Hướng dẫn đau cổ chân khi chơi thể thao

Cấu trúc của khớp cổ chân gồm có hệ thống xương và cấu trúc dây chằng rất phức tạp để giúp khớp cổ chân trở nên linh hoạt và chịu tải trọng của cơ thể. Chấn thương khớp, bị đau cổ chân do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt khi chơi thể thao, bóng đá hoặc các môn thể thao vận động nhiều.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hồng Hà - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chấn thương đau nhức cổ chân thường gặp như bong gân, đứt dây chằng, viêm gân, căng giãn quá mức dây chằng.

Biểu hiện, triệu chứng đau nhức cổ chân là đau, sưng nề, bầm tím, hạn chế vận động cổ chân, tụ máu...Khi đá bóng, chạy bộ kéo dài hoặc quá mức mà không khởi động kỹ thì có thể dẫn đến tổn thương cổ bàn chân. Nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi đá bóng là do:

  • Khởi động chưa kỹ;
  • Động tác không phù hợp: Nghiêng, xoắn, vặn, căng giãn quá mức vùng cổ bàn chân dẫn đến bong gân, động tác quá mạnh gây đứt dây chằng,..

Khi chơi thể thao, chạy bộ, tập các động tác dưỡng sinh thì cần khởi động kỹ, đặc biệt với trường hợp chạy dài, với cường độ cao thì cần khởi động để dây chằng và hệ thống gân làm quen với việc này, sau khi chạy thì cần nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục lại, ngăn ngừa bị đau cổ chân.

Trường hợp đá bóng bị đau cổ chân hoặc bị đau cổ chân khi chạy bộ thì không nên tiếp tục chạy mà hãy đánh giá xem tổn thương ở mức nào qua việc lắng nghe cơ thể, vùng cổ bàn chân có sưng nề, bầm tím, đau nhức không. Trường hợp đau nhức cổ chân quá thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám chẩn đoán và điều trị. Nguyên tắc khi bị đau cổ chân khi đá bóng là nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép cổ chân, kê chân cao khi nằm, hạn chế đi lại.

Đối với các chấn thương ở dây chằng, đặc biệt là vùng cổ chân, nếu bó lá, bôi dầu nóng, xoa bóp mạnh sẽ dẫn đến tình trạng xung huyết làm mạch máu đến cổ chân nhiều hơn, về lâu về dài, tái đi tái lại sẽ dẫn đến tình trạng xơ chai dây chằng, mức độ đàn hồi của dây chằng kém đi và dễ rách hơn. Vì vậy việc đầu tiên sau khi chấn thương vùng cổ chân, đau cổ chân khi đá bóng là chườm lạnh kịp thời để giữ cho cổ chân đỡ sưng nề.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Khỏe đẹp
  4. Chăm sóc cơ thể

Thứ Năm ngày 30/06/2022

  • Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em và cách ngừa bệnh
  • Nguyên nhân và cách phòng tránh thiếu máu dinh dưỡng
  • Giải oan cho 10 hiểu lầm về ngũ cốc mà hầu hết mọi người đều đã tin

Vận động nhiều khi chơi thể thao khiến cho xương, khớp bị đau, mỏi là vấn đề không còn mới đối với những người yêu thích thể thao, hay vận động. Bị đau cổ chân khi đá bóng là vấn đề phổ biến nhất mà những người thích chơi môn thể thao này gặp phải.

Bị đau cổ chân khi đá bóng là điều khó tránh khỏi. Bạn không nên chủ quan khi mà đá bóng bị đau cổ chân. Vậy, cụ thể khi bị đau cổ chân chúng ta nên có những bước xử lý như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Hướng dẫn đau cổ chân khi chơi thể thao

Đau cổ chân là bệnh lý không hề hiếm gặp 

Đau cổ chân là trường hợp gì?

Có nhiệm vụ là giữ thăng bằng cho chân, khớp cổ chân gồm 3 xương cấu tạo thành: Tibia, fibula và talus được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng dày đặc. Tình trạng bị đau cổ chân khi đá bóng xảy ra trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu mà nguyên nhân là do sự bất cẩn. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chấn thương cổ chân thường gặp

Các cơn đau cổ chân thường là do những chấn thương gây ra. Một vài chấn thương phổ biến gây các cơn đau như:

  • Bong gân thể nhẹ: Ở trường hợp này, người bệnh vẫn đi lại được bởi các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, vừa phải, có thể chịu được và sẽ khỏi sau 4 - 6 tuần.

  • Bong gân thể trung bình: Người bệnh ở trường hợp này sẽ đi lại khó khăn hơn một chút, các cơn đau tăng mức độ và xuất hiện vết bầm tím xung quanh khớp cổ chân.

  • Bong gân thể nặng: Dây chằng chân bị đứt hoàn toàn, các cơn đau dữ dội khiến người bệnh không thể đi lại. Trường hợp này, bệnh nhân sẽ phải tới gặp và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Để hồi phục sẽ mất khoảng 12 tuần.

  • Đứt dây chằng cổ chân: Xương cổ chân bị tổn thương tác động lên và làm đứt dây chằng. Gót chân, cổ chân và mắt cá chân bị đau nhức, kéo dài và âm ỉ, ngoài ra sẽ xuất hiện các vết bầm tím, sưng to và thậm chí là chảy máu trong. 

Nguyên nhân bị đau cổ chân khi đá bóng

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị đau cổ chân khi đá bóng như:

  • Do không khởi động đúng cách trước khi tập luyện, thi đấu. 

  • Do nguyên nhân bệnh lý: Bệnh gout, viêm khớp, bàn chân dẹt...

  • Động tác tập không phù hợp.

  • Tập với cường độ cao, quá sức.

  • Gặp phải các va chạm mạnh, bất ngờ.

Cách điều trị đau cổ chân

Hướng dẫn đau cổ chân khi chơi thể thao

Điều trị đau cổ chân bằng phương pháp chườm đá

Đá bóng bị đau cổ chân nếu phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ rất dễ dàng điều trị. Nhà thuốc Long Châu mách bạn một vài cách đơn giản sau:

  • Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh là cách điều trị đơn giản nhất mà lại mang đến hiệu quả cao. Chườm đá sẽ làm giảm sưng và xoa dịu các cơn đau. Người bệnh chườm 6 - 7 lần/ngày, mỗi lần 10 - 15 phút để đạt hiệu quả.

  • Dùng nước đá ngâm chân: Ngâm chân với nước đá khoảng 20 phút và ngâm 3 - 4 lần/ngày. Hạn chế đi lại và vận động mạnh để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

  • Ép dây chằng ở cổ chân: Với phương pháp ép dây chằng cổ chân bằng băng thun này, người bệnh nên tham khảo cách buộc dây đúng cách. Không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng khiến quá trình chữa trị không đạt hiệu quả.

  • Thăm khám và điều trị kịp thời: Để đảm bảo, bạn vẫn nên đi khám để hiểu rõ được thể trạng sức khỏe cũng như có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ nếu cần thiết.

Lưu ý: Không nên làm những cách dưới đây bởi nó sẽ khiến tình trạng của bạn thêm nặng.

  • Không xoa bóp bằng dầu nóng, chân bạn sẽ không thể giảm sưng mà còn sưng và đau hơn.

  • Không đụng chạm, kéo hay nắn thêm vào vết thương khiến vết thương rách hoặc chảy máu thêm.

  • Vận động sớm, nhiều và mạnh.

  • Không dùng thuốc bắc bó vết thương.

  • Không tiêm vào vết thương.

Phòng tránh nguy hiểm cho cổ chân

Hướng dẫn đau cổ chân khi chơi thể thao

Khởi động cổ chân trước khi tập luyện, thi đấu

Giảm thiểu tối đa các chấn thương cổ chân khi vận động bằng một vài cách dưới đây:

  • Khởi động đúng cách, kỹ càng trước khi tập luyện, thi đấu.

  • Có cho mình giày thể thao phù hợp, chất lượng.

  • Hạn chế tập luyện, thi đấu quá sức.

  • Khi có cảm giác đau phải dừng ngay việc luyện tập, thi đấu.

  • Hạn chế tranh chấp bóng quá sức, gây nguy hiểm.

Nguyên tắc khi chữa cổ chân

Hướng dẫn đau cổ chân khi chơi thể thao

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

Bạn tuân thủ các nguyên tắc dưới đây và chân bạn sẽ hồi phục mà không cần can thiệp các biện pháp phức tạp khác như phẫu thuật:

  • Nguyên tắc 1: Nghỉ ngơi, bất động để giảm sưng.

  • Nguyên tắc 2: Tập luyện, tăng cường sức mạnh cơ để nhanh chóng lấy lại biên độ vận động.

  • Nguyên tắc 3: Tiếp tục luyện tập để quen lại với các hoạt động thường nhật.

Mất khoảng 3 tuần với mức độ nhẹ và 6 - 12 tuần với mức độ nặng hơn.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bị đau cổ chân khi đá bóng cần làm gì. Mong bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chấn thương thể thao
  • đau khớp cổ chân
  • dinh dưỡng
  • khớp chân

Bài viết liên quan

Bài nổi bật