Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Thực phẩm đã có trong một thời gian dài

Thực phẩm có thể để trong ngăn đá rất lâu, nhưng không phải là mãi mãi. Theo Lisa Richards – chuyên gia dinh dưỡng, tác giả và người sáng tạo ra The Candida Diet: “Nếu bạn nhận thấy rau củ đông lạnh mất đi màu sắc tươi sáng và có thể có các tinh thể đá, thì đây là dấu hiệu chúng nên được bỏ đi. Việc mất màu không cho thấy thực phẩm không lành mạnh hoặc không an toàn, nhưng nó có thể bị giảm chất lượng”. Các loại thịt sẽ dần mất đi chất lượng ban đầu và thay đổi màu sắc trong tủ đông do tủ đông bị cháy, oxy hóa hoặc do thời gian bảo quản kéo dài.

Khi bị mất điện

Khi mất điện, nếu không có giải pháp điện dự phòng và thịt trong tủ đông đã rã đông hoàn toàn trong hơn hai giờ thì bạn nên vứt bỏ thực phẩm đó. Bởi vi khuẩn có khả năng phát triển trên thịt mà không bị tiêu diệt khi nấu chín có thể khiến bạn bị bệnh.

Có mùi lạ

Mở ngăn đá tủ lạnh sẽ có một luồng khí lạnh tỏa ra, đó là điều bình thường. Nhưng nếu bạn ngửi thấy mùi hôi hoặc mùi gì đó thì có thể có sản phẩm đang bị phân hủy trong tủ đông. Vì vậy, hãy kiểm tra tủ đông thường xuyên và tin vào khứu giác của mình để loại bỏ thực phẩm hư sớm nhất, tránh làm ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác.

Thấy bất kỳ vũng nước nào

Khi kiểm tra tủ đông, hãy loại bỏ bất cứ thứ gì đang ở dạng lỏng bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc rã đông một phần. Điều này cho thấy nhiệt độ đã bị tổn hại và là lý do chính đáng để loại bỏ thực phẩm vì có thể thực phẩm không còn an toàn khi được chế biến.

Kết cấu sản phẩm kỳ lạ

Thịt tươi khi đã được rã đông an toàn từ tủ đông không được dính, nhão hoặc có mùi hôi. Nếu thấy thịt có các hiện tượng trên, hãy vứt bỏ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Không xác định được thời gian cất giữ

Nếu thực phẩm có trong tủ đông quá lâu mà bạn không nhớ đã để từ khi nào thì đây là lúc bạn nên vứt bỏ thực phẩm đó đi. Đừng chấp nhận rủi ro với thực phẩm khi bạn không thể xác định thời gian trữ đông, cho dù loại thực phẩm đó vẫn có hình thức, mùi hay kết cấu bình thường. Hãy dán nhãn trên hộp hoặc gói bao gồm tên thực phẩm và ngày được đông lạnh để có thể kiểm tra dễ hơn mà không phải đoán mò.

Đông lạnh thực phẩm là biện pháp làm lạnh nhanh thực phẩm rồi trữ đông ở -18 độ. Quá trình đông lạnh làm cho vi khuẩn không hoạt động, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh truyền qua thực phẩm.

Thực phẩm đông lạnh không cần sử dụng chất bảo quản nên ngoài công dụng lưu trữ thực phẩm được lâu hơn, chúng sẽ an toàn hơn so với các loại thực phẩm có sử dụng chất bảo quản.

Thực phẩm đông lạnh có bị mất chất dinh dưỡng?

Chất lượng dinh dưỡng và độ tươi ngon của thực phẩm đông lạnh phụ thuộc vào chất lượng thực phẩm trước khi cấp đông. Vì vậy cần chú ý khâu lựa chọn thực phẩm. Nếu thực phẩm có chất lượng tốt nhất và được đông lạnh đúng cách thì khi sử dụng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm. Ngoài ra, nếu thời gian làm lạnh càng nhanh thì sẽ giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thực phẩm.

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Lựa chọn thực phẩm có chất lượng tốt nhất và đông lạnh đúng cách để giữ được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị.

Màu sắc và mùi vị của thực phẩm thay đổi sau khi đông lạnh có ảnh hưởng gì?

Trên thực tế, các sản phẩm đông lạnh thường có sự thay đổi về màu sắc. Ví dụ thịt tươi trước khi cấp đông thường có màu đỏ tươi, sau khi cấp đông có thể chuyển thành màu đỏ nâu, nâu nhạt. Màu sắc của thịt gia cầm thường không thay đổi nhưng phần xương có thể chuyển sang màu sẫm. Nguyên nhân có thể do thực phẩm bị mất nước trong quá trình đông lạnh, bị ô xy hóa. Một số thực phẩm có mùi vị không tốt. Nguyên nhân có thể do thực phẩm bảo quản quá lâu.

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Thịt sau khi cấp đông có thể chuyển thành màu đỏ nâu, nâu nhạt.

Đông lạnh thực phẩm trong thời gian bao lâu là tốt nhất?

Trên lý thuyết, thực phẩm được sơ chế đúng cách và bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ -18 độ sẽ an toàn gần như vô thời hạn, nhưng điều đó không có nghĩa là thực phẩm vẫn giữ được chất dinh dưỡng, hương vị và độ tươi ngon.

Vì vậy, để thực phẩm đông lạnh đảm bảo được chất lượng tốt nhất, nên bảo quản và sử dụng trong một thời gian nhất định. Thông thường thời hạn bảo quản các loại thịt lợn, thịt bò, gà nên sử dụng trong vòng 3 - 12 tháng; Cá, hải sản từ 3- 6 tháng; Các loại quả mọng nước khoảng 3 tháng; Các loại quả khác từ 9 - 12 tháng; Các loại rau 6- 12 tháng…

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Để thực phẩm đông lạnh đảm bảo được chất lượng tốt nhất, nên bảo quản và sử dụng trong một thời gian nhất định.

Lưu ý

Để tránh bị mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị, với các loại thịt, cá, hải sản bạn nên bọc kỹ thực phẩm.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, các bạn sẽ biết cách bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đông lạnh an toàn và chất lượng, đảm bảo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Chế độ kiêng nào giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19-


Cuộc sống bận rộn, khoảng thời gian giãn cách xã hội... là những lý do khiến nhiều bà nội trợ phải tiết kiệm thời gian mua sắm thực phẩm. Nhiều người thường có thói quen mua rất nhiều thực phẩm về chất đầy trong tủ lạnh, coi tủ lạnh như "chiếc túi thần kỳ" của Doraemon. 

Việc tích trữ quá nhiều loại thực phẩm trong cùng một ngăn tủ khiến cho việc làm lạnh bị cản trở dẫn đến thực phẩm nhanh bị hỏng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Chất đầy thực phẩm vào tủ lạnh khiến thực phẩm nhanh bị hư hỏng, dễ gây ngộ độc.

Để lẫn lộn thực phẩm

Không phải cứ cho thực phẩm vào tủ lạnh là yên tâm thực phẩm không bị hỏng. Thịt, cá, rau, củ để lẫn lộn. Thức ăn thừa cứ cho vào tủ lạnh là xong. Thậm chí nhiều người còn để ngày này qua ngày khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp bị ngộ độc, tiêu chảy.

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Cần sắp xếp thực phẩm theo từng loại vào từng ngăn bảo quản phù hợp.

Rã đông thực phẩm nhiều lần

Đây là một cách làm tai hại mà nhiều bà nội trợ vẫn làm. Ngay từ khâu trữ đông thực phẩm nhiều người đã thực hiện không đúng cách. Đó là để nguyên khối lượng thực phẩm lớn vào ngăn đông mà không phân chia thực phẩm ra từng phần đủ một lần ăn. 

Khi rã đông, không dùng hết phần thịt đã rã đông lại tiếp tục cho vào tủ trữ đông lại mà không biết thịt sau khi rã đông sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, nếu tiếp tục cho vào ngăn đông sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, khi dùng rất dễ bị ngộ độc.

Cẩn thận khi mua thực phẩm đông lạnh

Xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn được bảo quản đông lạnh ngày càng phổ biến. Tất cả các loại thực phẩm đông lạnh như: thịt lợn, thịt bò nhập khẩu, hải sản… Đến các món ăn chế biến sẵn như nem cua, chả mực, chân giò muối, nem chua… đều tràn ngập trên mạng, ngoài chợ. Không mất thời gian chế biến, mua về là dùng được ngay.

Nhiều người cảm thấy rất tiện lợi khi sử dụng các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, chính vì "yên tâm" với sự tiện lợi mà coi nhẹ nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, từ nguồn gốc, quy trình chế biến, đóng gói và bảo quản thực phẩm có đúng tiêu chuẩn an toàn hay không.

Không chọn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu

Nên mua sản phẩm đông lạnh tại cơ sở được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý, ngoài việc lựa chọn thực phẩm an toàn cần chế biến, bảo quản đúng cách. Khi mua các sản phẩm đông lạnh nên mua tại các cơ sở sản xuất có uy tín, được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra kỹ tình trạng thực phẩm, hạn sử dụng, bao bì không bị rách, thực phẩm không có màu sắc hoặc mùi vị bất thường…

Làm thế nào để bảo quản thực phẩm an toàn?

Để đảm bảo an toàn, thực phẩm cần được sắp xếp theo từng loại vào từng ngăn bảo quản phù hợp. Thực phẩm cần dùng ngay thì nên để ngăn mát. Thực phẩm chưa dùng ngay hoặc cần dự trữ thì để ngăn đá hoặc tủ đông. Các loại thực phẩm sống và chín phải được bao bọc cẩn thận, để riêng ở các khu vực khác nhau để tránh lây nhiễm chéo.

Mời xem video đang được quan tâm

Chán ăn tâm thần có biểu hiện như thế nào?