Hướng dẫn dùng private static trong PHP

Hướng dẫn dùng private static trong PHP

Đã đăng vào thg 4 27, 2017 6:51 SA 2 phút đọc

Như ở phần cuối của bài static và final trong PHP mình có nói là giữa static và self nó có khác nhau ở trong một số trường hợp. Và để chứng minh cho điều đó thì bài hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người những sự khác nhau đó.

1, Tổng quan.

Nhìn chung thì cả selfstatic đều dùng để gọi các thành phần tĩnh trong đối tượng, nhưng nếu chỉ đơn thuần như trong nội bộ class thì cả 2 keywords này đều cho ra kết quả tốt.

VD:

';
        echo static::$name;
    }
}

ConNguoi::getName();

Kết Quả:

ConNguoi
ConNguoi

Vậy liệu nó có cho ra các giá trị khác nhau khi chúng ta sử dụng tính kế thừa trong class? Để biết rõ hơn thì chúng ta sẽ tạ ra các ví dụ để so sánh nó.

2, So Sánh và kết luận.

Vẫn là class ConNguoi như trên nhưng chúng ta sẽ khai báo thêm một class NguoiLon kế thừa class ConNguoi và override lại thuộc tính $name như sau:

';
        echo static::$name;
    }
}
class NguoiLon extends ConNguoi
{
    private static $name = 'NguoiLon';
}

NguoiLon::getName();

Sau khi chạy dòng trên thì mình thu được kết quả như sau:

ConNguoi

Fatal error: Cannot access private property NguoiLon::$name

-Như các bạn đã thấy: Đối với self thì kết quả chạy như bình thường, còn với static thì sao nó lại báo là không thể truy cập vào thuộc tính private mà lại là NguoiLon::$name, phải chăng thằng static này đại diện cho đối tượng hiện tại nên không thể truy xuất được đến thuộc tính $name. Thôi được rồi, để chắc ăn hơn thì mình thử đổi visibility của biến $name thành protected xem sao?

';
        echo static::$name;
    }
}
class NguoiLon extends ConNguoi
{
    protected static $name = 'NguoiLon';
}
// NguoiLon::getName();
$a = new NguoiLon();
$a->getName();

Và đây là kết quả mình nhận được:


ConNguoi
NguoiLon

Giờ đã chạy được ngon lành, nhưng khi nó lại cho ra 2 kết quả khác nhau. Từ 2 ví dụ trên chúng ta tạm đưa ra  kết luận là static nó có nguyên tắc gần như $this, là đều truy xuất đến đối tượng hiện tại.

Để ok hơn nữa thì mình sẽ tiếp tục tạo ra ví dụ sau và chạy nó:

Ok, nó đã chạy được và cho ra kết quả giống với kết luận ở trên. Lúc này thì chẳng cần phải ngại ngần gì nữa mà không dám kết luận khẳng định.

Kết Luận

Self: Truy xuất đến class khai báo nó. Static: Truy xuất đến đối tượng hiện tại.

3, Lời kết.

-Như vậy mình đã giới thiệu xong đến mọi người về sự khác nhau của self và static trong PHP, ngoài ra các bạn có thể xem thêm bài so sánh giữa this và self trong PHP của mình tại đây.

4, Nguồn.

-https://toidicode.com/self-va-static-trong-php-128.html

All rights reserved

Tiếp tục với series PHP hướng đối tượng bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 khái niệm khá là hay trong hướng đối tượng nói chung và PHP hướng đối tượng nói riêng, đó là Staticfinal.

Static là gì?

-Static trong lập trình hướng đối tượng là một thành phần tĩnh (có thể là thuộc tính hoặc phương thức) mà nó hoạt động như một biến toàn cục, dù cho nó có được xử lý ở trong bất kỳ một file nào đi nữa (trong cùng một chương trình) thì nó đều lưu lại giá trị cuối cùng mà nó được thực hiện vào trong lớp.

Khai báo static

-Để khai báo một thuộc tính hay một phương thức là static thì chúng ta chỉ việc thêm từ khóa static sau vibsility.

Cú Pháp:

class ClassName
{
    //khai báo thuộc tính tĩnh
    visibility
    static $propertyName;
    //Khai báo phương thức tĩnh
    visibility static function methodName()
    {
        //
    }
}

VD: Mình sẽ khai báo lớp ConNguoi có thuộc tính tĩnh là name và phương thức tĩnh là getName,setName.

class ConNguoi
{
    private static $name;

    public static function setName($name)
    {
        //code
    }

    public static function getName()
    {
        //code
    }
}

Ví dụ chứng minh

-Để chứng minh những điều tôi nói phía trên là đúng thì tôi sẽ cho các bạn xem  2 ví dụ sau:

+Khi không khai báo static.

class ConNguoi
{
    private $name = 'amonymouse';

    public function setName($name)
    {
        $this->name = $name;
    }

    public function getName()
    {
        return $this->name;
    }
}

//khởi tạo đối tượng con người
$chuBlog = new ConNguoi();
//set name cho đối tượng
$chuBlog->setName('Vũ Thanh Tài');
//in ra name của đối tượng
echo $chuBlog->getName();
//kết quả: Vũ Thanh Tài
//khởi tạo đối tượng Con người
$nguoixem = new ConNguoi();
//hiển thị ra tên người xem
echo $nguoixem->getName();
//Kết quả: amonymouse

+Khi khai báo thuộc tính là static.

class ConNguoi
{
    private static $name = 'amonymouse';

    public function setName($name)
    {
        self::$name = $name;
    }

    public function getName()
    {
        return self::$name;
    }
}

//khởi tạo đối tượng con người
$chuBlog = new ConNguoi();
//set name cho đối tượng
$chuBlog->setName('Vũ Thanh Tài');
//in ra name của đối tượng
echo $chuBlog->getName();
//kết quả: Vũ Thanh Tài
//khởi tạo đối tượng Con người
$nguoixem = new ConNguoi();
//hiển thị ra tên người xem
echo $nguoixem->getName();
//Kết quả: Vũ Thanh Tài

Gọi thành phần tĩnh

Khi bạn khai báo một thuộc tính hay một phương thức ở dạng static thì bạn sẽ không thể gọi bằng cách thông thường là dùng từ khóa this được nữa mà sẽ có các cách gọi khác như sau:

Gọi phương thức và thuộc tính tĩnh trong class

-Để gọi phương thức và thuộc tính tĩnh trong class thì chúng ta có thể sử dụng cú pháp selft::ten hoặc ClassName::ten hoặc static::ten.

VD:

class ConNguoi
{
    private static $name = 'Vũ Thanh Tài';

    public static function getName()
    {
        //gọi thuộc tính tĩnh
        return self::$name;
        //hoặc
        return ConNguoi::$name;
    }

    public function showAll()
    {
        //gọi phương thức tĩnh
        return self::getName();
        //hoặc 
        return ConNguoi::getName();
    }
}

Gọi phương thức và thuộc tính tĩnh ngoài class

-Để gọi phương thức tĩnh ở bên ngoài class thì chúng ta có thể gọi bằng cách truyền thống hoặc gọi theo cú pháp ClassName::tenPhuongThuc() , còn đối với thuộc tính tĩnh thì chúng ta không thể sử dụng cách truyền thống để gọi được nữa mà phải sử dụng cú pháp ClassName::$tenthuoctinh.

VD:

class ConNguoi
{
    public static $name = 'Vũ Thanh Tài';

    public static function getName()
    {
        //gọi thuộc tính tĩnh
        return self::$name;
        //hoặc
        return ConNguoi::$name;
    }

    public static function showAll()
    {
        //gọi phương thức tĩnh
        return self::getName();
        //hoặc 
        return ConNguoi::getName();
    }
}

//gọi thuộc tính tĩnh
ConNguoi::$name;
//gọi phương thức tĩnh
ConNguoi::showAll();
//hoặc
$connguoi = new ConNguoi();
$connguoi->showAll();

Kế thừa phương thức tĩnh từ lớp cha

-Để kế thừa phương thức tĩnh từ lớp cha thì chúng ta vẫn sử dụng như cách truyền thống.

VD:

class ConNguoi
{
    private static $name = 'Vũ Thanh Tài';

    public static function getName()
    {
        return ConNguoi::$name;
    }
}

class NguoiLon extends ConNguoi
{
    public function getName()
    {
        parent::getName();
    }
}

Nhược điểm của static

-Như ở trên mình có nói 'static nó hoạt động như một biến toàn cục' và cũng vì điều này mà khi sử dụng static trong chương trình thì nó sẽ chiếm nhiều tài nguyên hơn các thành phần thường.

2, Final.

-Final dịch ra tiếng việt có nghĩa là sau cùng và trong lập trình hướng đối tượng thì final được ứng dụng vào class và phương thức.

Final class

-Khi một class được khai báo là final thì không lớp nào có thể kế thừa nó và nó chỉ có thể khởi tạo được thôi.

Cú pháp: Khai báo final class.

final class ClassName
{
    //
}

VD: khai báo final class ConNguoi.

final class ConNguoi
{
    //
}

VD: final class không thể kế thừa.

final class ConNguoi
{
    //
}
//Sai vì không thể kế thừa final class
class NguoiLon extends ConNguoi
{

}
//Fatal error: Class NguoiLon may not inherit from final class (ConNguoi)

Final Phương thức

-Khi chúng ta khai báo một phương thức là final thì không có một phương thức nào có thể override(ghi đè lại được).

Cú pháp: khai báo một phương thức final.

class ClassName
{
    final public function methodName()
    {
        //
    }
}

VD: khai báo lớp con người có phương thức getSoChan() là final.

class ConNguoi
{
    private $soChan = 2;

    final public function getSoChan()
    {
        return $this->soChan;
    }
}

VD: không thể override lại phương thức final.

class ConNguoi
{
    private $soChan = 2;

    final public function getSoChan()
    {
        return $this->soChan;
    }
}

//Sai vì không thể override lại final phương thức
class NguoiLon extends ConNguoi
{
    public function getSoChan()
    {

    }
}
//Fatal error: Cannot override final method ConNguoi::getSoChan()

 3, Lời kết.

-Như vậy trong phần này mình đã giới thiệu xong đến mọi người về static và final trong lập trình hướng đối tượng nói chung và trong PHP nói riêng, tuy nhiên self static nó sẽ khác nhau trong một số trường hợp (xem). Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về magic function trong php.