Hữu danh vô thực là gì

Câu chuyện của ông Chung đã xới lại một vấn đề 'xưa như trái đất' ở sân cỏ quốc nội, đó là các huấn luyện viên (HLV) 'hữu danh vô thực' và 'hữu thực vô thực".

Việc nhà cầm quân Mai Đức Chung đưa Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 2023 nhưng không đủ bằng cấp để “chính danh” chỉ đạo là một trong những sự kiện “nóng” làng bóng nước nhà đầu xuân Nhâm Dần.

Như truyền thông đã đưa tin, tại Asian Cup nữ 2022 (sân chơi mà Đội tuyển nữ của chúng ta đã vượt qua Đài Bắc - Trung Hoa với tỉ số 2-1 cách đây hơn một tuần lễ, qua đó giành vé tới World Cup 2023), theo quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), tất cả các HLV đều phải có bằng Pro; tuy nhiên, tổ chức này đã dựa vào đánh giá của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về thời gian, thành tích và quá trình công tác và dành cho HLV Mai Đức Chung (mới chỉ có bằng A của AFC) một ngoại lệ.

Nhưng đến cấp độ thế giới thì mọi chuyện sẽ khác. Vòng loại World Cup 2023 của LĐBĐ châu Âu (UEFA) quy định HLV trưởng phải có bằng UEFA Pro hoặc có đăng ký khóa học sau một năm được bổ nhiệm hoặc HLV phải có bằng A của UEFA nếu như làm việc cho liên đoàn nơi không có khóa đào tạo UEFA Pro. Điều này có nghĩa, sẽ không có sự “du di” hay “linh hoạt” nào dành cho nhà cầm quân họ Mai.

Song, quy định tưởng chừng như không thể khắc phục trước thềm World Cup 2023 này lại có thể dễ dàng được VFF hóa giải; bằng chính những gì đã từng xảy ra trong quá khứ mà cơ quan điều hành bóng đá cao nhất nước nhà từng nhiều lần phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Như chúng ta đã biết, ở V.League, cố HLV Lê Thụy Hải gắn với hình ảnh một chiến lược gia lão làng, nhiều kinh nghiệm, giàu thành tích nhưng thiếu bằng cấp. Tấm bằng theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá châu Á chính là rào cản lớn nhất khiến nhiều đội bóng: FLC Thanh Hóa, B.Bình Dương dù mến tài song không thể “đặt” ông vào ghế HLV trưởng. Để sử dụng “chất xám” của nhà cầm quân họ Lê, các CLB nói trên thường “lách quy chế” bằng việc bổ nhiệm ông Hải “lơ” vào ghế Giám đốc Kỹ thuật (GĐKT) nhưng toàn quyền chỉ đạo về mặt chuyên môn. Đồng thời bổ nhiệm song song một GĐKT đầy đủ bằng cấp khác vào vị trí HLV trưởng. Nói cách khác, về mặt chuyên môn, ông Lê Thụy Hải “hữu thực vô danh”. Hãy lấy dẫn chứng từ thực tế ở CLB Bóng đá Thanh Hóa mùa giải 2016: ông Lê Thụy Hải mặc dù được đăng ký chức danh GĐKT nhưng thực chất là HLV trưởng; ngược lại, cựu tiền đạo Hoàng Thanh Tùng dù trên giấy tờ là HLV trưởng lại chỉ làm trợ lý về chuyên môn. Ở CLB B.Bình Dương nhiều năm trước đó, khi ký hợp đồng với nhà cầm quân họ Lê, giữa ông Lê Thụy Hải và trợ lý Nguyễn Thanh Sơn cũng có sự hoán đổi “công việc - chức danh” tương tự.

Hữu danh vô thực là gì

Vì lẽ đó, trước những đòi hỏi khắt khe về bằng cấp HLV trưởng tại World Cup 2023, truyền thông nước nhà đã “tư vấn” cho VFF tiến hành thao tác tương tự: Cùng lúc chuyển ông Chung sang ghế GĐKT của đội tuyển và tìm một đồng nghiệp có bằng Pro “đặt” vào ghế “lái trưởng”, dẫu chỉ là “ngồi chơi xơi nước”.

Tóm lại, trong trường hợp “tướng Chung” còn nguyên nhiệt huyết, khát vọng và VFF vẫn muốn có sự phục vụ của nhà cầm quân này thì rào cản bằng cấp ở phía HLV Mai Đức Chung chỉ là “chuyện nhỏ”. Các quan chức bóng đá nước nhà có thừa kinh nghiệm để đối phó.

Nhưng điều đáng nói ở đây là câu chuyện tư duy cùng cách làm “giật gấu vá vai” của VFF (nếu áp dụng). Nếu như với HLV Lê Thụy Hải, “tuyệt chiêu” đổi người - thay ghế nói trên, dẫu sao chỉ là “chuyện nội bộ”, “ta biết với ta”; còn đã “ra biển lớn”, trước một “sân khấu bốn mặt” mà chúng ta vẫn áp dụng những “chiêu”, “mánh” mang tính “võ nhà” thì người hâm mộ dẫu cảm thông cũng khó đồng tình.

Tô hồng thành tích, che giấu khuyết điểm là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó trực tiếp tấn công từ trong ra, làm suy giảm nghiêm trọng sức sống của Đảng. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Hiện nay, căn bệnh này đang lây lan khá nhanh trong nhận thức, suy nghĩ, hành động, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, gây hại nhiều mặt đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Do đó, kịp thời ngăn ngừa, chữa trị, không để căn bệnh thêm trầm trọng là vấn đề thời sự cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ rõ, một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là: "Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi, thích được đề cao, ca ngợi, "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu"".

Bệnh tô hồng thành tích, háo danh, che gấu khuyết điểm không phải đến nay mới xuất hiện. Căn bệnh nguy hiểm này đã được V.I.Lênin, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và kiên quyết "điều trị" trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước. Cách đây hơn 90 năm, khi Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm "Đường Kách mệnh" (năm 1927), Người đã dành những trang đầu tiên để nói về tư cách của người cách mạng. Người chỉ ra 14 tiêu chuẩn cần có của một người cách mạng, trong đó có một tiêu chuẩn là "Không hiếu danh. Không kiêu ngạo". Và sau đó 20 năm, khi viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận diện, chỉ ra và cảnh báo những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên dễ mắc phải. Một trong những sai lầm, khuyết điểm đó là "bệnh" thành tích mà Người gọi là "bệnh hữu danh vô thực" với các biểu hiện như: "Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai nhưng xét kỹ lại rỗng tuyếch", "khuyết điểm thì giấu đi không nói đến", "làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà", "việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai", không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình, việc vì cũng muốn làm thầy người khác. Theo Người, những cán bộ, đảng viên mắc phải "căn bệnh" này đều có chung đặc điểm như: Ham địa vị, hay lên mặt, ưa người khác tâng bốc, khen ngợi mình; hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; tự cho mình là anh hùng, vĩ đại, có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm; chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực…

"Tô hồng" thành tích, giấu giếm khuyết điểm nếu không phát hiện ra sẽ làm cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức đoàn thể lầm tưởng cái gì cấp dưới của mình thực hiện cũng hay, cũng tốt. Rộng ra là làm cho Đảng, nhà nước đánh giá không đúng sự thật, đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thiếu khách quan, không sát thực tế. Trước đây, V.I.Lênin từng dạy: "Trong giáo dục đạo đức cộng sản, phải kiên quyết đấu tranh chống bệnh phô trương hình thức, thói kiêu ngạo, công thần… Bệnh đó là giặc nội xâm, bệnh từ bên trong mà ra, rất khó chữa, nếu không phát hiện sớm. Nó làm cho chúng ta suy nhược cơ thể, mất hết sức kháng cự. Nó tạo điều kiện, thậm chí "câu kết" với giặc bên ngoài phá nát "cơ thể" ta".

Lâu nay, việc thổi phồng thành tích, háo danh, phô trương đã và đang tiếp tục trở thành "căn bệnh" của không ít cá nhân, tập thể. Điều đáng nói là "bệnh" này đang có chiều hướng lây lan ngày càng rộng và diễn ra ở mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục - đào tạo, văn học - nghệ thuật, thi đua khen thưởng... Điều đáng lo ngại nhất là nó đang diễn ra trong lĩnh vực xây dựng Đảng và ở không ít cán bộ, đảng viên; trong đó, có cán bộ có chức, có quyền.

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này trước hết do tâm lý háo danh, chuộng hình thức, thích phô trương và nhất là tư tưởng kèn cựa danh hiệu, đố kỵ thứ hạng còn tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức của không ít cán bộ, đảng viên, tổ chức, cơ quan. Mặt khác, đối với một bộ phận cán bộ, chuyện "tô hồng" đánh bóng tên tuổi, "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu" không chỉ nhằm thỏa mãn mục đích thích được đề cao, ca ngợi mà sâu xa hơn, họ còn cố ý "bịt chặt" những lỗ hổng, khuyết điểm, sai trái của mình. Lúc ấy, thành tích sẽ trở thành "tấm bình phong" dễ bề che mắt thiên hạ! Báo cáo không trung thực sẽ là biện pháp hữu hiệu để những người lãnh đạo củng cố vị trí và thăng tiến, bởi những yếu kém, tồn tại được che giấu ở những bản thành tích không thật thà. Một lý do căn bản khác khiến cho bệnh thành tích lây lan, gây tác động tiêu cực đến chiều hướng phát triển lành mạnh của xã hội hiện nay, đó là do những khe hở, lỗ hổng trong cơ chế, chính sách. Một báo cáo "tô hồng" thành tích nhiều khi cũng bởi chính những áp lực từ những chỉ tiêu do cấp trên giao xuống. Đôi khi chính cấp trên đã "bật đèn xanh" cho cấp dưới báo cáo sai sự thật, bắt buộc cấp dưới bằng mọi biện pháp phải hoàn thành để cấp trên còn báo cáo thành tích với cấp cao hơn. Thế nên nhiều cơ quan, đơn vị cả năm phấn đấu tốt nhưng chỉ vì một hành động sơ suất, vi phạm của một cá nhân lại đánh đổ cho cả đơn vị yếu kém. Quy định ngặt nghèo này nhiều khi cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đơn vị giấu giếm khuyết điểm, báo cáo không trung thực, hoặc qua loa, làm ngơ. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi còn tình trạng, cấp trên quan liêu, không sâu sát cơ sở, không kiểm tra, giám sát, đôn đốc thật sự, hoặc chỉ thích "thành tích". Cấp dưới nắm được thóp này nên báo cáo không trung thực, "tô hồng" báo cáo.

Báo cáo "tô hồng", thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, hơn ai hết, người trong cuộc, trong cơ quan, đơn vị đều biết, đều hiểu nhưng vì sao vẫn còn lặp đi lặp lại, thậm chí trở thành phong trào chạy đua thành tích. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ. Đó chính là vì "tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh". Lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau. Khi có khuyết điểm thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý tới yêu cầu phải trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường trong lựa chọn cán bộ: "Đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong".

Thời gian tới, để ngăn ngừa, phòng, chống và tiến tới loại bỏ những "bệnh" thành tích, háo danh, che giấu khuyết điểm cần một sự kiên quyết, nghiêm khắc trong việc xây dựng, chỉnh đốn nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh, nhưng cũng đòi hỏi sự kiên trì trong từng giai đoạn với những bước đi phù hợp.

Cổ nhân từng dạy cách ứng xử với người đời: "Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Đó là đối với người tốt, việc tốt thì cần lan tỏa, khích lệ, nhưng ngược lại đối với những người tô hồng thành tích, che giấu khuyết điểm để mưu cầu mục đích riêng thì rất cần phải lên án, bài trừ.

Thế nào là hữu danh vô thực?

hữu danh vô thậtCó tên, có tiếng mà không thực chất, tồn tại trên danh nghĩa nhưng thật ra không có gì.

Hữu danh vô vị hữu vi vô danh nghĩa là gì?

1)Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh là những thai nhi sanh non ngày tháng, chỉ mới có 3,4 tháng hoặc 5,7 tháng đã sanh. Dĩ nhiên, trong trường hợp này bào thai đã chết trong bụng mẹ.