Mẫu danh sách cổ đông hiện hữu

Xem ngay bài viết sau để tải mẫu danh sách cổ đông mới nhất cũng như hướng dẫn chi tiết cách lập danh sách cổ đông chính xác theo quy định pháp luât.

Danh sách cổ đông là gì? Để làm gì?

Danh sách cổ đông là danh sách do công ty lập ra ghi nhận thông tin về các cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, danh sách cổ đông chính là những người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần mà họ đã mua trong công ty.

Danh sách cổ đông dùng để lưu trữ nội bộ trong công ty và thực hiện các giao dịch khác khi cần xuất trình danh sách các cổ đông trong công ty.

Các nội dung trong danh sách cổ đông

Trong danh sách cổ đông sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Tên cổ đông trong công ty;
  • Ngày tháng năm sinh đối với cổ đông sáng lập là cá nhân;
  • Giới tính của cổ đông;
  • Quốc tịch của cổ đông;
  • Dân tộc;
  • Chỗ ở hiện nay đối với cổ đông sáng lập là các cá nhân; địa chỉ đặt trụ sở chính đối với tổ chức;
  • Số, ngày, cơ quan cấp CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu đối với các cá nhân; giấy chứng nhận ĐKDN hoặc các giấy chứng nhận tương đương khác đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với các tổ chức;
  • Vốn góp bao gồm: Tổng số cổ phần [Số lượng và giá trị cổ phần]; Tỷ lệ; Loại cổ phần và Thời điểm góp vốn;
  • Mã số dự án, ngày, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư [trường hợp nếu có];
  • Chữ ký của các cổ đông sáng lập công ty.

Mẫu danh sách cổ đông sáng lập mới nhất

Hướng dẫn cách ghi danh sách cổ đông chuẩn

Để ghi danh sách cổ đông chính xác, cần phải ghi những nội dung cơ bản sau đây:

  • Mục 1: Số thứ tự [Đánh từ 1 hết]
  • Mục 2: Tên cổ đông sáng lập trong công ty.
    • Ghi rõ họ và tên của các cổ đông trong công ty trường hợp đối với cá nhân
    • Ghi rõ đầy đủ tên doanh nghiệp đối với trường hợp là tổ chức
  • Mục 3,4,5 và 6: Ghi chi tiết như giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Mục 7: Chỗ ở hiện tại: Ghi chi tiết đến địa chỉ thôn, xóm, làng nơi ở hiện nay của cá nhân.
  • Mục 8: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
    • Ghi chi tiết đến địa chỉ chi tiết như trên giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân
    • Ghi chi tiết địa chỉ trụ sở chính của tổ chức đối với trường hợp là tổ chức
  • Mục 9: Số, ngày, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức.
    • Ghi theo giấy tờ chứng thực cá nhân còn giá trị sử dụng của cá nhân bao gồm: số giấy tờ, ngày cấp và nơi cấp.
    • Ghi số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mục 10, 11: Tổng số cổ phần: Ghi số lượng cổ phần và giá trị của số lượng cổ phần sở hữu
  • Mục 12: Tỉ lệ: Số % cổ phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu trên tổng số cổ phần của công ty.
  • Mục 13, 14: Loại cổ phần: Cổ phần trong công ty gồm những loại cổ phần nào: số lượng và giá trị của cổ phần đó.
  • Mục 17: Thời điểm góp vốn: Ghi rõ ngày tháng năm mà các cá nhân hoặc tổ chức dự kiến góp vốn không quá 90 ngày đối với trường hợp thành lập mới doanh nghiệp
  • Mục 18: Mã số dự án, ngày, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [nếu có]: Ghi rõ mã số dự án, ngày, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu tổ chức có dự án thực hiện dự án đầu tư.
  • Mục 19: Chữ ký của cổ đông sáng lập: Cá nhân trực tiếp kí vào mục này hoặc người đại diện của tổ chức ủy quyền.

Những lưu ý khi lập danh sách cổ đông công ty cổ phần

Khi thực hiện lập danh sách cổ đông trong công ty cổ phần bạn cần lưu ý:

  • Ghi tổng giá trị phần vốn góp cổ phần của từng cổ đông sáng lập trong công ty. Tài sản được hình thành từ tổng giá trị phần vốn góp cổ phần của từng cổ đông sáng lập cần được liệt kê cụ thể như sau:
    • Tên của các loại tài sản góp vốn cổ phần.
    • Số lượng của từng loại tài sản góp vốn cổ phần.
    • Giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần.
    • Thời điểm thực hiện việc góp vốn cổ phần của từng loại tài sản.
  • Giá trị của phần vốn góp cổ phần ghi bằng số theo đơn vị VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài trường hợp nếu có.
  • Thời điểm thực hiện việc góp vốn là thời điểm các cổ đông sáng lập dự kiến hoàn thành việc góp vốn.
  • Chữ ký của các cổ đông sáng lập chỉ cần ký trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký thành lập mới, khi thay đổi thông tin của các cổ đông sáng lập không cần chữ ký của các cổ đông mà chỉ cần người đại diện pháp luật kí. Trường hợp cổ đông sáng lập là các tổ chức thì sẽ là chữ ký là của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ ký trực tiếp vào phần cuối xác nhận của công ty.

Trên đây là mẫu danh sách cổ đông mới nhất theo quy định pháp luật. Nếu có vướng mắc nào khác gọi ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6518 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Vui lòng đánh giá!

Chia sẻ
Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Lỗi không tìm thấy chữ ký số: Nguyên nhân và cách khắc phục »
Trước « Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online đơn giản nhất
Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề