Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống Lão Hạc

Nguyễn Thị Bích Thủy

ĐỀ BÀI

Câu 1 [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quán hàng phù thuỷ

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên.

Từ bên trong

Phù thuỷ ló ra nhìn:

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non.

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

[Tác giả: K. Badjadjo Pradip, Thái Bá Tân dịch]

1.  Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh “cây non”, “quả chín” trong văn bản trên.

2.  Thông điệp mà anh, chị nhận được từ văn bản trên là gì?

Câu 2 [3,0 điểm]

Viết bài văn không quá 1,5 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết như một bản sao.

Câu 3 [5,0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc. [SGK Ngữ văn 8,  tập một].

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1

1. Ý nghĩa của các hình ảnh “cây non”, “quả chín”:

– “Cây non” là những hạt mầm mà ta gieo vào cuộc sống, là sự khởi đầu, là nền tảng đầu tiên của cuộc sống.

– “Quả chín” là kết quả mà ta đạt được, là thành công, là những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

2. Thông điệp:

– Hạnh phúc bình yên, tình bạn là những giá trị thuộc về lĩnh vực tinh thần và đó là những giá trị cao quý mà con người luôn khao khát hướng tới.

– Nó là kết quả của tình cảm chân thành, không vụ lợi, là sự nỗ lực, tìm hiếu vun đắp, nuôi dưỡng của chính bản thân mình, không tiền bạc, sức mạnh, quyền lực nào có thể mua nổi.

Câu 2

1. Giải thích:

– Giải thích ý nghĩa từ ngữ:

+ “Nguyên bản”: bản gốc, thể hiện tính độc đáo, duy nhất.

+ “Bản sao”: sao chép lại một bản khác, rập khuôn theo mẫu có sẵn.

– Ý nghĩa cả câu: Khẳng định con người sinh ra là một cá tính độc đáo, không nên bắt chước theo khuôn mẫu, làm theo người khác mà đánh mất chính mình, dẫn đến cái chết về mặt tâm hồn, tính cách.

2. Bàn luận:

Câu nói thể hiện quan điểm sống đúng đắn. Từ khi sinh ra mỗi con người đã là một cá thể đơn nhất. Sự độc đáo không chỉ thể hiện ở kiến trúc cơ thể sống mà quan trọng hơn ở đời sống tâm hồn, tính cách.

– Trong cuộc sống, sự ảnh hưởng nhau về lối sống, cách sống là hiện tượng phổ biến. Điều đó có mặt tích cực giúp con người hoàn thiện mình hơn. Tuy nhiên nếu thụ động, máy móc, rập khuôn và không tự chủ được con người sẽ dễ đánh mất mình, biến thành cái bóng của người khác. Dần dần, nó sẽ dẫn con người đến cái chết về tâm hồn, tính cách.

– Phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống khi rập khuôn theo cách sống của người khác.

3. Bài học:

– Mỗi người cần nhận thức sâu sắc: Mỗi người như một tiểu vũ trụ riêng, không lặp lại. Chúng ta phải sống đúng, sống thật với con người mình.

– Cần học tập những mặt tích cực ở người khác nhưng đồng thời cần tôn trọng chính con người mình, giữ gìn bản sắc và cá tính riêng.

Câu 3

1. Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.

+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.

+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.

* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. [Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo]. Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.

* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…

4. Đánh giá

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.

–   Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống. 

Xem thêm : Để viết bài văn hay và đủ ý – Lê Quang Hưng – Văn học sưu tầm ” Tại đây “

Related

Tags:góc học tập · văn học sưu tầm

Tác phẩm văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời [nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…]

Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản

Yêu cầu của một tác phẩm văn học chân chính:

Xuất phát từ phía nhà văn:

Nhà văn phải có tấm lòng chan chứa tình yêu thương, phải biết đồng cảm, xót thương, sẻ chia với những nỗi khổ đau, bi kịch của con người. Nhà văn phải là người “cho máu”. Văn chương xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của con người. Vì thế, tư tưởng tình cảm càng chân thực, sâu sắc, mãnh liệt thì tác phẩm càng có giá trị. Trong nỗi đau, cảm xúc của con người thường dâng lên tận cùng của sự chân thực, sâu sắc, mãnh liệt. Vì thế, có thấu hiểu được những nỗi đau ấy, nhà văn mới tạo nên những sáng tác giá trị.

L.Tonxtoi khẳng định “một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường[…] Nhà văn tồn tại ở đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” [Nguyễn Minh Châu]

Xuất phát từ bản chất của văn chương:

“Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú thêm” [Thạch Lam].

  • Tác phẩm Văn học
  • Thi pháp học
  • Tiếp nhận văn học

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề