Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Khấu hao là một khái niệm mà chúng ta có thể đã nghe qua nhiều lần, tuy nhiên không phải ai cũng định nghĩa được và hiểu chi tiết về nó. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong công tác kế toán tại Doanh nghiệp. Vậy, khấu hao là gì? Tính khấu hao như thế nào cho chính xác? Việc tính khấu hao tài sản đươc quy định rõ theo Pháp Luật. Vì thế để biết cách tính khấu hao tài sản bạn cần phải chú ý tham khảo tài liệu và quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC. Qua thông tư đó, Tax Plussẽ cùng bạn tìm hiểu và nắm rõ hơn các quy định về cách tính này.

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Khấu hao là gì?

Khấu hao là một thuật ngữ trong ngành kế toán, tiếng Anh gọi là Depreciation. Chúng được hiểu là giá trị quy đổi thành tiền tệ của một tài sản mà giá trị đó được tính trên sự hao mòn của tài sản sau một thời gian sử dụng.

Bên cạnh đó chi phí được quy đổi thành tiền nói trên sẽ làm giảm giá trị của tài sản ghi trong bảng cân đối tài sản kế toán. Sẽ tiếp tục giảm cho giá trị của tài sản bằng 0 hoặc trở nên không đáng kể.

Các loại chi phí khấu hao

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Có 2 loại chi phí khấu hao:

Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình hiểu nôm na là những loại tài sản có hình thái vật chất, có thể cầm nắm được, có thể sử dụng trong quá trình hoạt động hay sản xuất của công ty. Có thể kể đến như máy móc, trang thiết bị, ô tô…Ví dụ về công ty cho thuê xe tự lái trên kia thì ô tô chính là chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình.

Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không có hình thái vật chất. Chúng được công nhận thuộc về cá nhân hay tổ chức nào đó, ai cũng biết điều đó nhưng không thể cầm nắm được. Ví dụ bằng sáng chế. Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình sẽ được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích mà một công ty thu về từ tài sản đó.

Ý nghĩa của khấu hao

Bạn có đặt ra câu hỏi tại sao phải tính khấu hao khi giá trị tiền mặt của nó đâu cũng vào đó, vẫn nằm trong túi công ty không? Thực ra chúng có ý nghĩa rất quan trọng đấy.

Về mặt kinh tế

Để cho dễ hiểu thì bạn hãy tưởng tượng công ty cho thuê xe tự lái muốn bán chiếc xe mà họ đã mua mới với giá 900 triệu, lúc này họ đã sử dụng được 5 năm. Để tính được giá trị hiện tại, bán đi với giá hợp lý thì họ sẽ phải dựa vào chi phí đã khấu hao. Trừ đi chi phí khấu hao trong 5 năm là 300 triệu thì họ có thể bán chiếc xe này với giá dưới 600 triệu là được.

Ngoài có ý nghĩa trong việc định giá khi bán lại thì tính khấu hao còn giúp công ty xác định được sự hao mòn của tài sản để lên kế hoạch thay đổi hoặc làm mới tài sản.

Về mặt tài chính

Khấu hao ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm mà công ty bán ra vì khấu hao chính là tiền hao mòn của sản phẩm đó. Biết được khấu hao sẽ giúp công ty tập trung vốn từ quỹ khấu hao để đổi mới tài sản.

Cách tính giá trị hao mòn TSCĐ

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Phương pháp khấu hao TSCĐ cần phải được xem xét lại theo định kỳ nhất định và thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và năm tiếp theo.

Theo nghiệp vụ kế toán thì sẽ có 3 phương pháp khấu hao được áp dụng hiện nay. Theo đó mỗi phương pháp tính khấu hao sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau, cũng như mang lại hiệu quả khác nhau cho doanh nghiệp.

Khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)

Phương pháp khấu hao tuyến tính chính là phương pháp tính khấu hao mà trong đó định mức khấu hao TSCĐ là như nhau trong suốt thời gian sử dụng. Đây chính là phương pháp đơn giản và thường được sử dụng nhiều nhất.

Công thức tính khấu hao theo đường thẳng là:

Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ thời gian khấu hao

Trong đó thì mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Đối với phương pháp tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm thì tuổi thọ hữu ích của tài sản được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến sẽ được sản xuất. Bạn sẽ hiểu phương pháp khấu hao này là gì nếu áp dụng theo công thức:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Nguyên tắc cách tính khấu hao tài sản theo quy định

Tính khấu hao tài sản theo quy định của Pháp Luật được áp dụng với các đối tượng cụ thể. Quy định này được ghi rõ tại Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Nguyên tắc của cách tính khấu hao tài sản theo quy định ghi rõ tại điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC

“a) Tài sản cố định tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;

  1. b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
  2. c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.”

Khấu hao tài sản được xác định rõ ràng và cụ thể với các đối tượng trên đây. Chung quy lại, khấu hao tài sản được tính cho:

  • Tài sản cố định của các cơ quan Nhà nước…
  • Tài sản cố định của các tổ chức chính trị – xã hội
  • Tài sản cố định của Nhà nước giao cho doanh nghiệp

Về nguyên tắc để tính được quy định rõ tại điều 13 của Thông tư này.

Xem thêm: công ty con là gì

Điều 13. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

Khoản 1 điều 13, Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định rõ về nguyên tắc tính hao mòn như sau:

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Khoản 1 điều 13, Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định rõ về nguyên tắc tính hao mòn

“1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;

b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;

c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;

d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.”

Với nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định này theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, bạn cần phải chú ý đến việc tính toán cho phù hợp nhất. Vì thế nếu như bạn đang muốn biết cách tính khấu hao tài sản, hãy cùng TaxPlus tìm hiểu tiếp nhé.

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

Để tính hao mòn tài sản cố định, bạn có thể tuân thủ theo phương pháp được quy định tại điều 15 của Thông tư 45/2013/TT-BTC. Vì thế bạn cần phải chú ý đến việc tính khấu hao tài sản để giúp các doanh nghiệp xác định được điều này.

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định quy định tại điều 15 của Thông tư 45/2013/TT-BTC

Cách tính khấu hao tài sản

Quy định tại điều 15, Thông tư 45/2013/TT-BTC ghi rõ:

“1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

= Nguyên giá của tài sản cố định x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)

Bạn có thể căn cứ theo quy định về cách tính trên đây để biết cách tính về khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra căn cứ theo công thức trên, bạn cũng có thể tính được mức trích khấu hao năm cuối cùng như sau:

Mức trích khấu hao năm cuối cùng = Nguyên giá của tài sản cố định Số khấu hao lũy kế tới trước năm cuối cùng

Cách tính khấu hao tài sản có thểt áp dụng theo các công thức trên đây. Cách tính không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện để đảm bảo độ chính xác và chính xác nhất.

Xem thêm: Dịch vụ quyết toán thuế trọn gói

Lưu ý về cách tính khấu hao tài sản

Cách tính khấu hao tài sản cố định được quy định thêm tại các khoản 2, 3, 4 của điều 15:

“2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

  1. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
  2. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.”

Cách xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định

Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo công thức sau:

T = T2 (1 – t1/T1)

Công thức này với các thành phần cụ thể gồm:

  • T: Đây là thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
  • T1: Đây là thời gian trích khấu hao ban đầu của TSCĐ được xác định theo quy định ghi rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm với Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
  • T2: Thời gian trích khấu hao theo đánh giá lại của TSCĐ được xác định theo quy định ghi rõ tại Phụ lục 1 được ban hành kèm với Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
  • t1: Đây là thời gian thực tế đã tiến hành trích khấu hao của TSCĐ.

Khấu hao theo phương pháp tuyến tính là gì

Cách xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định

Cách xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ dành cho những năm còn lại:

Mức trích khấu hao năm trung bình hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của tài sản cố định : Thời gian trích khấu còn lại của TSCĐ

Mức trích khấu hao của tài sản cố định trung bình hàng tháng sẽ được tính như sau:

Mức trích khấu hao năm trung bình hàng tháng của TSCĐ = Số khấu hao phải trích cả năm : 12 tháng

Xem thêm: cách tính phân bổ công cụ dụng cụ

Lời kết

Bên trên bài viết là những ý nghĩa và khái niệm khấu hao là gì? Giúp bạn hiểu thêm doanh nghiệp cần phải dựa vào lợi ích kinh tế của tài sản đó dự kiến đem lại trong tương lai để có thể sử dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp chứ không thể ấn định theo ý kiến chủ quan của mình. Cách tính khấu hao tài sản không khó và bạn hoàn toàn có thể thực hiện để đảm bảo độ chính xác theo quy định của Pháp Luật. Nếu cần tư vấn thêm thông tin xin liên hệ với Tax Plus theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: https://taxplus.vn/