Hướng dẫn thiết kế trò chơi trong dạy học địa lí

Xem mẫu

  1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SV: Lương Vĩnh Hiếu Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân Tóm tắt: Tổ chức trò chơi là phương pháp dạy học tích cực quan trọng trong quá trình giảng dạy môn địa lý. Ngành giáo dục của chúng ta luôn đổi mới và phương pháp dạy học tích cực là điều cần thiết khi giảng dạy. Tổ chức trò chơi trong dạy học địa lý có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo hoạt động học tập của học sinh đặc biệt đối với học sinh lớp 10 trung học phổ thông. Để trở thành người giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, sinh viên ngành sư phạm địa lý không chỉ có kiến thức vững vàng, mà áp dụng phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Với việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong chương trình địa lý lớp 10 trung học phổ thông sẽ giúp các bạn sinh viên sư phạm địa lý có thể áp dụng để tổ chức trò chơi nâng cao năng lực học sinh và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy hiện nay. Từ khóa: Dạy học địa lý, đổi mới giáo dục, lớp 10, thiết kế và tổ chức trò chơi. 1. Đặt vấn đề Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy? Đó là câu hỏi mà tất cả các thầy cô đang đi tìm câu trả lời. Bởi là một giáo viên thì ai cũng mong muốn truyền dạy hết kiến thức cho các em học sinh và khiến các em cảm thấy yêu thích môn học của mình. Hầu hết các em học sinh đều coi nhẹ môn địa lý, chỉ số ít các em có năng khiếu và có tình yêu với địa lý mới có hứng thú và chăm chỉ trong tiết học. Vì thế, để môn địa lý thật sự là môn học thú vị, các thầy cô cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực bằng các hình thức dạy học khác nhau. Sử dụng phương pháp dạy học bằng cách tổ chức trò chơi đã được chọn để nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học” và kích thích hứng thú và tạo tâm lý thoải mái, giảm bớt nhàm chán, đặc biệt hơn là rèn luyện các kĩ năng mềm cũng như tạo điều kiện cho các em học sinh bộc lộ hết khả năng của mình trong quá trình học tập môn địa lý. 2. Nội dung 2.1. Các vấn đề chung 2.1.1. Quan niệm về trò chơi Phương pháp dạy học sử dụng trò chơi là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi để thể hiện mục tiêu của bài học. Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học tập. 86
  2. 2.1.2. Quan niệm về trò chơi địa lý Trò chơi trong dạy học địa lý là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kĩ năng địa lý của học sinh. Ngoài ra, trò chơi trong dạy học địa lý còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm vui và tình cảm của học sinh được nâng cao. Và đối với các em học sinh, môn địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn. 2.1.3. Tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lý - Mở rộng nâng cao hiểu biết địa lý và khả năng hoạt động cá nhân cũng như tập thể của học sinh. - Kích thích tính tò mò, hứng thú, tạo động lực học tập cho học sinh. - Giúp học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu bài nhanh hơn. - Phát huy tính sáng tạo, tinh thần tự lập, làm việc tập thể, khả năng tư duy và tính đoàn kết cho học sinh. 2.1.4. Nguyên tắc thực hiện khi thực hiện trò chơi trong dạy học địa lý Để có một trò chơi bổ ích và mang đúng tính chất học tập, cần hội đủ 3 yếu tố sau: - Xây dựng bầu không khí vui tươi, năng động, thu hút tất cả học sinh tham gia. - Rèn luyện các kĩ năng mềm, tính đoàn kết, tính kỉ luật, tính trung thực cho học sinh. - Từ trò chơi giáo dục bài học phù hợp cho học sinh. Để thực hiện trò chơi trong dạy học địa lý cần phải chú ý các nguyên tắc sau: - Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý cũng như điều kiện vật chất và không gian, thời gian của học sinh. - Trò chơi phải có nội dung là địa lý và có mở rộng nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. - Trò chơi dù là mang tính tự nguyện nhưng phải đề cao tinh thần kỉ luật và ý thức của học sinh. 2.1.4. Đặc trưng và hình thức của trò chơi 2.1.4.1. Đặc trưng - Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình địa lý lớp 10 THPT, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lý bậc THPT, phải có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt của học sinh. - Trò chơi địa lý phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các lớp học sinh. 2.1.4.2. Hình thức - Hình thức trò chơi rất đa dạng, phong phú. Tùy vào quy mô, đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất mà chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi phù hợp với học sinh. - Trò chơi với quy mô nhỏ: chúng ta có thể tổ chức trò chơi mang tính cá nhân, nhóm nhỏ 5-10 học sinh trong một lượt chơi như: Ai nhanh hơn, đối đáp, giải ô chữ, nối cột, liệt kê,...... Đây là những trò chơi giáo viên có thể tổ chức trong lớp học, 87
  3. thời gian thực hiện ngắn, trong vài phút củng cố bài, trong những tiết học ôn tập. - Trò chơi với quy mô lớn: Có thể tổ chức những trò chơi, hoạt động ngoại khóa có quy mô lớn như: Lễ hội văn hóa, tôi là ai, trình diễn trang phục, ca hát, múa.....Đây là những hình thức tổ chức trong phòng lớn (hội trường, sân trường) thời gian thực hiện trong buổi hoặc trong ngày. 2.2. Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học địa lý lớp 10 trung học phổ thông 2.2.1. Quy trình tổ chức trò chơi - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi - Bước 2: Lập kế hoạch cụ thể (ban tổ chức, chủ đề, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, hình thức hoạt động, cơ cấu giải thưởng, tiêu chí đánh giá,..) - Bước 3: Giới thiệu tên trò chơi. - Bước 4: Giới thiệu luật chơi. - Bước 5: Qui định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi. - Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi. 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học Địa lý - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung của bài học cụ thể trong chương trình địa lí lớp 10 (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...) - Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc, nhưng có thể mang những cái tên hấp dẫn, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, thể hiện được tài năng, tăng cường tính đoàn kết trong tập thể. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút, hoặc ngoài trời áp dụng cho 1 tiết học), thích hợp với môi trường học tập. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. 2.2.3. Một số yêu cầu khi thực hiện trò chơi - Trò chơi địa lý tuy hấp dẫn, dễ thực hiện, hình thức chơi đa dạng, phong phú và tính thu hút cao nhưng vẫn có hạn chế. Do đó, khi tổ chức trò chơi địa lý, giáo viên cần lưu ý những điểm sau: - Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về nội dung (câu hỏi, hình thức, phương pháp), phương tiện, dụng cụ, phần thưởng. - Tránh lạm dụng trò chơi, dễ gây nhàm chán. Giáo viên phải luôn sáng tạo, cải biên trò chơi phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, trình độ các em để tạo sự cuốn hút. - Sau mỗi trò chơi giáo viên phải nhận xét, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm cho trò chơi sau. 2.2.4. Các loại hình trò chơi 2.2.4.1. Trò chơi tổ chức trong phòng học 88
  4. - Ở nhóm trò chơi này, không gian để tổ chức trò chơi là trong phòng học, gắn liền với tiết dạy 45 phút. - Hình thức trò chơi gồm có: theo cả lớp, theo nhóm, theo cặp đôi hay theo cá nhân. Có thể sử dụng công nghệ thông tin, các phương tiện trực quan hay các sơ đồ, mô hình,.. mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn (hoặc giao cho học sinh chuẩn bị). - Các trò chơi có thể dưới dạng các câu hỏi, nhiệm vụ của giáo viên chủ yếu là đọc câu hỏi, thông qua câu trả lời của người học, giáo viên sẽ là người công bố đáp án, hình thức hỏi - đáp giúp các em tái hiện hoặc củng cố thêm kiến thức. Hoặc có thể dưới dạng gợi ý, tam sao thất bản, từ khóa, hiểu ý đồng đội…Điều cần lưu ý, giáo viên phải là người linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ, động tác cơ thể hoặc di chuyển liên tục nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, tạo bầu không khí sinh động cho tiết học. - Các trò chơi sử dụng phương tiện trực quan. Các phương tiện trực quan trong môn địa lý phổ biến là tranh ảnh, bản đồ, video, sơ đồ, mô hình,... Với các phương tiện nhìn thấy bằng mắt này, giáo viên phải kết hợp dùng lời để mô tả, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu, ghi chép và trả lời nhằm tái hiện kiến thức, đánh giá, phản biện, giải thích các vấn đề địa lý. Tùy theo bài học, đối tượng và mục đích của giáo viên mà phương tiện trực quan có thể sử dụng ở mức độ thời lượng sao cho hiệu quả và đảm bảo phát triển kỹ năng cho các em. - Các trò chơi sử dụng công nghệ thông tin. Được thực hiện trên máy tính có kết nối mạng, công bằng về mặt thời gian và khuyến khích thông qua điểm thưởng, các trò chơi có thể dưới dạng ô chữ, giải mã từ khóa, nhìn hình đoán chữ,… 2.2.4.2. Trò chơi tổ chức ngoài trời - Các trò chơi tổ chức ngoài trời trong môn địa lý lớp 10 trung học phổ thông thường được tổ chức khi gắn liền với bài học về bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Các dạng trò chơi thường nâng cao tinh thần đoàn kết, làm việc tập thể và phát huy tính năng động, hình thành các kĩ năng cần thiết cho học sinh. - Khi tổ chức trò chơi ngoài trời cần lưu ý việc quản lí các em học sinh, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ sử dụng trong trò chơi. Cần chú ý về thời gian và không gian tổ chức. 2.2.5. Các trò chơi minh họa 2.2.5.1. Trò chơi tổ chức trong lớp học Trò chơi “Tôi là ai” – Bài 32 (tiếp theo): Địa lý các ngành công nghiệp Thể lệ: Lớp học được chia thành các đội chơi. Một đội 10-12 học sinh đứng thành vòng tròn. Đội cử 1 học sinh đứng giữa vòng tròn bị bịt mắt, trên tay cầm mảnh giấy là từ khóa tên của một sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học, hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm…Tất cả các thành viên trong đội được đọc tên này, hỗ trợ bạn mình giải đáp từ khóa. Thời gian: 30 giây/1 từ khóa/10 từ khóa-1 đội. Luật chơi: Để biết được từ khóa của mình là gì. Bạn bị bịt mắt sẽ đặt các câu hỏi dạng “đúng,sai” để các bạn của mình trả lời và từ đó suy ra từ khóa. Trả lời đúng từ khóa trong thời gian quy định sẽ được 10 điểm. Ví dụ: 89
  5. Từ khóa là “máy tính” Bạn bị bịt mắt sẽ đặt các câu hỏi như: Điện tử tin học đúng không? Các bạn sẽ trả lời “đúng” Sử dụng hàng ngày đúng không? Các bạn sẽ trả lời “đúng” Để nghe, gọi đúng không? Các bạn sẽ trả lời “sai” Để lên facebook, youtube đúng không? Các bạn sẽ trả lời “đúng” Kết quả: Đội chơi nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. Ý nghĩa: Củng cố lại bài học, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn các sản phẩm của các ngành công nghiệp. 2.2.5.2. Trò chơi tổ chức ngoài trời Trò chơi “Tôi ở đâu” – Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Thể lệ: Cả lớp được phát 1 tờ giấy A4 và các bạn viết vào đó 1 loại tài nguyên mà các bạn thích, ví dụ: than đá, gió, mặt trời, kim cương, nước,.. (có thể trùng ý với nhau. Thời gian: 5 phút/ 1 lượt chơi. Luật chơi: Chọn 3 thành viên bất kì trong lớp, mỗi em cầm trên tay bảng con có ghi rõ “Tài nguyên phục hồi” “Tài nguyên không phục hồi” và “Tài nguyên vô tận” đứng ở 3 phía khác nhau. Các bạn còn lại xếp thành vòng tròn, giáo viên cho hát một bài hát và các bạn phải chuyển tay mảnh giấy của mình cho người khác theo thứ tự từ trái qua phải. Khi dừng bài hát, các bạn xem mảnh giấy của mình là loại tài nguyên nào và xác định chạy đến 3 bạn mang 3 bảng con kia trong thời gian 10 giây. Giáo viên hỏi ngẫu nhiên một số bạn, giải thích tại sao lại chọn đó là dạng tài nguyên này. Kết quả: Giáo viên xác định kết quả, phát quà cho những bạn đúng và hình phạt cho những bạn chưa đúng. Ý nghĩa: Củng cố kiến thức học trên lớp và giáo dục học sinh về một số vấn đề của tài nguyên thiên nhiên. 3. Kết luận Dựa trên việc xây dựng cơ sở lý luận và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi trong giảng dạy, tác giả đã phân loại và tiến hành thiết kế một số trò chơi. Từ các trò chơi áp dụng vào các bài học địa lý lớp 10 THPT cụ thể, ngoài ra, đưa ra các biện pháp nhằm tổ chức trò chơi một cách hiệu quả. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị mang tính chất cá nhân đối với các cá nhân và tập thể để góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục trong trường THPT nói chung và đổi mới giáo dục trong dạy học môn địa lý nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, Nxb. Đại học sư phạm. [2]. Huỳnh Toàn (2010), 270 trò chơi sinh hoạt vòng tròn. Nxb. Trẻ. 90
  6. [3]. Lê Thông - Trần Trọng Hà - Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Trọng Hiếu - Phạm Thu Phương - Đỗ Ngọc Tiến - Nguyễn Viết Thịnh (2006), Địa lí 10. SGK, Nxb. Giáo dục. [4]. Lê Thị Hiền, Tổ chức trò chơi trong dạy học Địa Lí 12 ban cơ bản – THPT [5]. https://tailieumienphi.vn/doc/sang-kien-kinh-nghiem-to-chuc-tro-choi-trong- day-va-hoc-dia-ly-o-truong-thpt-nfcauq.html, [truy cập ngày: 10/12/2018]. [6].https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-dia-ly-qua-cac-tro-choi- 3373344.html, [truy cập ngày: 10/12/2018]. 91

nguon tai.lieu . vn