Kết quả âm tính nghĩa là gì năm 2024

Có 3 xét nghiệm thường gặp tạo nên loạt xét nghiệm máu này.Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu lại sáu tháng sau lần thăm khám đầu tiên để xác nhận tình trạng viêm gan B của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã bị nhiễm viêm gan B, có thể cần đến 9 tuần trước khi phát hiện được siêu vi khuẩn trong máu bạn.

Kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B của bạn có thể khó hiểu, vì vậy bạn muốn chắc chắn về chẩn đoán của mình – bạn có bị nhiễm viêm gan B không, bạn đã bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan B chưa, hay bạn có bị nhiễm viêm gan B mạn tính không?

Ngoài ra, rất hữu ích nếu bạn yêu cầu một bản sao bằng văn bản các xét nghiệm máu của bạn để bạn hiểu rõ xét nghiệm nào là dương tính hay âm tính.

Ba xét nghiệm nào tạo thành "loạt xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B"? Loạt xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B chỉ cần một mẫu máu nhưng bao gồm ba xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán cuối cùng:

HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B) HBsAb hoặc anti-HBs (kháng thể bề mặt viêm gan B) HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B)

Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) là gì? Kết quả xét nghiệm HBsAg "dương tính" hoặc “có phản ứng” nghĩa là người đó bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B, có thể là bệnh "cấp tính" hoặc "mạn tính". Những người bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác qua máu của họ.

Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb hoặc anti-HBs) là gì? Kết quả xét nghiệm HBsAb (hoặc anti-HBs) "dương tính" hoặc “có phản ứng” cho thấy một người hoặc đã đáp ứng thành công với vắc-xin viêm gan B hoặc đã bình phục sau khi nhiễm viêm gan B cấp tính. Kết quả này (cùng với kết quả HbsAg âm tính) có nghĩa là bạn được miễn dịch với (bảo vệ khỏi) bệnh viêm gan B trong tương lai.

Kháng thể lõi viêm gan B (HBcAb) là gì? HBcAb là một kháng thể vốn là một phần của siêu vi khuẩn - nó không có tác dụng bảo vệ. Kết quả xét nghiệm HBcAb (hoặc anti-HBc) "dương tính" hoặc "có phản ứng" cho thấy tình trạng nhiễm bệnh trong quá khứ hoặc hiện tại. Giải thích kết quả xét nghiệm này phụ thuộc vào kết quả của hai xét nghiệm còn lại. Sự xuất hiện của nó cùng với kháng thể bề mặt bảo vệ (HBsAb hoặc anti-HBs dương tính) cho thấy tình trạng nhiễm bệnh trước đó và đã bình phục. Với người nhiễm bệnh mạn tính, nó thường xuất hiện với siêu vi khuẩn (HbsAg dương tính).

Hepatitis B Blood Tests

Is there a blood test for hepatitis B? There is a simple hepatitis B blood test that your doctor or health clinic can order called the “hepatitis B blood panel”. This blood sample can be taken in the doctor’s office.

There are 3 common tests that make up this blood panel. Sometimes the doctor may ask to check your blood again six months after your first visit to confirm your hepatitis B status. If you think you have been recently infected with hepatitis B, it can take up to 9 weeks before the virus will be detected in your blood. Understanding your hepatitis B blood test results can be confusing, so you want to be sure about your diagnosis – are you infected with hepatitis B, have you recovered from a hepatitis B infection, or do you have a chronic hepatitis B infection?

In addition, it is helpful if you request a written copy of your blood tests so that you fully understand which tests are positive or negative.

Khi triển khai một kỹ thuật xét nghiệm mới, nhất là với các xét nghiệm định tính và bán định lượng, người quản lý Phòng xét nghiệm thường quan tâm đến các chỉ số sau: Độ nhạy và độ đặc hiệu của Phương pháp xét nghiệm. Khi đề cập đến Độ nhạy và Độ đặc hiệu có hai khái niệm là Dương tính giả và âm tính giả.

1. Độ nhạy và độ đặc hiệu

Độ nhạy của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh. Công thức để tính độ nhạy như sau:

Độ nhạy = Số dương tính thật/(số dương tính thật + số âm tính giả)

Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Độ đặc hiệu được tính theo công thức sau:

Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/ (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp dương tính giả)

Khi đề cập đến Độ nhạy và Độ đặc hiệu có hai khái niệm là Dương tính giả và âm tính giả. Vậy Dương tính giả và Âm tính giả là gì?

  • Dương tính giả là kết quả xét nghiệm Dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không có bệnh.
  • Âm tính giả là kết quả xét nghiệm Âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự là có bệnh.

Như vậy, âm tính giả hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm thu được không chính xác với tình trạng bệnh.

Kết quả âm tính nghĩa là gì năm 2024

Dương tính giả là kết quả xét nghiệm Dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không có bệnh

3. Vì sao có hiện tượng dương tính/âm tính giả?

Chúng ta đều biết rằng mọi quy trình đều có những lỗ hổng. Ngay cả những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất cũng chỉ cho ra kết quả đúng đến 99% mà thôi.

Có một số nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm Dương tính giả và âm tính giả. Xin đơn cử một vài trường hợp dưới đây:

  • Khám bệnh, khai thác tiền sử, tư vấn trước xét nghiệm xem người bệnh bị bệnh vào thời gian nào? Người bệnh đã tuân thủ đúng các quy định trước khi lấy mẫu xét nghiệm chưa? Điều này vô cùng quan trọng vì nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến sai lệch kết quả vì có 1 số yếu tố gây nhiễu.
  • Thời điểm lấy mẫu và cơ địa/tình trạng người bệnh lúc lấy mẫu rất quan trọng. Ví dụ: Xét nghiệm HIV trong giai đoạn cửa sổ sẽ cho kết quả âm tính giả vì cơ thể người làm xét nghiệm đã nhiễm virus HIV nhưng cơ thể lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus HIV, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính. Một số ít trường hợp cho kết quả dương tính giả. Nghĩa là thực tế người bệnh không bị nhiễm HIV nhưng kết quả trả về lại là dương tính.Có thể gặp trường hợp này do nguyên nhân: nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm hoặc do người bệnh khi xét nghiệm đang mắc các bệnh như xơ gan, suy gan, lao.... hoặc người bệnh đang dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng thể HIV khi xét nghiệm.
  • Sốt xuất huyết có ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn sốc, giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn sốt rất khó nhận biết bệnh. Hơn thế nữa, mặc dù sốt xuất huyết đã có xét nghiệm chẩn đoán sớm nhưng vẫn có trường hợp âm tính giả. Sự khác nhau về thời điểm lấy máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm tính nhưng vẫn mắc sốt xuất huyết. Khi xét nghiệm công thức máu vào 1-2 ngày đầu tiên, lượng virus trong máu chứa nhiều nên một số trường hợp cho kết quả âm tính. Hay người bệnh làm xét nghiệm ở ngày thứ 5-6, giai đoạn virus trong máu đã giảm thì cũng có thể cho kết quả âm tính.
  • Chỉ số beta-HCG trong máu và trong nước tiểu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán mang thai sớm. Phương pháp dùng que thử thai nhanh để tìm sự biến đổi nồng độ beta-HCG trong nước tiểu cho kết quả nhanh và tiện lợi vì đây là phương pháp định tính (thử nghiệm cho kết quả âm tính hoặc dương tính). Phương pháp xét nghiệm định lượng nồng độ beta-HCG trong máu cho kết quả chính xác giúp bác sĩ chẩn đoán việc mang thai cũng như tầm soát các vấn đề khác liên quan như tính tuổi thai, chẩn đoán thai kỳ bất thường (thai ngoài tử cung), chẩn đoán nguy cơ sảy thai, tầm soát hội chứng Down. Mặc dù cả hai phương pháp đều cho kết quả chính xác rất cao và được áp dụng rộng rãi, trên thực tế (nếu loại trừ nguyên nhân do chất lượng que thử hoặc sai số của máy xét nghiệm) có rất nhiều trường hợp cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm, trước khi cơ thể có thời gian để sản xuất đủ beta-HCG có thể dẫn tới kết quả âm tính giả. Do nồng độ beta-HCG thay đổi rất nhanh trong thời kỳ đầu mang thai, xét nghiệm định lượng beta-HCG nên được lặp lại trong vòng 48-72 tiếng để quan sát sự thay đổi của nồng độ hormone này. Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng dị ứng, thuốc an thần cũng có thể gây ra kết quả xét nghiệm beta-HCG âm tính giả. Nếu mẫu xét nghiệm có chứa protein, máu hoặc gonadotropin tuyến yên dư thừa có thể dẫn tới kết quả xét nghiệm dương tính giả. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu cơ thể sản xuất ra loại kháng thể có mảnh vỡ của phân tử HCG.
    Kết quả âm tính nghĩa là gì năm 2024

Âm tính giả là kết quả xét nghiệm Âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự là có bệnh

4. Làm thế nào phát hiện Dương tính giả và âm tính giả và cách khắc phục

Trong quá trình thực hành lâm sàng cần tuân thủ các nguyên tắc sau;

  • Kiểm tra/đối chiếu với tiền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng của người bệnh xem có phù hợp không khi có kết quả xét nghiệm (bác sỹ biện luận kết quả xét nghiệm).
  • Nếu không phù hợp sẽ nhiều khả năng là kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.
  • Khi thấy triệu chứng lâm sàng/bệnh sử/tiền sử không phù hợp với kết quả xét nghiệm, Bác sỹ lâm sàng cần phải trao đổi với khoa xét nghiệm để kiểm tra lại kết quả, phân tích nguyên nhân và nếu cần sẽ xét nghiệm lại. Ví dụ: Nếu không chắc chắn với kết quả xét nghiệm HIV thì hãy kiểm tra lại sau khoảng 1-3 tháng để cho kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm HBsAg Là xét nghiệm quyết định chẩn đoán viêm gan B. Để kết luận có viêm gan B hay không phải làm xét nghiệm HBsAg chứ không phải là xét nghiệm HBV DNA. Tuy nhiên có một số trường hợp có dương tính giả nghĩa là người bệnh không mắc viêm gan B nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính. Trong trường hợp này cần phải tiến hành xét nghiệm khẳng định (confirmatory test) bằng xét nghiệm trung hoà hoặc thử nghiệm với một test chuẩn khác. Với những người bệnh trong tình trạng này, nên gặp nhân viên phòng xét nghiệm để được tư vấn và giải quyết .Ngược lại có một số người bệnh mắc viêm gan B nhưng kết quả xét nghiệm lại âm tính. Đó là các trường hợp âm tính giả. Nguyên nhân âm tính giả có thể là do lỗi kỹ thuật hoặc do sử dụng các test có độ nhạy thấp không có khả năng phát hiện những bệnh nhân có nồng độ HBsAg thấp. Trong trường hợp này cần thử lại với các xét nghiệm có độ nhạy cao để có kết luận cuối cùng.
    Kết quả âm tính nghĩa là gì năm 2024

Mọi quy trình đều có những lỗ hổng dẫn đến kết quả âm tính giả, dương tính giả

5. Liệu có cách nào làm giảm tỉ lệ này xuống không?

  • Các Phòng xét nghiệm lựa chọn các hóa chất/sinh phẩm đạt chất lượng cao (có độ nhạy và độ đặc hiệu cao).
  • Các thiết bị xét nghiệm cần bảo dưỡng/bảo trì/hiệu chuẩn thường xuyên theo quy định.
  • Nhân viên thực hiện xét nghiệm được đào tạo thành thạo trong việc thực hiện quy trình xét nghiệm chuẩn.
  • Người bệnh nên chọn khám ở những bệnh viện uy tín và có thể tìm hiểu trước về độ chính xác của xét nghiệm. Ví dụ các khoa xét nghiệm của Hệ thống Vinmec (đã đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012).
  • Bên cạnh đó, người bệnh chú ý tuân theo chỉ dẫn trước khi xét nghiệm, cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ, tuyệt đối không nên nói dối vì bất kì lí do nào.

XEM THÊM:

  • Thời kỳ "cửa sổ" trong xét nghiệm HIV là gì?
  • Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HCV RNA "dưới ngưỡng phát hiện" và "không phát hiện được"
  • Những biện pháp thử thai tại nhà

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dương tính giả là như thế nào?

Dương tính giả là kết quả xét nghiệm Dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không có bệnh. Âm tính giả là kết quả xét nghiệm Âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự là có bệnh.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu âm tính là gì?

Kết quả âm tính là bình thường, không cần xét nghiệm kiểm tra khác. Âm tính giả xuất hiện nếu xét nghiệm trên nước tiểu để lâu dưới ánh sáng, nồng độ acid ascorbic trong nước tiểu cao. Kết quả dương tính cần kết hợp xét nghiệm urobilinogen để chẩn đoán phân biệt.

Kết quả xét nghiệm âm tính là gì?

Âm tính hay Negative là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ kết quả xét nghiệm trong y học. Nếu bạn nhận được kết quả có ghi âm tính, (-) hoặc Negative thì có nghĩa là bạn không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể.

PCR như thế nào là âm tính?

Âm tính hay Negative là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ kết quả xét nghiệm trong y khoa, nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm trả về là âm tính (-) hoặc Negative, điều này có nghĩa là bạn không mắc bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể.