Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thủy sản

Tin tứcNgày: 22-10-2020 bởi: Trung Quỳnh

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản - Đời sống người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu thực phẩm, trong đó đặc biệt là nhu cầu ăn thủy, hải sản ngày càng lớn. Nhưng trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại thủy sản mà không phải loại hải sản nào cũng đảm bảo. Hôm nay, các bạn hãy cùng Chế phẩm thông minh về những bí quyết để nuôi trồng thủy sản đạt năng suất cao và đảm bảo được an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm nhé!

>>>Xem thêm: Tìm hiểu thêm về những chế phẩm trồng trọt, chăn nuôi tại đây.

Tính cấp thiết của việc nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh

Đối với vấn đề sức khỏe

Từ trước đến nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu vì nó có tính ảnh hưởng quyết định đến đời sống mỗi người.

Không chỉ phải đảm bảo vệ sinh trong công việc nuôi trồng thủy hải sản, mà vấn đề này cũng vô cùng quan trọng đối với các ngành thực phẩm khác.

Việc đảm bảo vệ sinh là một vấn đề vô cùng cấp thiết, đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang ngày càng phát triển, ý thức người dân ngày một nâng cao.

Đối với vấn đề kinh tế

Những vụ việc ngộ độc thức ăn, hải sản nhiễm độc do chất thải nhà máy, thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng khiến người tiêu dùng hoang mang.

Ngoài ra, việc thủy hải sản kém chất lượng khiến việc xuất đi nước ngoài của chúng ta vô cùng khó khăn, vì các nước nhập khẩu luôn yêu cầu rất cao đối với nguồn hải sản họ mua vào.

Lâu dần, việc không đảm bảo vệ sinh thực phẩm dẫn đến ảnh hưởng lớn về kinh tế, làm người dân và các nước nhập khẩu mất niềm tin vào ngành thủy hải sản nước ta.

>>> Xem thêm: THÔNG TIN HỮU ÍCH VỀ MEN VI SINH EM GỐC DẠNG DUNG DỊCH

Quy trình sản xuất thủy sản chất lượng cao

Có rất nhiều bà con muốn tìm hiểu về quy trình nuôi trồng thủy sản chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mà chi phí tiết kiệm tốt nhất. Do đó, người dân nuôi trồng thủy sản có thể tham khảo quy trình sản xuất dưới đây.

Vấn đề vệ sinh môi trường khu nuôi trồng

- Để có một môi trường nước tốt nhất nuôi trồng thủy sản, bà con cần thiết kế xây dựng ao nuôi, đầm nuôi cách xa khu vực vệ sinh, công trình phụ của công nhân, tuyệt đối không được để nước thải sinh hoạt rò rỉ, chảy vào khu vực nuôi trồng.

- Nên sử dụng các dụng cụ như lưới, vợt, máy móc,... đã được vệ sinh sạch sẽ và phải bảo quản tốt, đảm bảo vệ sinh.

- Đảm bảo nguồn nước nuôi thủy sản luôn phải sạch sẽ, cách xa những khu vực bị ô nhiễm. Khu vực nuôi trồng cần được đảm bảo kỹ thuật, có đường ống thoát nước riêng biệt.

- Những ao dùng để xây dựng mô hình cần là vị trí ao lắng, ao đã được xử lý để bảo đảm môi trường sống tốt nhất cho thủy sản, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ vào hoặc ra.

- Có thể mua những sản phẩm để làm sạch khu vực nuôi như men vi sinh xử lý nước ao nuôi,... để có môi trường cho thủy sản sinh sống và phát triển được tốt nhất.

>>> xem thêm: //chephamthongminh.com/products/che-pham-thong-minh-haenco-em-goc

Vấn đề nguồn nước

Những nước dùng trong việc nuôi trồng phải được kiểm soát thật chặt chẽ trước khi dùng và thải ra môi trường để đảm bảo được việc kiểm soát các nguồn lây nhiễm do những vi sinh vật hoặc hóa chất có hại và làm nguồn thủy sản kém chất lượng đi.

Bà con có thể dùng chế phẩm sinh học EM gốc được sản xuất nhờ tổng hợp 80 loại vi sinh vật có lợi thuộc các nhóm vi khuẩn lactic, vi khuẩn nấm men, vi khuẩn quang hợp,... giúp sản phẩm trở nên tiện dụng, nhiều chức năng, giải quyết được nhiều vấn đề cùng một lúc mà không gây ô nhiễm cho môi trường, gây hại cho thủy sản.

Chế phẩm sinh học EM này còn có chức năng làm tăng quá trình phân hủy các chất hữu cơ, giúp cho nguồn nước nuôi trồng thủy sản luôn được sạch sẽ và đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Sản phẩm chế phẩm sinh học này còn giúp tiêu hủy những phần bùn đất lắng dưới đáy ao, nguyên nhân quan trọng gây bệnh cho các loại thủy sản.

>>>Xem thêm: //chephamthongminh.com/products/vi-sinh-thong-minh-haenco-mt1

>>>Xem thêm: MEN VI SINH TIÊU HÓA GIA SÚC GIA CẦM 1kg

Vấn đề thức ăn

- Nguồn thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, không có những chất gây hại đến thủy sản và những người ăn thủy sản đó, không có kháng sinh, không trộn hormone đẩy nhanh quá trình tăng trưởng,...

- Nguồn thức ăn cần đảm bảo được quy định về lượng thức ăn cho thủy sản, quy định về chất lượng thức ăn, quy định về vị trí, quy định về thời gian ăn giúp tôm, cá hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt nhất trong thức ăn.

- Một mẹo nhỏ cho bà con để có lượng thức ăn cho thủy sản tốt hơn, đó là bà con có thể dùng chế phẩm sinh học EM gốc để ủ thức ăn cho thủy sản. Khi đó, những vi sinh có lợi sẽ hoạt động để làm thủy sản dễ tiêu hóa thức ăn hơn, kích thích dạ dày, giúp tôm, cá ăn nhiều hơn. Điều đó vô cùng tốt để giúp chất lượng thịt, sức đề kháng, hệ miễn dịch của tôm, cá tăng lên, và bà con sẽ bán được giá tốt hơn.

Vấn đề kiểm tra sức khỏe

Bà con nên áp dụng các quy trình có kỹ thuật nuôi tốt như: GAP,CoC,... để có thể kiểm tra sức khỏe, phòng được các bệnh dịch cho thủy sản của mình.

- Nên tham gia các khóa tập huấn, khóa học ngắn ngày để cập nhật được những quy trình nuôi trồng mới nhất, những kiến thức về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...

- Trước khi thu hoạch, bà con cũng nên lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh,... của thủy sản mình nuôi trồng trước khi xuất.

Do vậy, việc sử dụng những men vi sinhchế phẩm sinh học vô cùng tốt và không có tác động gì xấu đến sự phát triển của thủy sản. Bà con có thể tham khảo địa chỉ mua hàng là công ty Chế phẩm sinh học - nơi bán uy tín, chất lượng và giá cả tốt nhất.

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI

Địa chỉ: Phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An

Tổng đài hỗ trợ: 0987.159.123

Email:

Website:chephamthongminh.com

Những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh thường xuyên phải chịu sự tác động xấu của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan chức năng, các địa phương và sự nỗ lực vượt khó của người dân trong việc thực hiện các giải pháp như: cải tạo ao đầm nuôi thủy sản; quản lý tốt chất lượng con giống, các cơ sở kinh doanh trang thiết bị vật tư, thức ăn nuôi thủy sản; chú trọng nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương... nên việc nuôi thủy sản thu được nhiều hiệu quả. 

Hộ ông Chu Văn Bảo, xã Mỹ Tân [Mỹ Lộc] tận dụng lợi thế gần sông Hồng để phát triển nuôi cá lồng.

Theo Chi cục Thủy sản [Sở NN và PTNT], hiện nay diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh khoảng 16.075ha. Trong đó, người dân đã đưa vào thả nuôi trên 98% diện tích nuôi nước ngọt, khoảng 2.300ha tôm sú, 400ha tôm thẻ chân trắng. Các đối tượng nuôi an toàn, không có dịch bệnh xảy ra. Ước tính sản lượng thu hoạch đến hết tháng 6-2020 đạt 52.090 tấn [bằng 46,7% kế hoạch, bằng 105,7% cùng kỳ 2019]. Trong đó sản lượng nuôi nước ngọt ước đạt 25.670 tấn, nuôi mặn lợ ước đạt 26.420 tấn. Thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương đã xác định phát triển thủy sản là một trong những hướng mũi nhọn phát triển kinh tế. Các cấp chính quyền đã khuyến khích người dân cải tạo ao nuôi, xây dựng hạ tầng, đầu tư trang, thiết bị, máy móc để tạo môi trường nuôi ổn định, góp phần giúp thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt. Nhiều người dân đã tận dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương như có vị trí địa lý gần các sông lớn như sông Đào, sông Hồng để nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao. Xã Mỹ Tân [Mỹ Lộc] hiện có hơn 40 lồng nuôi cá trên sông Hồng với 2 hộ nuôi tiêu biểu là ông Phan Văn Sơn và ông Chu Văn Bảo. Hộ ông Phan Văn Sơn có hơn 20 lồng chuyên nuôi cá Koi, là cá chép cảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Mỗi năm trung bình ông Sơn thu lãi được khoảng gần 1 tỷ đồng. Nhiều hộ khác ở các xã Yên Quang, Yên Hồng [Ý Yên], Tam Thanh [Vụ Bản] đã tận dụng diện tích trồng lúa kém hiệu quả, chỉ cấy được một mùa sang phát triển mô hình cá lúa cho thu nhập cao gấp 10 lần cấy lúa. Nhiều hộ dân ở các huyện ven biển: Giao Thủy, Hải Hậu đã tận dụng diện tích làm muối kém hiệu quả sang nuôi cá diêu hồng, tôm thẻ chân trắng... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nếu trước kia, bình quân mỗi lao động làm muối thu được 2 triệu đồng/tháng, trừ chi phí chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng/sào thì từ khi chuyển sang nuôi thủy sản, có những hộ cho thu nhập lên tới khoảng 1 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, người dân cũng đã tập trung nuôi những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua biển, cá trắm đen, cá lăng chấm... Xác định con giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất thủy sản như chất lượng, năng suất, sản lượng nuôi, Sở NN và PTNT đã khuyến khích các cơ sở sản xuất giống đầu tư trang thiết bị, áp dụng quy tắc quản lý trại tốt, xây dựng thương hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng giống, làm tốt việc kiểm dịch các đối tượng thủy sản bố mẹ, thủy sản giống. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã sản xuất được 9.170 triệu con giống, đạt 71% kế hoạch năm. Trong đó, số lượng con giống nước ngọt đạt 850 triệu con, con giống nước mặn lợ đạt 8.320 triệu con. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện thực hiện quản lý chặt chẽ hệ thống cung ứng giống từ các nơi khác về tỉnh, xử lý vi phạm trong vận chuyển lưu thông nhằm ngăn chặn, loại bỏ những lô giống kém chất lượng, nhiễm bệnh. Các con giống được chọn nuôi đảm bảo khỏe mạnh cũng đã góp phần nâng cao sản lượng nuôi thủy sản của tỉnh. Do hệ thống kinh doanh, cung ứng vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản như: thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học, các chất xử lý cải tạo môi trường... trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, cung cấp đầy đủ cho người nuôi. Thời gian qua, các đơn vị trong ngành như: Thanh tra Sở, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản đã phối hợp chặt chẽ với Phòng NN và PTNT các huyện và thành phố, thực hiện kiểm tra kết hợp tuyên truyền các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hoá chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Chi cục Thủy sản đã triển khai tuyên truyền, hướng dẫn tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp Giấy xác nhận nuôi lồng bè, nuôi chủ lực cho gần 200 cơ sở nuôi trồng thủy sản; thực hiện thẩm tra, đánh giá xếp loại, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cho 21 cơ sở trong tỉnh. Đồng thời, các địa phương cũng phối hợp với doanh nghiệp, HTX và các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường trong và sau khi dịch bệnh COVID-19 kết thúc. Đối với các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm đến kỳ thu hoạch, người dân được các ngành, địa phương hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Những cơ sở đang nuôi thủy sản với mật độ dày được các ngành chức năng hướng dẫn san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Các ngành chức năng cũng theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung để kịp thời khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi. 

Đồng chí Mai Đăng Nhân - Chi cục phó Chi cục Thủy sản cho biết: Để đạt được mục tiêu tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2020 đạt khoảng 112 nghìn tấn, thời gian tới, ngành thủy sản sẽ tiếp tục cùng với các địa phương hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao công tác quản lý môi trường, thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra tại các khu nuôi tập trung và nuôi cá lồng; thu mẫu, phân tích mẫu cá bệnh để làm cơ sở cảnh báo, dự báo tình hình dịch bệnh. Đồng thời, Chi cục cũng sẽ phân công cán bộ nắm bắt tình hình sản xuất tại địa phương để tư vấn, hướng dẫn người nuôi công tác chăm sóc, phòng trị dịch bệnh theo từng mùa, từng thời điểm. Các địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào và sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản để khai thác các tiềm năng, thế mạnh diện tích mặt nước. Qua đó nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản, góp phần đưa thủy sản tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.

Bài và ảnh: Thanh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề