qua hệ tuần hoàn hoạt động trong mạng lưới mao mạch.

– Hồng cầu giúp vận chuyển các axit béo, axit amin, glucose từ mao ruột non đến tế bào và các tổ chức trong cơ thể.

– Nếu đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc [lưỡi, kết mạc mắt, nướu răng…] sẽ có màu hồng. Thiếu hồng cầu [thiếu máu, mất máu], thì máu sẽ không cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan hoạt động, dẫn đến xuất hiện tình trạng da và niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động, kém tập trung…

Để sản sinh lượng hồng cầu cho các hoạt động của cơ thể, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

– Bổ sung vitamin B12 từ thịt, trứng, sữa. Mỗi ngày là từ 1 – 3 mg.

– Axit folic [vitamin B9] từ các thực phẩm như chuối, dưa gang, chanh, cũng như dồi dào trong gan, thận bò.

– Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: các loại hạt, đậu phụ, gan, thịt đỏ, hàu, trai, sò điệp, ốc, quả lựu, củ cải đường…. Ngoài ra có thể bổ sung viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều 50 -100 mg.

Các thực phẩm giàu sắt tốt cho sản sinh hồng cầu trong máu

– Vitamin A [Retinol] tốt sự phát triển tế bào gốc của hồng cầu trong tủy xương, giúp tế bào hồng cầu đang phát triển có đủ lượng sắt để tạo ra hemoglobin. Vitamin A thường có trong khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau xanh đậm, bưởi, dưa hấu, dưa vàng…

– Tập thể dục hàng ngày: Giúp cơ thể vận động và nạp thêm một lượng lớn oxy, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin.

– Không hút thuốc, uống rượu bia: Hút thuốc lá làm cản trở tuần hoàn máu, khó đưa oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Trong khi đó, đồ uống chứa cồn có thể khiến máu đặc, chậm lưu thông, dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm sản sinh tế bào hồng cầu.

– Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe thường xuyên tối thiểu 1 lần/năm là cách tốt nhất để biết tình trạng số lượng hồng cầu, từ đó có biện pháp điều chính thích hợp.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề