Hướng dẫn quyết toán công trình xây dựng năm 2024

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là công việc hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng; được tiến hành nghiêm ngặt trong tất cả các khâu: Khảo sát, thiết kế, thẩm định, thi công, lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.

Cùng với công việc nghiệm thu thì công việc hoàn công và thanh, quyết toán công trình cần được thực hiện một cách hiệu quả và sát với thực tế công trình. Để thực hiện công việc hoàn công và thanh, quyết toán công trình xây dựng có hiệu quả cần phải có những kiến thức, kỹ năng liên quan. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết, cần thiết đối với các cán bộ kỹ thuật và những người đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng.

Tác giả biên soạn giáo trình Lập hồ sơ hoàn công và thanh, quyết toán công trình cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến việc lập hồ sơ hoàn công cũng như công việc nghiệm thu, thanh toán và quyết toán công trình phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, quản lý xây dựng, quản lý dự án xây dựng, quản lý đô thị, quản lý kinh tế cũng như các cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này.

Thủ tụcHành chính

Tin nổi bật

  • Hướng dẫn quyết toán công trình xây dựng năm 2024
    Giới thiệu danh mục sách mới tháng 12 - 2023 (Phần 2) Tiếp tục chuỗi sách mới tháng 12, nhà xuất bản Xây dựng xin trân trọng gửi tới quý độc giả
    Hướng dẫn quyết toán công trình xây dựng năm 2024

Giới thiệu danh mục sách mới tháng 12 - 2023 do Nhà xuất bản Xây Dựng phát hành

Tháng cuối năm này, nhà xuất bản Xây dựng xin trân trọng gửi tới quý độc giả 5 đầu sách mới. Chúc quý vị độc giả sẽ lựa chọn được cuốn sách hay và phù hợp với mình nhất.

Tại khoản 6 Điều 27 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “6. Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 9 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định”.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính: “1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước”.

- Ngày 20/02/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước; trong đó về thời gian thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán được quy định tại Điều 21 như sau:

“Điều 21. Thời gian lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Thời gian tối đa quy định cụ thể như sau:

Dự án Quan trọng Quốc gia Nhóm A Nhóm B Nhóm C Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt 09 tháng 09 tháng 06 tháng 04 tháng Thời gian thẩm tra quyết toán 08 tháng 08 tháng 04 tháng 03 tháng Thời gian phê duyệt quyết toán 01 tháng 01 tháng 20 ngày 15 ngày

1. Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt được tính từ ngày dự án, công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đến ngày chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.

2. Thời gian thẩm tra quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ quyết toán (theo quy định tại Điều 7 Thông tư này) đến ngày trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

3. Thời gian phê duyệt quyết toán tính từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này) nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán (theo quy định tại Điều 19 Thông tư này) đến ngày ban hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành”.

Từ các căn cứ nêu trên, về thời gian cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán; đề nghị Quý độc giả căn cứ quy định của

Theo điều 22, Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán công trình xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau :

  1. Hồ sơ bản vẽ hoàn công.
  2. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
  3. Các biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.
  4. Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng. Trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có); giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
  5. Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Theo đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc quyết toán. Cụ thể :

Đối với chủ đầu tư

  • Bản vẽ, dự toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thiết kế.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với những công trình cần phải thẩm tra lại hồ sơ thiết kế.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thi công.

Đối với đơn vị thi công

  • Bản vẽ công trình.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình (dựa trên khối lượng thi công, định mức xây dựng).
  • Chứng từ hóa đơn vật tư, chi phí nhân công, bảng phân bổ chi phí.
  • Bảng tính giá thành công trình : vật tư, chi phí, nhân công.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn đầu ra.

Quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Bước 1 :Tính toán khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác, lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá thị trường chi phí vật tư, nhân công, máy móc để tính ra chi phí trực tiếp.

Bước 2 :Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định. Chủ đầu tư và đơn vị thi công cần thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp dựa trên các vấn đề sau :

  • Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
  • Xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình (như thiên tai, dịch bệnh,…)
  • Xác định tổng vốn đầu tư thực tế vào công trình.
  • Xác định giá trị tài sản cố định và phân loại tài sản cố định.
  • Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.

Như vậy, tùy theo quy mô, tính chất công trình mà hồ sơ, quy trình quyết toán được chuẩn bị và thực hiện sao cho phù hợp với quy định hiện hành.

Thế nào là quyết toán công trình xây dựng?

Quyết toán công trình xây dựng có thể được hiểu đó là “quyết toán hợp đồng”. Chính vì vậy Quyết toán công trình là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Ai lập quyết toán hợp đồng xây dựng?

Việc quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về hợp đồng xây dựng (hiện nay là Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015), hướng dẫn hợp đồng xây dựng (trong đó có quyết toán hợp đồng xây dựng) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công gồm những giấy tờ gì?.

Giấy phép xây dựng..

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng..

Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng..

Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng..

Quyết toán hợp đồng xây dựng khi nào?

Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có).