Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng khi thực hiện các giao dịch đặc thù như: Rút tiền mặt, trả góp, thanh toán dư nợ… Khoản tiền này nằm ngoài tổng số tiền mà chủ thẻ đã chi tiêu và có công thức tính riêng cho từng trường hợp, cụ thể sẽ được Techcombank chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Lãi suất khi rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng tại cây ATM

Lãi suất khi rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng tại cây ATM dao động trong khoảng 20 - 40%/ năm. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng mà mức lãi suất này sẽ khác nhau nhưng đều có cùng một cách tính, cụ thể như sau:

1.1. Thời điểm phát sinh lãi suất

Rút tiền mặt tại cây ATM là hình thức rút tiền hợp pháp duy nhất của thẻ tín dụng hiện nay. Với thẻ tín dụng, khách hàng có thể rút đến 80% hạn mức thẻ và có thể rút hết 1 lần hoặc chia thành nhiều lần rút khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện rút tiền bằng thẻ tín dụng tại cây ATM, khách hàng cũng sẽ bị ràng buộc bởi hạn mức rút tiền theo lần và hạn mức rút tiền theo ngày, con số sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

Đặc biệt, khi rút tiền mặt tại cây ATM, khách hàng sẽ phải chi trả thêm phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khoảng 4%/ tổng giao dịch. Đồng thời, lãi suất rút tiền mặt cũng sẽ rơi vào khoảng 20 - 30%/ năm và được tính ngay tại thời điểm rút tiền ra khỏi cây.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Rút tiền mặt tại cây ATM là hình thức rút tiền hợp pháp duy nhất từ thẻ tín dụng.

1.2. Cách tính lãi suất

Công thức tính lãi suất rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng như sau:

Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 x Số ngày rút

Nếu trong một kỳ sao kê phát sinh nhiều lần rút tiền mặt thì khách hàng tính tiền lãi của từng giai đoạn, sau đó cộng lại với nhau để ra tổng số tiền lãi cần đóng vào cuối kỳ.

Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ thanh toán từ ngày 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất rút tiền mặt là 30%/năm, phí rút tiền là 4% tối thiểu là 100.000 VND. Trong tháng 4, chủ thẻ thực hiện các giao dịch như sau:

  • Ngày 10/4 chủ thẻ rút tiền mặt 5 triệu đồng.
  • Ngày 20/4 chủ thẻ rút tiếp 4 triệu đồng. Lúc này, tổng nợ tín dụng là 9 triệu đồng.

Vậy tiền lãi và phí rút sẽ được tính như sau:

  • Tiền lãi (từ 10/4 đến 15/5) là: 5.000.000 x 30%/365 x 35 = 143.835 VND
  • Tiền lãi (từ 20/4 đến 15/5) là: 4.000.000 x 30%/365 x 25 = 82.191 VND
  • Phí rút tiền mặt 2 lần là: 9.000.000 x 4% = 360.000 VND

Trong đó, phí rút tiền mặt sẽ được trừ trực tiếp vào hạn mức tín dụng như một khoản thanh toán hóa đơn tại thời điểm rút tiền. Như vậy, tổng số tiền còn lại mà chủ thẻ phải thanh toán cho ngân hàng khi đến ngày 15/5 (hạn thanh toán) sẽ là:

9.000.000 + 143.835 + 82.191 = 9.226.026 VND

Nhìn chung, do phí rút và lãi suất cao nên ngân hàng cũng cảnh báo khách hàng không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trừ trường hợp thật sự cần thiết. Đồng thời khi rút tiền, khách hàng cũng cần phải dự trù nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ tránh dẫn đến nợ xấu.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Khách hàng nên ưu tiên chi tiêu bằng thẻ tín dụng, hạn chế rút tiền mặt trừ khi thật sự cần thiết.

2. Lãi suất khi mua trả góp bằng thẻ tín dụng

Hình thức trả góp thông qua thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến khi giải quyết bài toán tài chính khó khăn của khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm giá trị lớn. Hiện nay, mức lãi suất trả góp bằng thẻ tín dụng phổ biến tại Việt Nam rơi vào khoảng 0 - 10%/năm.

2.1. Thời điểm phát sinh lãi suất

Khi mua trả góp qua thẻ tín dụng, lãi suất sẽ được tính ngay tại thời điểm mua, cộng với giá gốc của sản phẩm. Số tiền này sẽ được chia đều cho số tháng trong kỳ hạn trả góp mà chủ thẻ chọn như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng hay 24 tháng.

Bên cạnh lãi suất, khách hàng còn phải chịu thêm phí chuyển đổi trả góp dao động từ 3 - 7% tổng giá trị sản phẩm (tùy theo giá trị sản phẩm và kỳ hạn trả góp). Khoản phí này thường được yêu cầu thanh toán ngay trong kỳ trả góp đầu tiên, các kỳ sau đó khách hàng chỉ cần trả số tiền trả góp (giá gốc sản phẩm + lãi suất) đã được chia đều cho mỗi tháng và thông báo trực tiếp về tài khoản thẻ tín dụng email hoặc số điện thoại đăng ký.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Trả góp qua thẻ tín dụng giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu những sản phẩm có giá trị cao với số tiền thanh toán chia ra nhiều tháng.

2.2. Cách tính lãi suất

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng cơ bản khi mua hàng trả góp như sau:

Tiền góp mỗi tháng = (Tổng số tiền góp/Kỳ hạn trả góp) + (Tổng số tiền góp x Lãi suất)

Ví dụ: Khách hàng mua một chiếc điện thoại trị giá 12 triệu đồng trong kỳ hạn 12 tháng, lãi suất trả góp qua thẻ tín dụng là 1%, phí chuyển đổi trả góp 3%. Vậy số tiền cần góp mỗi tháng sẽ được tính như sau:

  • Tiền góp mỗi tháng = (12.000.000/12) + (12.000.000 x 1%) = 1.120.000 VND.
  • Phí chuyển đổi trả góp (trả hết trong kỳ đầu tiên) = 12.000.000 x 3% = 360.000 VND.

Vậy tổng số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ trả góp đầu tiên sẽ là 1.480.000 VND. Còn số tiền mà khách hàng cần trả góp mỗi tháng từ tháng thứ 2 đến hết tháng 12 cho ngân hàng là 1.120.000 VND.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Trả góp bằng thẻ tín dụng là hình thức mua hàng với nhiều ưu đãi và tiết kiệm chi phí hơn, giúp giảm áp lực tài chính cho chủ thẻ.

Hiện nay, một số thương hiệu có chương trình trả góp lãi suất 0% với các ngân hàng là đối tác của thương hiệu. Nhờ đó, khách hàng sẽ được miễn lãi suất mà chỉ cần đóng phí chuyển đổi trả góp và giá trị gốc của sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng mua được những sản phẩm mong muốn với số tiền góp gần bằng giá gốc.

Nhờ khả năng chia nhỏ khoản tiền mua hàng ban đầu thành nhiều kỳ thanh toán, giúp giảm áp lực tài chính cho người mua, nên hình thức trả góp qua thẻ tín dụng đang dần được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là với những người trẻ.

Lãi suất và phí chuyển đổi trả góp sẽ thay đổi theo chính sách từng ngân hàng với từng thương hiệu. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ chính sách trả góp của thẻ tín dụng đang sở hữu với mỗi thương hiệu khác nhau thông qua hotline tư vấn để có thể mua hàng với mức giá tốt nhất.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Khách hàng cần tìm hiểu kỹ lãi suất và phí chuyển đổi của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ để tính toán bài toán mua hàng hợp lý.

3. Lãi suất khi chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn

Dư nợ tối thiểu là khoản tiền tối thiểu mà khách hàng cần chi trả khi đến hạn thanh toán tín dụng. Thông thường, số dư nợ tối thiểu sẽ bằng khoảng 5% tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu trong kỳ sao kê vừa qua.

3.1. Thời điểm phát sinh lãi suất

Trong thời gian miễn lãi 45 - 55 ngày (tùy từng ngân hàng), khách hàng có thể chọn thanh toán dư nợ tối thiểu cho toàn bộ chi tiêu trong kỳ sao kê vừa qua nếu không đủ khả năng hoàn trả hết số dư nợ trong 1 lần.

Việc thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn sẽ giúp khách hàng không bị tính phí phạt trả chậm. Tuy nhiên, khoản nợ còn lại vẫn sẽ bị tính lãi suất lên tới 20 - 40%/năm và sẽ được cộng dồn vào kỳ thanh toán kế tiếp.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Thanh toán dư nợ tối thiểu sẽ giúp khách hàng không bị tính phí phạt trả chậm nếu không đủ tiền thanh toán toàn bộ dư nợ khi đến kỳ hạn.

3.2. Cách tính lãi suất

Cách tính lãi thẻ tín dụng khi chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu như sau:

Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 x Số ngày vay

Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ thanh toán từ ngày 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất là 20%/ năm, mức thanh toán tối thiểu là 5%. Trong tháng 4, chủ thẻ thực hiện các giao dịch như sau:

  • Ngày 10/4 chủ thẻ thanh toán hóa đơn 5.000.000 VND. Vậy “dư nợ 1” là 5.000.000 VND (tương ứng với tiền lãi 1).
  • Ngày 20/4 chủ thẻ chi tiêu mua sắm 4.000.000 VND. Vậy “dư nợ 2” là 9.000.000 VND (tương ứng với tiền lãi 2).
  • Ngày 15/5 chủ thẻ thanh toán tối thiểu 5% tổng dư nợ là 450.000 VND, tức số tiền chủ thẻ còn nợ ngân hàng là 8.550.000 VND. Vậy “dư nợ 3” là 8.550.000 VND (tương ứng với tiền lãi 3).

Suy ra, số tiền lãi khi khách hàng thanh toán vào 15/6 (chưa kể dư nợ chi tiêu vào chu kỳ mới) là:

  • Tiền lãi 1 (từ 10/4 đến 19/4) là: 5.000.000 x 20%/365 x 10 = 27.397 VND.
  • Tiền lãi 2 (từ 20/4 đến 14/5) là: 9.000.000 x 20%/365 x 24 = 118.356 VND.
  • Tiền lãi 3 (từ 16/5 đến 15/6) là: 8.550.000 x 20%/365 x 30 = 140.548 VND.

Như vậy, chưa kể dư nợ của chu kỳ mới, tổng số tiền mà khách hàng cần thanh toán (dư nợ còn lại của kỳ trước + tiền lãi) vào ngày 15/6 là:

8.550.000 + 27.397 + 118.356 + 140.548 = 8.836.301 VND

Nhìn chung, nếu chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu, khách hàng sẽ không được tiếp tục hưởng thời gian miễn lãi suất ở các kỳ sao kê sau, cho đến khi trả hết số dư nợ. Đồng thời, khoản dư nợ còn thiếu sẽ bị tính lãi và cộng dồn vào các kỳ thanh toán tiếp theo.

Do đó, ngân hàng khuyến cáo các chủ thẻ nên đảm bảo thanh toán dư nợ đầy đủ, đúng hạn và chỉ nên thực hiện thanh toán tối thiểu trong trường hợp bất đắc dĩ.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Thanh toán dư nợ tối thiểu là giải pháp cứu cánh nếu chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán dư nợ đầy đủ đúng hạn.

4. Lãi suất khi không thanh toán dư nợ đầy đủ đúng hạn

Trong trường hợp không thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn, khách hàng sẽ phải chịu phí phạt trả chậm khoảng 5% tổng dư nợ (tối thiểu là 100.000 VND, tuỳ theo quy định của ngân hàng) và lãi suất quá hạn lên đến 20 - 40%/năm, cụ thể số tiền sẽ được tính tùy theo số ngày quá hạn.

4.1. Thời điểm phát sinh lãi suất

Khi đến kỳ hạn thanh toán nhưng khách hàng không thanh toán bất kỳ một khoản dư nợ nào (kể cả dư nợ tối thiểu) cho ngân hàng thì số tiền lãi mà khách hàng cần phải chi trả sẽ được tính dựa trên 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (trong vòng 60 - 70 ngày đầu): Khoản thanh toán tối thiểu bị tính phí phạt trả chậm 5% và lãi suất quá hạn 20 - 40%/năm, số dư nợ còn lại vẫn tính lãi suất trong hạn.
  • Giai đoạn 2 (sau 60 - 70 ngày): Nếu chủ thẻ không thanh toán dư nợ tối thiểu thì toàn bộ khoản nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn và phí trả chậm.
    Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Khách hàng nên thanh toán đầy đủ đúng hạn để được miễn lãi cho chu kỳ tín dụng tiếp theo.

4.2. Cách tính lãi suất

Công thức tính lãi suất khi không thanh toán đầy đủ và đúng hạn là:

Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 x Số ngày vay

Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ sao kê từ 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất là 30%/năm (cho lãi suất quá hạn bằng với lãi suất trong hạn), khoản thanh toán tối thiểu là 5%, phí phạt trả chậm là 5% (tối thiểu là 100.000 VND). Trong tháng 4, khách hàng đã thực hiện các giao dịch như:

  • Ngày 10/4 thanh toán hóa đơn 5.000.000 VND. Vậy “dư nợ 1” là 5.000.000 VND (tương ứng với tiền lãi 1).
  • Ngày 20/4 chi tiêu mua sắm 4.000.000 VND. Vậy “dư nợ 2” là 5.000.000 + 4.000.000 = 9.000.000 VND (tương ứng với tiền lãi 2).

Lúc này, tới ngày cuối kỳ sao kê 30/4, tổng dư nợ là 9.000.000 VND. Khoản thanh toán tối thiểu là 9.000.000 x 5% = 450.000 VND.

Trường hợp 1: Khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày 30/6 (trễ hạn 45 ngày, tức đang ở giai đoạn 1). Vậy số tiền lãi tính đến 30/6 sẽ là:

  • Tiền lãi 1 (từ 10/4 đến 19/4): 5.000.000 x 30%/365 x 10 = 41.096 VND.
  • Tiền lãi 2 (từ 20/4 đến 30/6): 9.000.000 x 30%/365 x 71 = 525.205 VND.
  • Tiền lãi chậm trả (từ 16/5 đến 30/6): 450.000 x 30%/365 x 45 = 16.644 VND.
  • Phí phạt chậm trả: 450.000 x 5% = 22.500 VND.

Trong đó, do 22.500 VND < 100.000 VND (là mức phí phạt tối thiểu theo quy định tại đề bài) nên phí phạt chậm trả cuối cùng sẽ là 100.000 VND.

Vậy, tính đến ngày 30/6, khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền (dư nợ gốc + tiền lãi + phí phạt) là:

9.000.000 + 41.096 + 525.205 + 16.644 + 100.000 = 9.682.945 VND

Trường hợp 2: Chủ thẻ không hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào cho ngân hàng và để khoản nợ rơi vào giai đoạn 2, toàn bộ khoản nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm trên tổng dư nợ.

Ví dụ: Khách hàng đến 30/7 mới thanh toán toàn bộ và đầy đủ tín dụng cho ngân hàng và khoảng thời gian từ 20/4 đến 30/7 không sử dụng thẻ để chi tiêu gì thêm. Vậy khi đó, tiền lãi tín dụng sẽ là:

  • Tiền lãi 1 (từ 10/4 đến 19/4): 5.000.000 x 30%/365 x 10 = 41.096 VND.
  • Tiền lãi 2 (từ 20/4 đến 30/7): 9.000.000 x 30%/365 x 101 = 747.123 VND.
  • Phí phạt chậm trả: 9.000.000 x 5% = 450.000 VND.

Vậy, tính đến ngày 30/7, khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền (dư nợ gốc + tiền lãi + phí phạt) là:

9.000.000 + 41.096 + 747.123 + 450.000 = 10.238.219 VND

Thực tế cũng có một số ngân hàng áp dụng lãi suất quá hạn bằng với lãi suất trong hạn để khách hàng không bị nợ quá nhiều. Tuy nhiên khách hàng cũng cần tự làm chủ chi tiêu của bản thân để đảm bảo thanh toán đúng hạn, tránh phát sinh phí phạt và lãi cao thành nợ lớn khó trả, ảnh hưởng tới khả năng vay vốn trong tương lai.

Để tránh trường hợp nợ thẻ tín dụng quá hạn, khách hàng nên chủ động theo dõi hoặc cài thông báo nhắc lịch thanh toán mỗi kỳ trên ứng dụng Mobile Banking. Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, khách hàng cần chủ động liên hệ với ngân hàng để được xem xét hỗ trợ trả góp nợ thẻ tín dụng quá hạn.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Khách hàng nên chủ động cài nhắc hẹn thanh toán để không quên ngày thanh toán dư nợ.

5. Tổng hợp lãi suất thẻ tín dụng hiện nay của các ngân hàng

Sau đây là tổng hợp lãi suất thẻ tín dụng Techcombank và một số ngân hàng phổ biến tại Việt Nam:

Ngân hàng

Phí rút tiền mặt

Lãi suất khi rút tiền mặt

Phí phạt thanh toán dư nợ chậm

Lãi suất thanh toán dư nợ chậm

Techcombank

2 - 4%

19,8 - 38,8%/ năm

5%

19,8 - 38,8%/ năm

VPBank

4%

28,68 - 45%/ năm

5%

28,68 - 45%/ năm

HSBC

4%

33%/ năm

4%

33%/ năm

Vietcombank

3,64%

15 - 18%/ năm

3%

15 - 18%/ năm

BIDV

3%

11,5 - 18%/ năm

4%

11,5 - 18%/ năm

VIB

4%

14,64 - 35,52%/ năm

4%

14,64 - 35,52% /năm

MB Bank

3 - 4%

12 - 22,9%/ năm

6%

12 - 22,9%/ năm

Lưu ý: Biểu phí và lãi suất thẻ tín dụng sẽ thay đổi tùy theo chính sách từng thời kỳ của mỗi ngân hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí tối thiểu và tối đa cần phải thanh toán cho các khoản phí cần phải chi trả. Để tìm hiểu rõ hơn các biểu phí này, khách hàng nên liên hệ hotline ngân hàng mở thẻ để được tư vấn.

Lãi suất chậm nộp ngân hàng bao nhiêu một ngày

Khách hàng cần tìm hiểu kỹ biểu phí và lãi suất áp dụng cho thẻ tín dụng của bản thân để sử dụng thẻ tốt hơn.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin về 4 loại lãi suất thẻ tín dụng thường gặp và cách tính chính xác. Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng cần tìm hiểu kỹ biểu phí và lãi suất để tận dụng thẻ tốt hơn, hạn chế rủi ro phát sinh các khoản tiền không đáng có.

Để biết thêm thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc cần giải đáp thêm về vấn đề cách tính lãi suất thẻ tín dụng Techcombank, quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau để nhận được tư vấn chuyên nghiệp và nhanh chóng:

Lãi chậm trả tính từ ngày nào?

Đối với lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, lãi suất trên nợ gốc chậm trả thì thời gian tính lãi chậm trả sẽ tính kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm. Như vậy, việc Thẩm phán tính thời gian chậm trả lãi đến khi xét xử sơ thẩm là đúng theo quy định của pháp luật.

Lãi suất chậm trả tối đa là bao nhiêu?

Và lãi suất tối đa không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 nghĩa là không được vượt quá 30%/năm tương đương 2,5%/tháng theo quy định hiện hành.

Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, những khoản nợ từ 2 triệu đồng trở lên và quá hạn trong vòng 36 tháng là ngân hàng có thể lập hồ sơ khởi kiện.

Thời gian bao lâu thì bị phạt chậm nộp thuế?

Đối với các doanh nghiệp nợ thuế từ 91 ngày trở lên, cơ quan thuế sẽ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với toàn bộ doanh nghiệp có tiền nợ thuộc diện này. Đối với doanh nghiệp nợ thuế quá 121 ngày, cơ quan thuế cũng sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.