Hướng dẫn điều trị và chăm sóc bệnh nhân hiv năm 2024

Ban hành “ Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”

Ban hành “ Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”

File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Quyết định"

  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm270
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay21,759
  • Tháng hiện tại294,874
  • Tổng lượt truy cập40,937,938

1. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người nhiễm HIV hồi phục sức khỏe. Do đó khi thực hiện chăm sóc cho người nhiễm HIV cần phải chú ý để có thể đáp ứng cho họ được một chế độ dinh dưỡng tốt. Xin Bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng tốt cho người nhiễm HIV là chế độ như thế nào?

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc bệnh nhân hiv năm 2024

  1. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người nhiễm HIV hồi phục sức khỏe. Do đó khi thực hiện chăm sóc cho người nhiễm HIV cần phải chú ý để có thể đáp ứng cho họ được một chế độ dinh dưỡng tốt. Xin Bác sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng tốt cho người nhiễm HIV là chế độ như thế nào?

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc bệnh nhân hiv năm 2024
Nguồn Internet

Người nhiễm HIV cần có chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định.

Nhu cầu năng lượng: Ở người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, người nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phụ thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh:

- Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 10% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 1 miệng bát cơm với thức ăn hợp lý hoặc thêm 1 bữa phụ).

- Người nhiễm HIV có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 20-30% so với nhu cầu khuyến nghị cho người khỏe mạnh không nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực (tương đương với ăn thêm 2-3 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý; hoặc thêm 2-3 bữa phụ).

- Người lớn nhiễm HIV có triệu chứng và có mắc nhiễm trùng cơ hội cần ăn tăng thêm 50% năng lượng so với người không bị nhiễm HIV cùng tuổi, giới và hoạt động thể lực.

- Trẻ em bị nhiễm HIV: Chưa có triệu chứng (tăng 10% năng lượng để duy trì sự phát triển), có triệu chứng (tăng 20% - 30% năng lượng để phát triển), sút cân (tăng 50% năng lượng) so với trẻ không bị nhiễm HIV cùng tuổi và giới...

Trái cây: Trong các bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước ép trái cây. Điều này sẽ không chỉ làm thoả mãn cơn đói mà còn có tác dụng như một món khai vị cho bữa ăn của bạn. Trái cây tươi giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Thực phẩm có chứa carbohydrate: HIV thường có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và làm cho người mắc bệnh yếu đi. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm làm giàu carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể ăn bánh mì, sắn, ngũ cốc, chuối xanh, kê, ngô, khoai tây, mì ống, gạo...

Ăn nhiều rau: Rau có hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hoá lành mạnh để bảo vệ hệ thống miễn dịch. Cơ thể của người HIV dương tính thường không chống được bệnh tật và thường có xu hướng mắc bệnh khá thường xuyên, vì vậy bạn nên ăn nhiều rau trong một ngày, như các loại rau xanh lá, hoa quả khô, các loại hạt, đậu nành,... vì đây là những nguồn cung cấp canxi và sắt.

Các sản phẩm sữa: Bạn nên bổ sung các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, đặc biệt là những sản phẩm giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và hàm lượng canxi. Bạn có thể dùng sữa, phô mát, sữa chua hoặc các lựa chọn khác như đậu nành, các loại hạt, gạo, yến mạch và dừa.

Thực phẩm giàu đạm như trứng và thịt nạc: Ăn nhiều thức ăn giàu protein như trứng và thịt nạc để có thêm nhiều chất đạm. Một người đàn ông bị nhiễm HIV cần 100-150g protein mỗi ngày trong khi một phụ nữ cần 80-100g.

Chất béo lành mạnh: Dầu ăn và bơ thực vật rất giàu axit béo, omega-3 và đây là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, D, E và K. Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, bơ, dầu ô liu, dầu thực vật và dầu cá. Hạn chế chất béo từ thịt, phô mai và bơ vì có thể làm tăng mức cholesterol.

Ngoài tất cả những điều này, duy trì vệ sinh tốt. Rửa tay trước và sau khi ăn. Uống nhiều nước và giữ cho cơ thể được giữ nước suốt cả ngày. Nước là một nguồn tốt để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn.

  1. Nhiều người nhiễm HIV bị ốm, không thể tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, nên cần có sự hỗ trợ từ người chăm sóc. Vậy việc hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người nhiễm HIV được thực hiện như thế nào?

Các bệnh nhân HIV/AIDS có thể được điều trị tại nhà, được chính tay người thân chăm sóc và tất nhiên là rất an toàn. Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.

Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...), cần cho vào 2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.

Ngoài ra, trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV/AIDS, các thành viên trong gia đình cần lưu ý:

- Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm...

- Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.

- Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng lại.

- Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.

  1. Song song với việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người nhiễm HIV là việc đảm bảo vệ sinh môi trường sống để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người nhiễm HIV. Như vậy, người chăm sóc cho người nhiễm HIV cần lưu ý giữ gìn môi trường xung quanh nơi ngủ, nơi sinh hoạt của người nhiễm HIV như thế nào?

Nhìn chung giữ gìn môi trường chung quanh người bệnh giống như tiêu chuẩn chất lượng sống tốt của người bình thường:

- Sạch sẽ, thông khí tốt, nhiệt độ thích hợp;

- Có đủ nước sạch để dùng, hố xí hợp chuẩn vệ sinh;

- Vì HIV không lây qua tiếp xúc thông thường nên người nhiễm có thể sinh hoạt, làm việc chung phòng với người bình thường.

Sống tích cực

- Luyện tập thể dục, thể thao để tránh buồn phiền và lo lắng.

- Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian.

- Vẫn tiếp tục làm việc nếu đủ khả năng.

- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Gặp gỡ thường xuyên với gia đình và bạn bè.

- Không cho người khác nhận máu và mô.

- Không sử chung bơm tiêm với người khác, dùng bơm kim tiêm sạch. Dùng riêng bàn chải đánh răng, dao cạo râu...

- Hãy chú ý đến sức khoẻ, nghe theo lời khuyên của thầy thuốc để dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh kinh nguyệt (đối với phụ nữ).

- Giảm các sang chấn lo âu.

- Không uống rượu, không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc.

  1. Đối với người nhiễm HIV thường hay gặp phải các vấn đề như sốt, đau, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước, hay các vấn đề về da, về miệng, họng. Trong những trường hợp này, cần thực hiện chăm sóc cho người nhiễm HIV như thế nào?

a.Tiêu chảy

- Bệnh ngoài da quanh hậu môn, sau mỗi lần đi ngoài: Rửa hậu môn bằng nước ấm, xà phòng, bôi thuốc.

- Khuyến khích ăn lỏng, cho uống Oresol.

- Cứ 2 giờ cho ăn 1 lượng thức ăn ít chất thô.

- Sử dụng thuốc chống tiêu chảy theo y lệnh.

b.Buồn nôn và nôn

- Nếu nôn thì không được ăn gì trong 2 giờ đầu, sau đó ăn lỏng.

- Vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm trùng.

- Sử dụng thuốc chống nôn theo đơn trước bữa ăn 30 phút.

- Nếu nôn kéo dài gây rối loạn toan kiềm, thì bù dịch bằng ORS.

c.Sốt: do nhiễm trùng.

- Đo nhiệt độ 4 giờ/ 1 lần.

- Dùng thuốc hạ sốt theo đơn.

- Khuyến khích uống các chất dịch nếu hấp thụ được.

- Tắm cho người bệnh bằng nước ấm, chườm lạnh bằng túi nước mát.

d.Nhiễm trùng ở da

- Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, do đó rất dễ bị các vi khuẩn và virut tấn công đầu tiên. Khi bị nhiễm trùng, da thường hay ngứa ngáy, lở loét, đau đớn, lên các mụn nhọt, mụn mủ,… Điều trị nhiễm trùng da thường là dùng thuốc bôi lên các vết nhiễm trùng, kết hợp uống thuốc theo đơn thuốc.

e.Lở loét quanh miệng

- Biểu hiện là các vết đỏ, sần sùi, lở loét quanh khu vực miệng, gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong ăn uống cho bệnh nhân, cần điều trị theo chẩn đoán và chỉ định thuốc của BS.

e.Đau

- Cần xác định vị trí đau, cường độ và tần suất cơn đau

- Nếu đau ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc paracetamol uống

- Nếu đau ở mức độ nặng nhức là vị trí ở đầu, bụng tăng dần cần đưa bệnh nhân đến PKNT HIV/AIDS để khám ngay

  1. Trong quá trình chăm sóc cho người nhiễm HIV, người thực hiện chăm sóc cần lưu ý những gì để có thể tránh lây nhiễm HIV cho chính mình và cho mọi người xung quanh?

- Rửa tay xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh, nếu da bị các tổn thương hoặc viêm da xuất tiết thì không trực tiếp săn sóc người bệnh.

- Đeo găng khi tiếp xúc với bệnh phẩm máu hoặc dịch của cơ thể BN

- Kim tiêm và những thiết bị sắc nhọn dùng cho BN phải được cầm cẩn thận để tránh làm bị thương, bỏ vào thùng cứng trước khi bỏ vào nơi thu nhận rác

- Dùng khẩu trang khi người bệnh mắc lao tiến triển

- Tránh hồi sức nhân tạo bằng miệng qua miệng

- Băng kín các vết thương xuất tiết.

- Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.

- Đối với các đồ vải có dính máu và dịch tiết cơ thể BN phải ngâm hoá chất sát trùng (nước Javel, cloramin B 1%) trong 20 phút.