Lương trung bình của công nhân nhà máy năm 2024

Thông tin về tình hình lao động, việc làm, thu nhập của người lao động trong năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương bình quân khoảng 7,5 triệu đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 805.000 đồng), chủ yếu do tăng lương tối thiểu vùng và thu nhập ngoài lương trong dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, có hơn 122.000 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, nhiều người lao động mất việc làm. Một số doanh nghiệp chế biến gỗ, dệt may, da giày bị thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống.

Nhiều người lao động phải chấp nhận tăng ca, làm thêm giờ để tìm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của người lao động có sự chuyển biến, nhưng những vấn đề bức xúc ở các khu công nghiệp tập trung chưa có sự thay đổi rõ nét như: Nhà ở, nhà lưu trú, dịch vụ khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, công tác quản lý nhà trẻ, nhà mẫu giáo dành cho con công nhân...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết, tình hình doanh nghiệp chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa nghiêm, nhất là các quy định về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.

Cá biệt có những doanh nghiệp mặc dù sản xuất kinh doanh tăng trưởng vẫn lợi dụng ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nhằm không tăng, hoặc cắt giảm các phúc lợi đã thỏa thuận dẫn đến những bức xúc trong công nhân lao động.

Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương với tổng số tiền nợ (phải tính lãi) là gần 14.600 tỉ đồng, chiếm 3,4% số phải thu (theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam); tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ lớn tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn diễn ra, chưa có giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Năm 2022, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số hơn 98.000 người lao động tham gia; tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động...

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện một bộ phận người lao động còn lo lắng về thu nhập, đời sống trước biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu, tiền thưởng và các khoản phúc lợi trong dịp Tết 2023. Ngoài ra, tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn diễn ra, chưa có các giải pháp thực sự hữu hiệu, ổn định, lâu dài; nhiều nơi tín dụng đen vẫn xâm nhập vào đời sống của người lao động.

Trong bối cảnh đó, cơ quan này kiến nghị Nhà nước có thêm nhiều chính sách mới để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Mức lương của công nhân lao động tại các công ty thuộc khu công nghiệp Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) có nhiều sự chênh lệch, lương công nhân lành nghề cao hơn hẳn công nhân phổ thông.

Lương trung bình của công nhân nhà máy năm 2024
Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tô Công

Khu công nghiệp Cẩm Khê nằm trên địa bàn thị trấn Cẩm Khê và xã Xương Thịnh (huyện Cẩm Khê) đang được xây dựng với quy mô lên tới 450ha, đây là 1 trong 2 khu công nghiệp lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ. Hiện, 2 doanh nghiệp được giao xây dựng hạ tầng khu công nghiệp này là Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Anh đang rầm rộ thi công mở rộng, san lấp mặt bằng.

Tính đến nay, tại khu công nghiệp Cẩm Khê đã có 23 nhà đầu tư được cấp phép. Trong đó, có 4 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng, 19 nhà đầu tư nước ngoài tổng mức đầu tư 311,9 triệu USD, 12 dự án đi vào hoạt động.

Chị Ngọc và chị Nhung - công nhân Công ty Hwa Sung Vina - có mức lương cơ bản khoảng 3,8 triệu đồng, còn lại là các khoản phụ cấp tăng ca, tổng số tiền lương nhận được khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng.

Một số công nhân phổ thông khác cho rằng, lương các công ty tại khu công nghiệp Cẩm Khê không chênh lệch nhiều, khoảng trên dưới 6 triệu đồng. Chênh lệch về lương chủ yếu là giữa công nhân phổ thông và công nhân có tay nghề.

Bà Lê Thị Mai - Trưởng phòng Pháp chế của Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam (Nhà máy Dệt may Sunrise Việt Nam) cho biết, tháng 7 vừa qua, lương công nhân có nghề may tại công ty đạt từ 8,5 đến 9,5 triệu đồng/tháng.

“Các công nhân có tay nghề sẽ được hưởng những đãi ngộ khác, như đánh giá xếp loại và thưởng nóng (xếp loại A thêm 450.000 đồng, B thêm 350.000 đồng...). Công nhân lành nghề còn có nhiều cơ hội để lên quản lý với mức lương thưởng khá tốt (Tổ trưởng thu nhập 12 triệu đồng/tháng, quản lý chuyền may thu nhập 30 triệu đồng/tháng)” - bà Mai thông tin.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Bùi Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ - cho biết, mức lương trung bình của công nhân lao động tại khu công nghiệp Cẩm Khê dao động từ 5 đến 6 triệu đồng, thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh Phú Thọ (6,5 triệu đồng).