Luyện tập hợp âm chặn

Hợp âm chặn là một trong những hợp âm được dùng phổ biến giúp cho bản nhạc bạn đàn hay hơn. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc lỗi khi bấm hợp âm chặn nhưng không biết tại sao và không biết phải sửa như thế nào.

Nếu bạn muốn tập được hợp âm chặn thì trước tiên bạn phải chuyển được các hợp âm mở một cách đơn giản và dễ dàng.

Hợp âm mở được hiểu đơn giản là những hợp âm khi bấm vẫn có một hoặc một số dây không bị bấm vào còn hợp âm chặn là hợp âm khi bấm ta dùng một ngón tay [ thường là ngón trỏ] để chặn cả một ngăn đàn lại đồng thời các ngón còn lại vẫn bấm vào các dây khác.

Mặc dù có nhiều bài hát đơn giản chỉ chơi ở các hợp âm mở mà không dùng tới hợp âm chặn nhưng bạn vẫn nên học hợp âm chặn để có thể trình bày các bản nhạc hay hơn và hoàn chỉnh hơn.

Lí do bạn chưa chơi được hợp âm chặn có thể là do đàn hoặc do chính bạn.

Lỗi ở đàn là do đàn đã bị cong cần quá mức khiến cho khoảng cách giữa các dây và cần đàn xa nhau khiến cho việc bấm hợp âm khó khăn hơn, tốn nhiều công sức hơn.

Lỗi gặp phải do bản thân người chơi thường là do bạn thực hiện thao tác sai. Thứ nhất là bạn nên đặt ngón trỏ thẳng hoặc có thể là vuông góc với cần đàn và song song với ngón cái để có thể có nhiều lực hơn để bấm hợp âm. Bên cạnh đó bạn cũng không nên quá gồng người khi đánh mà phải thả lỏng cơ thể, dùng sức vừa phải thì mới có thể bấm đúng được.

Luyện tập hợp âm chặn

Capo guitar Keyser sản xuất tại Mỹ

Bạn cũng nên luyện tập đặt ngón trỏ vào bấm hợp âm chặn trước rồi bấm những ngón còn lại hoặc bấm cả một lúc cùng nhau để âm thanh phát ra hay và chính xác nhất.

Một yếu tố khá quan trọng nữa là bạn nên luyện cho lực tác dụng lên các dây là đều như nhau để tránh trường hợp rè dây hoặc âm thanh nghe giật cục. Muốn bấm hợp âm chặn nghe tự nhiên hơn thì bạn nên luyện tập cho quá trình chuyển từ các hợp âm mở này sang các hợp âm mở kia và từ các hợp âm mở sang hợp âm chặn cho nhuần nhuyễn và nhịp nhàng.

Hoặc bạn có thể kẹp capo lên ngăn trước vị trí bạn bấm hợp âm để dễ dàng luyện tập hơn mà không tốn nhiều lực để tác dụng lên dây.

Vừa rồi là một số phương pháp giúp bạn có thể tập chơi hợp âm chặn hiệu quả, chúc các bạn có thể áp dụng thành công và đạt được mục tiêu đề ra. Chúc các bạn thành công!

Đầu tiên là thế tay cơ bản cho các bạn. Các bạn chú ý hơi nghiêng ngón tay đi 1 chút, để phần cạnh ngón trỏ tiếp xúc với dây đàn, khi đó sẽ đỡ tốn lực hơn và không cần gồng cứng ngón tay. Hãy cố gắng để ngón trỏ sát phím đàn nhất có thể, đấy là vị trí dễ dàng nhất để bấm, âm trong mà không tốn quá nhiều lực.

Luyện tập hợp âm chặn

1 lưu ý nho nhỏ cho các bạn là đừng để ngón cái cao vượt quá cần đàn, hãy để nó thấp như trong hình dưới đây

Luyện tập hợp âm chặn

Một vài “Mẹo” tập luyện để giúp bạn có thể nhanh chóng chinh phục được các hợp âm chặn hơn:

– Ngón trỏ là ngón giữ vai trò quan trọng nhất trong hợp âm chặn (vì nó làm nhiệm vụ chặn dây mà), vậy khi sử dụng ngón trỏ các bạn hãy nhớ, hơi nghiêng ngón trỏ đi 1 chút để các dây được chặn chặt chẽ hơn bởi phần xương bên cạnh ngón tay. Đừng giữ “thẳng đơ” và gồng cứng ngón trỏ của bạn như vậy càng khiến các nốt dễ bị “chết” hơn thôi.

– Các bạn hãy chặn ngón trỏ gần sát với phím đàn nhất có thể. Bởi đó là vị trí phát âm cho ra tiếng đẹp nhất và cũng là vị trí dễ bấm nhất (không nặng, không tốn lực ngón tay khi bấm).

– Để chặn phím dễ dàng hơn nữa các bạn có thể sử dụng tay phải hơi kéo thùng đàn sát về phía người bạn, đồng thời đẩy nhẹ cần đàn hướng ra phía ngoài. Như vậy khi bạn sử dụng hợp âm chặn sẽ có 2 lực ngược chiều xuất hiện, 1 lực hướng vào trong lòng bạn (tay phải đảm nhận), 1 lực hướng ra phía ngoài (tay trái đảm nhận) khiến cho thế chặn tay của bạn được chặt chẽ và vững vàng.

* Hợp Âm Dịch Chuyển

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi các bạn học được cách chơi hợp âm chặn đó là sự “dịch chuyển” của chúng. Điều đó có nghĩa là, không giống như các hợp âm mở (Open chord), khi bạn đã học được 1 hợp âm chặn thì bạn có thể giữ nguyên “phom tay” của hợp âm đó và dịch chuyển khắp cần đàn để tạo ra các hợp âm khác. Tôi lấy ví dụ trong hợp âm F chẳng hạn, tên hợp âm là tên nốt trên dây số 6 của ngăn 1, bây giờ bạn muốn có hợp âm G, thì chỉ cần giữ nguyên “thế tay” của hợp âm F và dịch 2 ngăn trên cần đàn là được.

Nếu bạn quan tâm đến guitar và muốn học guitar một cách bài bản . Bạn có thể tham khảo thông tin khóa học guitar tại đây. Hoặc liên hệ hotline SEAMI: (028)7.30.30.369 để chúng mình có thể hỗ trợ bạn tốt hơn

Hợp âm chặn là một trong những phần “khó nhằn” nhất đối với người mới bắt đầu luyện tập. Lý do là đối với hợp âm loại này bạn sẽ phải sử dụng gần như toàn bộ các ngón của bàn tay trái để bấm, hơn nữa lại phải dùng ngón trỏ để tì lực lên toàn bộ các dây đàn. Với những người mới chơi đàn cơ tay còn yếu thì việc tập luyện hợp âm chặn có thể khiến bạn bị đau tay, thậm chí là chuột rút nếu cố quá sức. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn các luyện tập hợp âm chặn hiệu quả.

Hợp âm chặn là gì?

Hợp âm chặn (tiếng anh là barre chord) là loại hợp âm bạn phải sử dụng ngón trỏ bàn tay trái chặn lên hầu hết các dây đàn, lúc này ngón trỏ sẽ đóng vai trò như là 1 chiếc capo. Hợp âm chặn khác với hợp âm mở (open chord) ở chỗ là nó không có các dây buông vang lên trong quá trình chơi.

Lợi ích của hợp âm chặn

Học và sử dụng được hợp âm chặn có rất nhiều lợi ích cho người chơi guitar. Bên dưới đây sẽ liệt kê cho bạn những tính năng hữu dụng nhất của hợp âm chặn

#1. Công cụ chuyển tông
Hợp âm chặn với ngón trỏ đè qua các dây đàn đóng vai trò như là 1 chiếc capo kẹp đàn. Điều này có nghĩa là khi chơi đàn đệm hát, mà ca sỹ cần phải lên tông thì công việc của guitarist sẽ rất đơn giản nếu biết chặn hợp âm. Vì lúc đó người đệm đàn sẽ chỉ cần dịch ngón trỏ của bàn tay trái lên số phím tương ứng, trong khi vẫn giữ nguyên thế bấm của các ngón tay còn lại là đã có thể nâng được tông đàn cho ca sỹ hát rồi.

#2. Tạo âm chết (deadnnote) khi chơi quạt
Không giống như violin đẹp nhất ở giai điệu, piano chuyên về hòa âm, guitar lại là loại nhạc cụ mạnh nhất về khoản tiết tấu. Người chơi guitar, nhất là guitar đệm hát, phải tập trung vào luyện quạt đàn để có thể thể hiện được các loại tiết tấu khác nhau. Và trong các kỹ thuật quạt thì có một kỹ thuật rất hay đó là âm chết. Tức là tạo ra các âm “phựt phựt” chen lẫn với các âm bình thường khi quạt đàn.

Muốn tạo được dead note (âm chết) nếu bạn có một bàn tay thật to, như người nước ngoài, thì không phải là vấn đề. Nhưng không may mắn là người Việt Nam không có bàn tay to đủ để ôm hết toàn bộ cần đàn để bịt dây. Chính bởi vậy là nếu bạn vẫn muốn bịt dây để tạo dead note thì hợp âm chặn là giải pháp hữu hiệu. Đơn giản là bấm hợp âm chặn và nhả lực để hờ trên dây là bạn đã có thể tạo ra các âm dead note như mong muốn rồi.