Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm là gì

Từ ngày 01/01/2017, phí đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ được thu theo quy định của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Thông tư có những nội dung cơ bản như sau:

Về người nộp phí: tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp phí (trước đây gọi là lệ phí).

Về tổ chức thu phí: Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải); Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) và Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp).

Về mức thu phí:

Số TTNội dungMức thu1Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển aĐăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển80.000 đồng/hồ sơbĐăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký60.000 đồng/hồ sơcĐăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm70.000 đồng/hồ sơdXóa đăng ký giao dịch bảo đảm20.000 đồng/hồ sơđCấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm30.000 đồng/trường hợp2Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển30.000 đồng/hồ sơ3Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm aTrường hợp đăng ký sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm trước ngày 01/7 hàng năm300.000 đồng/khách hàng/nămbTrường hợp đăng ký sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm từ ngày 01/7 hàng năm150.000 đồng/khách hàng/năm

Ngoài ra, Thông tư còn quy định các trường hợp được miễn phí, việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí.

Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm./.​

ĐTO - Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định cụ thể.

Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thu phí là Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.

Mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) được quy định cụ thể như: Phí đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu 80.000 đồng/hồ sơ; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký 60.000 đồng/hồ sơ; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 30.000 đồng/hồ sơ; cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm 25.000 đồng/trường; xóa đăng ký giao dịch bảo đảm 20.000 đồng/hồ sơ. Riêng phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) là 30.000 đồng/hồ sơ.

Cơ quan thu phí được trích lại 85% trên tổng số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho các nội dung chi theo quy định của Nghị định số 120 ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và nộp 15% tiền phí còn lại vào ngân sách nhà nước. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 27/8/2021.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 61/2023/TT-BTC ngày 28/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thông tư 61/2023/TT-BTC ban hành ngày 28/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, Thông tư mới bổ sung phí cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần theo tiêu chí cơ bản là 10.000 đồng/lần. Phí tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu là 2.000 đồng/giao dịch. Còn lại, các mức thu phí khác không có gì thay đổi.

Số TTNội dungMức thu1Phí đăng ký giao dịch bảo đảm aĐăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm80.000 đồng/hồ sơbĐăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký60.000 đồng/hồ sơcĐăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm30.000 đồng/hồ sơdXóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm20.000 đồng/hồ sơđCấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm25.000 đồng/trường hợp2Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ chứng khoản đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm30.000 đồng/hồ sơ3Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảmaCấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần -Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản10.000 đồng/lần-Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu2.000 đồng/giao dịchbCấp mã số sử dụng để tự tra cứu thường xuyên -Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản- 300.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số trước ngày 01/7 hằng năm. - 150.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số từ ngày 01/7 hằng năm.-Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu2.000 đồng/giao dịch

* Ghi chú:

(1) Tiêu chí cơ bản (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm; theo tên của bên bảo đảm là tổ chức nước ngoài; theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới; theo số đăng ký biện pháp bảo đảm.

(2) Tiêu chí nâng cao (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo loại tài sản bảo đảm (như: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tàu cá; phương tiện thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt; hàng hóa;....); theo khoảng thời gian; theo bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm là người yêu cầu cung cấp thông tin; theo thông tin lịch sử đăng ký biện pháp bảo đảm.

(3) Trích xuất dữ liệu là việc cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu gốc tương ứng với thông tin tra cứu theo tiêu chí cơ bản hoặc nâng cao theo đề nghị của người tra cứu.

(4) Mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại điểm 1 Biểu mức thu phí không bao gồm cước phí dịch vụ bưu chính trong trường hợp kết quả đăng ký được chuyển, trả thông qua dịch vụ bưu chính.

(5) Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện chi trả tiền sử dụng dịch vụ theo quy định tại Thông tư 101/2021/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

(6) Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay thực hiện nộp phí theo quy định tại Thông tư 193/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là bao nhiêu?

- Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký là 60.000 đồng/hồ sơ. - Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm là 30.000 đồng/hồ sơ. - Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là 20.000 đồng/hồ sơ.

Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo là gì?

Đăng ký giao dịch bảo đảm là hình thức bảo đảm tài sản thường gặp trong giao dịch dân sự về thế chấp tài sản. Qua việc đăng kí giao dịch bảo đảm Cơ quan Nhà nước sẽ quản lý được chặt chẽ các loại giao dịch bảo đảm, quyền sở hữu và giá trị tài sản bảo đảm đó.

Đăng ký giao dịch bảo đảm có từ khi nào?

Cụm từ “đăng ký giao dịch bảo đảm” chỉ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Trước đó mới chỉ được quy định trong Nghị định số 08/2000/NĐ-CP cùng với sự ra đời của Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg.

Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc sở hữu của ai?

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.