Làm thế nào để không bị lây sốt xuất huyết năm 2024

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Với hàng triệu người mắc phải mỗi năm, câu hỏi được đặt ra là: Bệnh sốt xuất huyết có lây lan không? và Cần phải phòng tránh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus dengue. Muỗi Aedes Aegypti đóng vai trò làm vật trung gian trong quá trình truyền nhiễm virus dengue.

Khi muỗi đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết, sau đó virut Dengue ở trong máu người bệnh sẽ tồn tại trong tuyến nước bọt của muỗi, lúc này muỗi mang mầm bệnh khi đốt người tiếp theo, virut Dengue sẽ theo tuyến nước bọt muỗi truyền nhiễm người lành.

Loại muỗi này thường sống và phát triển trong môi trường ẩm ướt, ao tù, nước đọng ở gần con người. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa khoảng từ tháng 6 - 10 hàng năm khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Sốt xuất huyết không lây lan trực tiếp từ người qua người, qua việc giao tiếp hay sử dụng chung đồ vật mà lây lan qua vật trung gian là muỗi. Do đó, việc phòng ngừa muỗi và kiểm soát muỗi là rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của sốt xuất huyết.

Phòng tránh sốt xuất huyết như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, dưới đây là các biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo:

  • Diệt muỗi và tiêu diệt nơi sinh sống của muỗi: Loại bỏ các nơi sinh sống của muỗi: phát quang bụi rậm, đậy kín các tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thả một số loài cá để diệt loăng quăng trong các bể chứa nước.
  • Sử dụng các biện pháp phòng tránh, ngừa muỗi như sử dụng kem chống muỗi, sử dụng bình phun muỗi và dùng màn chống muỗi khi đi ngủ.
  • Để giảm khả năng muỗi đốt, hãy mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, nhất là vào sáng sớm và chiều tối bời vì thời điểm này là lúc muỗi vằn hoạt động nhiều nhất.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc với vùng có mật độ muỗi cao, đặc biệt là trong các khu vực có báo cáo về dịch sốt xuất huyết.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi bị sốt, có triệu chứng sốt xuất huyết đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tóm lại, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ người mắc bệnh sang người khác qua muỗi. Để phòng tránh sốt xuất huyết, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi và kiểm soát muỗi, đồng thời, tìm kiếm thông tin chi tiết và hướng dẫn từ các nguồn y tế đáng tin cậy để có kiến thức chính xác về sốt xuất huyết và cách phòng tránh nó.

Làm thế nào để không bị lây sốt xuất huyết năm 2024

Thời điểm hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Tây nguyên. Tại Hà Nội cũng đã có một vài quận huyện có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực kịp thời, đúng phương pháp có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng và cần thiết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra (do vây thường được gọi tên là bệnh sốt xuất huyết Dengue), muỗi vằn (Aedes aegypti) đốt người bệnh nhiễm vi rút truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành phổ biến, ở cả miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, nhất là vào tháng 7, 8, 9. Bệnh sốt xuất huyết thường gây thành dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hộ.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, hồ, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong nhà, xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, thau chậu, giếng nước, hốc cây, các đồ phế thải có chứa nước như lọ cắm hoa, bát nước kê chạn, lốp xe đã loại bỏ, ...

Làm thế nào để không bị lây sốt xuất huyết năm 2024

Muỗi vằn Aedes aegypti gây bệnh sốt xuất huyết

Biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ, kéo dài 3 - 7 ngày; đau đầu dữ dội; nổi ban xuất huyết... bệnh thường tiến triển qua ba thể: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.

1.Sốt xuất huyết Dengue

Có các triệu chứng lâm sàng giống như cúm, kéo dài từ 2 đến 7 ngày, thời gian ủ

Bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi muỗi mang mầm bệnh đốt.

Sốt cao 39- 40 độ thường kèm theo các triệu chứng sau:

- Đau đầu

- Nhức mắt, nhức hốc mắt

- Buồn nôn, nôn

- Sưng hạch bạch huyết

- Đau mỏi cơ, xương khớp

- Phát ban

2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Ngoài triệu chứng lâm sàng như sốtxuất huyết Dengue, người bệnh có kèm theo dấu hiệu cảnh báo sau: - Vật vã, lừ đừ, li bì. - Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. - Gan to > 2 cm. - Nôn nhiều. - Xuất huyết niêm mạc. - Tiểu tiện ít.

Làm thế nào để không bị lây sốt xuất huyết năm 2024

3. Sốt xuất huyết Dengue nặng Nhiệt độ có thể hạ 38 – 39 độ, người bệnh có thêm một trong các biểu hiện sau: - Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. - Xuất huyết nặng. - Suy tạng.

Cách xử trí và điều trị sốt xuất huyết Dengue Hiện tại chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết Dengue. Người bệnh bị sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi, nghỉ ngơi, uống nhiều nước và vitamin. Có thể uống thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau khớp. Nhưng tuyệt đối không được uống aspirin vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Với người bệnh bị sốt xuất huyết Dengue nặng, nhất thiết phải vào bệnh viện điều trị theo phác đồ, tuyệt đối không được tự điều trị ở nhà hoặc trạm y tế. Người bị nhiễm virus Dengue có thể làm lây truyền virus qua vật chủ trung gian là muỗi Aedesaegypti sau khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện (trong vòng 4-5 ngày, nhiều nhất là 12 ngày). Để đề phòng, người bệnh cần áp dụng các biện pháp để hạn chế lây truyền bệnh bằng cách ngủ màn tẩm hóa chất diệt côn trùng, nhất là trong thời gian bị sốt. Những người đã hồi phục sau khi nhiễm một chủng virus Dengue sẽ miễn dịch suốt đời với chủng ấy. Tuy nhiên, nếu họ vẫn có thể bị nhiễm các chủng vi rút Dengue khác và khi đó thường tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng.

Phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue: Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá Chọi, cá cờ vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng, bọ gậy. Thau rửa sạch các dụng cụ, thu gom, hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, lốp xe cũ, hốc cây, bẹ lá..., dọn rác thải, vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Thảdầu, hoặc muối vào vật dụng đựng nước, bát nước kê chân chạn, chân tủ đựng bát đũa, thay nước bình hoahàng ngày. Phòng chống muỗi đốt bằng cáchmặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ngủ ngày, xịt diệt muỗibằng bình xịt, hương muỗi, kem muỗi, diệt muỗi bằng vợt điện, dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cách ly người bị sốt xuất huyết để tránh lây lan bệnh cho người khác. Mỗi người chúng ta hãy tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phòng, chống dịch./.