Ltvc là Việt tắt của môn gì

Ngày ban hành: 22/12/2022. Trích yếu: Hướng dẫn, chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức dạy thêm - học thêm trong và ngoài nhà trường

Ngày ban hành: 22/12/2022

Ngày ban hành: 20/12/2022. Trích yếu: Tổ chức Hội trại truyền thống học sinh thị xã Bến Cát lần thứ VII, năm học 2022-2023

Ngày ban hành: 20/12/2022

Ngày ban hành: 16/12/2022. Trích yếu: Hướng dẫn Nghĩ Tết Dương lịch 01/01/2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Ngày ban hành: 16/12/2022

Ngày ban hành: 14/12/2022. Trích yếu: Chấp thuận cho Tiểu học Hòa Lợi tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 2..LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU : - Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1) ; bước đầu biết viết hoa tên riêng VN (BT2). - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3). * GD BVMT (khai thác trực tiếp) : GD HS thêm yêu quý MT sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV, HS :Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :...Hoạt động của giáo viên . Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày – tháng – năm. - Đặt câu hỏi và trả lời. Câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần, ngày trong tuần.  Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: Tên riêng.Câu kiểu Ai là gì ? a/ Gtb: Gv gt, ghi tựa b/ Hd làm bài tập: * Bài 1: Phân biệt các từ chỉ sự vật với tên riêng của từng sự vật - GV hướng dẫn các em phải so sánh cách..Hoạt động của học sinh - Hát..- 2, 3 HS làm lại BT2. - Hs nxét..* Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 1...viết các từ ở nhóm 1 với các từ nằm ngoài - Nhóm 1 các từ không viết hoa, ở nhóm 2 các từ đều viết hoa. ngoặc đơn ở nhóm 2. - Kết luận: Các từ ở cột 1 là tên chung không - Nhận xét. viết hoa. Các từ ở cột 2 là tên riêng của dòng 1 sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố hay 1 người đều phải viết hoa chữ cái ở đầu mỗi tiếng. Ghi lên bảng “Tên riêng của người, sông, núi … phải viết hoa”. * Bài 2: Viết hoa các tên riêng của từng sự - 5, 6 HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. vật...- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài, * Bài 2: mỗi em chọn 2 tên bạn trong lớp viết chính - 1 HS đọc yêu cầu bài 2 xác, đầy đủ họ tên 2 bạn đó. Sau đó viết tên 1 - Hs làm bảng con dòng sông, hồ, núi, thành phố mà em biết. VD: Lê Thị Thanh Hương (Viết nhiều hơn càng tốt)  Chữa bài, Nhận xét – Tuyên dương. * Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? - GV hướng dẫn: Đặt câu theo mẫu Ai hoặc (cái gì, con gì) là gì? Để giới thiệu trường em, * Bài 3: Hs làm vở môn học em yêu thích và làng (xóm, bản, ấp, phố) của em. - Ghi mẫu lên bảng. M: Môn học em yêu thích là môn Tiếng Việt. - GV nhận xét – Sửa chữa lại những câu chưa đúng. + Trường em là trường tiểu học Hoàng Hoa Thám + Môn em yêu thích là môn toán + Thôn em ở là thôn An Đạm... - Cả lớp viết vào vở - 2 em làm ở tờ giấy khổ to đính lên bảng lớp. - Cho 1 số em đọc lên từng câu - Từng cặp sẽ thi hỏi đáp trước lớp. - Nhận xét. sông Bé...*GDBVMT : GD HS thêm yêu quý MT sống. 4. Củng cố – Dặn dò: - 1, 2 HS nhắc lại cách viết tên..- Trò chơi: Thi đua viết tên riêng, GV lần lượt riêng. đọc 1 số tên cho các em biết. - Mỗi tổ cử 1 em lên viết. Tổ nào viết đúng, nhanh, đẹp thì tổ đó - Nhận xét – Tuyên dương - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt có cố gắng thắng....

TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
I/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN LTVC LỚP 3:
Ở lớp 3, các em học về các nội dung sau:
1.1. Mở rộng vốn từ:
- Gắn liền với các chủ điểm được học: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Q hương, Bắc-
Trung-Nam, Anh em một nhà, Thành thị-Nơng thơn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể
thao, Ngơi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
- Thơng qua các bài tập:
+ Tìm hiểu từ ngữ theo chủ điểm;
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ;
+ Quản lí, phân loại vốn từ;
+ Luyện cách sử dụng từ.
1.2.Ơn luyện kiến thức đã học ở lớp hai:
- Ơn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thơng qua các bài tập
có u cầu nhận diện).
- Ơn về các kiểu câu đã học ở lớp 2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào? Các thành phần
trong câu đáp ứng câu hỏi: Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Bằng gì? Vì
sao? Để làm gì? Thơng qua các bài tập:
+ Trả lời câu hỏi;
+ Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi;
+ Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu;
+ Đặt câu theo mẫu; ghép các bộ phận thành câu;…
- Ơn về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Thơng qua các bài
tập:
+ Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống;
+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống;
+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp;
+ Tập ngắt câu.
1.3.Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
- Về biện pháp so sánh, sách giáo khoa có nhiều loại hình bài tập như:
+ Nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh,


các đặc điểm được so sánh,…
+ Tập nhận biết tác dụng của so sánh.
+ Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh.
- Về biện pháp nhân hóa, sách giáo khoa có những loại hình bài tập sau:
+ Nhận diện phép so sánh trong câu: Cái gì được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào?
+ Tập nhận biết cái hay của phép nhân hóa.
+ Tập viết câu, đoạn có dùng nhân hóa.
1 GV: Đào Duy Thanh
TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
II/ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
2.1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập;
- Hướng dẫn chữa một phần của bài tập để làm mẫu;
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở (hoặc bảng con, bảng nhóm, vở nháp,…); làm cá nhân, làm
theo nhóm,…
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả; rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức.
2.2. Cung cấp một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu
Học sinh chủ yếu thực hành luyện tập để làm quen với những kiến thức sẽ học ở các lớp trên. Đối với
lớp 3, giáo viên có thể nêu tóm tắt một số ý tóm lượt thật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài (theo hướng
dẫn trong sách giáo viên), không sa vào dạy lí thuyết.
III/ VẬN DỤNG LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP
DẠY LTVC NHẰM ĐẠT HIỆU QUẢ THIẾT THỰC
Các bài dạy LTVC trong sách giáo khoa TV3 được thiết kế tương tự như ở lớp 2, đáp ứng yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Để việc giảng dạy có hiệu
quả với đối tượng học sinh cụ thể, ngoài việc nắm vững các kiến thức về từ và câu trong chương trình môn
Tiếng Việt ở cả hai lớp 2,3, giáo viên cần lưu ý vận dụng linh hoạt một so61` điểm về phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học dưới đây:
- Dạy các bài tập rèn luyện về câu: Ở hầu hết các bài tập về mở rộng vốn từ ( theo chủ điểm, theo ý
nghĩa khái quát-từ loại, theo quan điểm hệ cấu tạo từ), bài tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ, bài tập hệ
thống hóa và phân loại vốn từ,… GV đều có thể tổ chức cho HS tự khai thác và phát huy vốn tiếng Việt

thông qua việc thực hành luyện tập cá nhân hoặc theo c8ap5, theo nhóm; chuẩn bị các đồ dùng dạy học và
phương tiện thích hợp ( tranh ành, vật thật, mô hình, băng đĩa,… bảng phụ, bảng nhóm, giấy khổ rộng, bút
dạ,…) để học sinh hứng thú tham gia thực hành một cách một cách nhẹ nhàng như tham gia các trò chơi,
cuộc thi gần gũi với lứa tuổi. Ví dụ: Để thực hiện bài tập 1, tiết LTVC tuàn 24 ( Tìm từ ngữ chỉ những
người hoạt động nghệ thuật), GV cho HS thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc chơi đố từ, thi tìm
từ ngữ,… Dựa vào vốn từ ngữ do HS tìm được (nhiều-ít, đúng- sai), GV kịp thời xác nhận kết quả hay
điều chỉnh, uốn nắn, hoặc gợi ý bằng câu hỏi để HS tìm tòi, bổ sung thêm vốn từ ngữ cho bản thân.
- Dạy các bài tập rèn luyện về câu:
+ Đối với các bài tập đặt câu theo các mẫu Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào?, hoặc
mở rộng câu trần thuật bằng cách trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Bằng gì? Vì sao?Để làm
gì?, GV cần giúp cho HS luyện tập thực hành theo mẫu là chủ yếu, chưa đòi hỏi kiến thức về các kiểu câu
và bộ phận của câu ( sẽ học ở lớp 4,5).
+ Đối với các bài tập về dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than), GV cần cho
HS luyện tập bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp nhằm khai thác sự cảm nhận về tiếng Việt và những
hiểu biết ban đầu của HS về các mẫu câu hoặc trả lời các câu hỏi đã học. Thông qua việc hướng dẫn HS
làm mẫu ( bằng cách thử đặt dấu ca6uy vào một vị trí để xem xét đúng- sai hoặc đặt câu hỏi để xác định ý
trọn vẹn theo mẫu câu đã học khi đặt dấu chấm, xác định các bộ phận đồng chức cùng trả lời câu hỏi Ai?
2 GV: Đào Duy Thanh
TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
Làm gì? Thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?... để đặt dấu phẩy), GV giúp HS bước đầu biết nhận xét
về cách dùng dấu câu, chữa lỗi về dấu câu,… từ đó biết sử dụng dấu câu cho đúng, góp phần phục vụ cho
kĩ năng viết của các em.
- Dạy các bài tập làm quen với các biện pháp so sánh, nhân hóa: GV có thể sử dụng các biện pháp
gợi ý bằng câu hỏi, làm mẫu, lập bảng hoặc kẻ sơ đồ,… giúp HS dễ hình dung được cấu trúc của so sánh,
cách nhân hóa. Ví dụ: Dạy bài tập 1, tiết LTVC tuần 23 ( Tiếng Việt 3, tập 2, trang 44-45), GV chuẩn bị
bảng phụ để hướng dẫn HS nhận biết như sau:
Những vật
được nhân hóa
Cách nhân hóa
Được gọi như người Được tả bằng những từ tả người

Kim giờ bác thận trọng nhích từng li, từng li
Kim phút anh lầm lì đi từng bước, từng bước
Kim giây bé tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
- Ở các lớp có nhiều HS yếu, hạn chế về vốn tiếng Việt, GV cần giành thời gian thích đáng để
hướng dẫn HS làm tốt các bài tập vừa sức, cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu. Đối với các bài tập đồng
dạng, GV có thể chọn cho HS làm tại lớp một phần trong số các bài tập ấy. Ví dụ:
+ Bài tập 3, trang 33, Tiếng Vie6t53, tập một: HS thực hiện các phần a, b hoặc c,d.
+ Bài tấp 1, bài tập 4, trang 42-43, Tiếng Việt 3, tập một: HS thực hiện 1 trong 2 bài tập ( 1 hoặc 4).
+ Bài tấp 4, trang 90, Tiếng Việt 3, tập một: HS đặt câu với 2 trong 4 cụm từ.
+ Bài tấp2, trang 35, Tiếng Việt 3, tập hai: HS thực hiện các phần a,b hoặc c,d.
Đối với một số bài tập phải thực hiện nói hoặc viết, GV được chuyển yêu cầu viết thành nói. Ví dụ:
Bài tập 2, trang 24, Tiếng Việt, tập một, HS chỉ cần nêu các từ chỉ sự so sánh, không cần viết các từ ấy.
IV/ NHIỆM VỤ RÈN LUYỆN VỀ CÂU Ở LỚP 3:
1. Yêu cầu chính đối với HS ở 3lớp đầu cấp là có kĩ năng đọc, vie6t` (chữ) vững chắc; có vốn từ tương
thích với yêu cầu học tập và giao tiếp; nắm được cách đặt câu đơn với hai thành phần chính và trạng ngữ.
Vì vậy, nhiệm vụ rèn luyện về câu của HS lớp 3 là củng cố kiến thức và kĩ năng đã hình thành ở lớp 2 về:
- Đặt câu trần thuật đơn theo các mẫu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?; mở rộng câu trần thuật
đơn bằng cách trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?; Vì sao?; Để làm gì?, Bằng gì?
- Cách dùng một số dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm và dấu phẩy),
trọng tâm là dấu chấm và dấu phẩy.
Cũng như ở lớp 2, các nội dung trên không được trình bày dưới hình thức lí thuyết mà thể hiện qua
các bài tập thực hành. Một số bài tập có nội dung tương tự lớp 2 nhưng yêu cầu HS thực hiện với tốc tộ
nhanh hơn. Bên cạnh đó, có một số bài tập có nội dung phức tạp hơn. Nhiều khi, ngay trong cùng một bài
tập, các câu hỏi cũng khác nhau về độ khó nhằm nâng cao dần yêu cầu thực hành qua từng câu. VD:
Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thư vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
( Tiếng Việt 3, tập 1, trang 145)
Bài tập trên có 3 câu, nhằm hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy giữa các bộ phận đồng chức. Câu a có

độ khó tương tự những bài tập HS đã làm ở lớp 2, VD:
Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
3 GV: Đào Duy Thanh
TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quí mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các tầy giáo cô giáo.
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 67)
So với câu a và với bài tập của lớp 2 thì các câu b, c trong bài tập Tiếng Việt 3 khó hơn vì đó là
những câu văn có tính nghệ thuật với nội dung phong phú và cấu trúc phức tạp hơn. Giữa hai câu b và c
này cũng có sự phân biệt về mức độ phức tạp:
- Một đằng chỉ cần dùng một dấu phẩy để ngăn cách hai thành phần đồng chức (Nắng cuối thư
vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.)
- Một đằng phải dùng hai dấu phẩy để ngăn cách ba thành phần đồng chức với nhau (Trời xanh
ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.)
2. Bên cạnh sự nâng cao về nội dung, hình thức bài tập ở lớp 3 cũng có sự thay đổi cho đa dạng nhằm tăng
thêm phần hấp dẫn HS, VD:
Trò chơi hòi đáp với bạn em bằng cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Bằng gì?
( Tiếng Việt 3, tập hai, trang 102)
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:
a) Một bác nông dân
b) Một bông hoa trong vườn
c) Một buổi sớm mùa đông
M: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.
( Tiếng Việt 3, tập một, trang 145)
Cả hai nbai2 tập trên đều là bài tập đặt câu theo mẫu mà HS đã làm quen từ lớp 2. Nhưng ở đây,
chúng được thể hiện dưới hình thức trò chơi như trong VD1 hoặc kết hợp với kĩ năng làm văn miêu tả như
trong VD2.
A. NỘI DUNG VỀ LUYỆN TỪ TRONG PHÂN MÔN LTVC Ở LỚP 3
I/. Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ

Để thực hiện nhiệm vụ này, SGK xây dựng 4 loại bài tập như sau:
- Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- Bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ.
- Bài tập về nghĩa của từ.
- Bài tập sử dụng từ
1.1. Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
1.1a. Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
Các từ ngữ cùng chủ điểm có thể tìm trong văn bản đã học hoặc ở ngoài các văn bản ấy. Chỉ có điều
SGK không cung cấp hay áp đặt cho HS một danh sách từ có sẵn để các em học thuộc lòng mà chỉ nêu
định hướng để các em dựa vào những văn bảnđã học hoặc huy động vốn từ tiềm tàng của bản thân và bạn
bè trong lớp để đưa các từ ấy váo một hệ thống để kiểm soát và vận dụng.
VD1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21,22, em hãy tìm các từ ngữ:
a) Chỉ tri thức. M: bác sĩ
b) Chỉ hoạt động của tri thức. M: nghiên cứu
( Tiếng Việt 3, tập hai, trang 35)
VD2: Tìm các từ:
4 GV: Đào Duy Thanh
TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
a) Chỉ trẻ em M: thiếu niên
b) Chỉ tính nết của trẻ em. M: ngoan ngoãn
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. M: thương yêu
( Tiếng Việt 3, tập một, trang 16)
VD3: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật M: diễn viên
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật M: đóng phim
c) Chỉ các môn nghệ thuật M: điện ảnh
( Tiếng Việt 3, tập hai, trang 53)
1.1b Bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát:
VD1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
“ Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.”
( Tiếng Việt 3, tập một, trang 8)
VD2: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em.
( Tiếng Việt 3, tập một, trang 58)
1.1c Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ:
VD: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
a) Bóng M: bóng đá
b) Chạy M: chạy vượt rào
c) Đua M: đua xe đạp
d) Nhảy M: Nhảy cao
( Tiếng Việt 3, tập hai, trang 93)
1.1d Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ:
VD: Giải ô chữ, biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là “Buổi lễ mở đầu năm học mới”.
Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên ( gồm 2 tiếng bắt đầu bằng chữ L).
Dòng 2: ….
( Tiếng Việt 3, tập một, trang 50)
B. CÁCH DẠY VỀ LUYỆN TỪ TRONG PHÂN MÔN LTVC Ở LỚP 3
1. Một số điểm lưu ý khi dạy kiểu bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Đây là kiểu bài chiếm tỉ lệ cao trong SGK Tiếng Việt 3.
Nếu việc mở rộng vốn từ gắn với những văn bản đã học thì các từ ngữ cần tìm là một hệ thống
đóng, với số lượng từ ngữ cụ thể, rõ ràng. GV dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để hướng dẫn HS tìm
các từ ngữ cùng loại, cùng nằm trong một trường nghĩa, cùng thuộc một chủ điểm (hoặc một phương diện
của chủ điểm) ở trong văn bản mà bài tập đã qui định. VD: Bài tấp, tiết Luyện từ và câu tuần 22, nêu yêu
cầu Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22, tìm các từ ngữ chỉ trí thức (M: bác
sĩ) và hoạt động của trí thức (M: nghiên cứu). Trước hết GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để xác định các
bài tập đọc, chính tả ở tuần 21,22. Sau đó, ở từng văn bản, hướng dẫn HS tìm các từ ngữ mà bài tập yêu
cầu. Cuối cùng , xây dựng bảng tổng hợp kết quả làm bài tập, có thể trình bày như sau:
5 GV: Đào Duy Thanh

TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
Văn bản Từ ngữ tìm được
Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thức
Ông tổ nghề thêu Tiến sĩ đọc sách, học, quan sát
Lê Quý Đôn Tiến sĩ, nhà bác học đọc, viết, sáng tác
- Bàn tay cô giáo
- Người trí thức yêu nước
- Bài chính tả tuần 22
( TV3, tập 2, tr.29)
Thầy giáo, cô giáo, bác sĩ, kĩ

Dạy học, chữa bệnh, chế thuốc chữa
bệnh, chế tạo máy móc,nghiên cứu
khoa học
Nhà bác học và bà cụ Nhà bác học Chế ra tàu điện, chế tạo xe điện
Một nhà thông thái Nhà thông thái, nhà bác học
Trong trường hợp nhiệm vụ mở rộng vốn từ không gắn với những văn bản đã học thì tập hợp các từ
cần tìm là một hệ thống mở hay nói cách khác là các từ nằm trong một hệ thống liên tưởng tự do. GV cũng
dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để gợi ý, hướng dẫn HS tìm từ. Nhưng việc gợi ý, hướng dẫn ở đây
cần linh hoạt, cụ thể hơn. GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm hoặc chơi đố
từ,… để các em có thể dựa vào nhau mà khơi gợi vốn từ tìm tàng của mình. Số lượng từ HS tìm được có
thể không xác định và in dấu ấn của sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân HS.
Trong quá trình GV hướng dẫn HS tìm từ, có thể có hiện tượng HS nêu những từ “lạc hệ thống”,
không đúng yêu cầu của bài tập. VD: Bài tập 1, tiết LTVC tuần 24, nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ chỉ những
người hoạt động nghệ thuật Bên cạnh các từ ngữ đúng mà HS tìm được như: diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ múa,
nghệ sĩ điện ảnh, nghệ sĩ xiếc, nhà soạn kịch, biên đạo múa, đạo diễn, nhà quay phim, nhà văn, nhà thơ,
họa sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư,…có thể có những từ “lạc hệ thống” mà HS nêu ra như: đóng
phim, quay phim, nặn tượng, biểu diễn nghệ thuật,…( các từ này chỉ các hoạt động nghệ thuật chứ không
chỉ những người hoạt động nghệ thuật); điện ảnh, kịch nói, xiếc, ảo thuật,…( chỉ các môn nghệ thuật);
nhạc cụ, dàn, sáo, chiêng, trống,…(chỉ dụng cụ dùng trong biểu diễn nghệ thuật),… GV cần kịp thời phát

hiện những từ này và chỉ ra chỗ chưa phù hợp của từng từ.
2. Đối với các kiểu bài tập khác về mở rộng vốn từ
2.1. Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát

Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ theo các từ
loại danh từ, động từ, tính từ. Đây cũng là một hình thức luyện tập để củng cố kiến thức về từ loại mà HS
đã học ở lớp 2.
Về cách dạy, trước hết, GV có thể cho HS giải thích hoặc tự mình giải thích cho HS các khái niệm
sự vật ( bao gồm người, đồ vật, sự vật, cây cối,…), hoạt động, trạng thái (cử chỉ, động tác, tư thế, tình
trạng của người, vật,…), đặc điểm (hình dáng, tính tình, màu sắc,..của người, vật). Trên cơ sở đó, GV
hướng dẫn HS tìm các từ ngữ thuộc từng loại nói trên trong các văn bản. Vì từ là một khái niệm khó, HS
lớp 3 lại chưa được học lí thuyết, do đó GV không nên đòi hỏi các em phải tìm được những lời giải hoàn
toàn chính xác. VD: Đối với yêu cầu Tìm từ chỉ sự vật trong khổ thơ:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai”
(Tiếng Việt 3, tập 1, tr.8)
6 GV: Đào Duy Thanh
TrưỜNG tiểu học số 2 Đập Đá
Học sinh có thể cho tay em là một từ chỉ sự vật hay tay và em là hai từ, mỗi từ chỉ một sự vật khác
nhau đều được. Cái chính là các em phân biệt được sự vật và từ chỉ sự vật với hoạt động, trạng thái, đặc
điểm và từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm.
2.2 Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ

Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ trong SGK Tiếng Việt 3 chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng là
mô hình bài tập đáng chú ý. Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ nghĩa là dựa vào một yếu tố cấu tạo từ (tiếng)
cho sẵn, để tạo ra các từ có cùng kiểu cấu tạo, trong đó có chứa yếu tố cấu tạo từ cho sẵn ấy. Mô hình cấu
tạo từ có sức sinh sản cao, do đó kiểu bài tập này có tác dụng lớn trong việc giúp học sinh mở rộng vốn từ.
Về cách dạy, Gv hướng dẫn HS dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để tìm các từ có cùng kiểu cấu

tạo, đáp ứng ứng được yêu cầu của bài tập. VD: Bài tập 1, tiết LTVC tuần 29 yêu cầu Kể tên các môn thể
thao bắt đầu bằng các tiếng bóng (M: bóng đá), chạy (M: chạy vượt rào), đua (M: đua xe đạp), nhảy (M:
nhảy cao). Theo cách làm đã nói ở trên, HS có thể tìm được các từ ngữ sau:
- Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục,…
- Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang, chạy ma-ra-tông,…
- Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua mô tô, đua ngựa, đua voi,…
- Nhảy: nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù,…
2.3. Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi giải ô chữ
Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi giải ô chữ cũng có mục đích giup`1 HS mở rộng vốn từ. Hình
thức bài tập này có tính trực quan, lại là một trò chơi học tập, nên dễ cuốn hút HS. Các từ ngữ cần tìm và
cần điền vào ô chữ thường cùng nằm trong một chủ điểm, một trường nghĩa. Do đó, tác dụng giúp HS mở
rộng, phát triển vốn từ theo hệ thống của dạng bài tập này cũng rất cao. Về cấu tạo, bài tập giải ô chữ
thường có hai phần – phần ô chữ và phần lời gợi ý. Ô chữ gồm nhiều dòng, mỗi dòng lại có nhiều ô. HS
cần điền các từ ngữ theo dòng, mỗi chữ cái tạo nên từ ngữ ấy điền vào một ô. Phần lời gợi ý cung cấp
nghĩa hoặc những dấu hiệu giúp HS tìm ra từ ngữ cần điền vào từng dòng. Nên biết phối hợp yêu cầu và
gợi ý của hai phần với nhau thì chắc chắn HS sẽ tìm ra được từ ngữ thích hợp, qua đó mở rộng được vốn
từ và nắm được nghĩa của từ.
Về cách dạy dạng bài tập này, GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập, rồi dựa vào chữ điền mẫu và
phần lời gợi ý, hướng dẫn HS tìm từ cần điền vào từng dòng hàng ngang. VD: Qua bài tập giải ô chữ trong
tiết LTVC tuần 6, HS được mở rộng vốn từ về chủ điểm Trường học, với các từ ngữ cụ thể sau: lên lớp,
sách giáo khoa, thời khóa biểu, cô giáo, giảng bài, ra chơi, thông minh, học giỏi, lười học,…
3. DẠNG BÀI PHÂN LOẠI, HỆ THỐNG HÓA VỐN TỪ
Trong SGK Tiếng Việt 3, loại bài tập này chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Một số ví dụ:
VD1: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đó, nhớ thương, yêu
quý, mái đình, thương yệu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
Nhóm Từ ngữ
1. Chỉ sự vật ở quê hương M: cây đa
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương M: gắn bó
( Tiếng Việt 3, tập một, tr.89)
7 GV: Đào Duy Thanh