Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Vô kinh là gì?

Vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian qui định. Phụ nữ thường không thấy kinh trước dậy thì, trong thai kỳ, cho con bú và sau mãn kinh. Nếu như không thấy kinh vào những thời điểm khác, đó có thể là triệu chứng bệnh lý.

Vô kinh có hai loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát dùng để chỉ việc con gái đến tuổi dậy thì (khoảng 18 tuổi) nhưng không có kinh. Trong trường hợp người phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên mất kinh ( 3 tháng đối với kinh nguyệt đều, 6 tháng đối với người kinh nguyệt không đều) được gọi là vô kinh thứ phát.

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Nguyên nhân gây vô kinh?

Vô kinh được gây là bởi những sự thay đổi ở các cơ quan, các tuyến, và hóc môn liên quan đến kinh nguyệt hoặc do bệnh lý tâm thần hoặc suy dưỡng…

Vô kinh nguyên phát

Những nguyên nhân gồm có:

• Tổn thương buồng trứng

• Vấn đề liên quan đến việc tiết hóc môn của khu dưới đồi hoặc tuyến yên (những khu vực ở não sản sinh ra hóc môn tham gia vào quá trình kinh nguyệt)

• Những bất thường của cơ quan sinh dục: không có tử cung, không có buồng trứng, màng trinh không thủng…

• Trong nhiều trường hợp nguyên nhân của vô sinh nguyên phát không thể phát hiện được.

Vô kinh thứ phát

Những nguyên nhân phổ biến gây ra vô kinh thứ phát:

• Suy buồng trứng sớm

• Thiếu dinh dưỡng

• Phiền muộn/ trầm cảm

• Sử dụng thuốc

• Giảm cân quá mức

• Vận động quá mức

• Đau ốm liên tục

• Đột ngột tăng cân hoặc bị béo phì

• Những vấn đề về các tuyến tiết ra hóc môn, bao gồm tuyến giáp (hiếm gặp), tuyến yên…

• U buồng trứng (hiếm gặp)

• Do từ trước có phẫu thuật tử cung để lại sẹo

Những phụ nữ cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng cũng sẽ bị vô kinh.

Làm thế nào để biết nếu tôi bị vô kinh?

Nếu bạn bị mất kinh nguyệt, hãy đến gặp bác sĩ hoặc trung tâm y tế. Đầu tiên, bác sĩ sẽ muốn biết nếu kinh nguyệt của bạn bị ngưng là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra tổng quát và phụ khoa và bạn sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý của mình. Bạn sẽ phải miêu tả các triệu chứng cho bác sĩ biết.

Trong nhiều trường hợp, việc tìm ra nguyên nhân gây vô kinh có thể khó khăn. Bạn cần giúp đỡ các bác sĩ ghi lại những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Ghi lại kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài bao lâu và lần cuối bạn có kinh nguyệt. Ngoài ra, cần báo cáo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng cũng như những thay đổi trong việc ăn kiêng hoặc chương trình tập luyện. Bạn cũng cần thông báo các vấn đề về cảm xúc đang gặp phải, bao gồm cả stress.
 

Vô kinh điều trị như thế nào?

Vô kinh điều trị dựa trên nguyên nhân gây vô kinh, bao gồm:

• Ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân (trường hợp vô kinh do béo phì)

• Ăn theo chế độ dinh dưỡng để tăng cân ( trường hợp vô kinh do giảm cân quá mức)

• Học các cách để kiểm soát stress

• Thay đổi cường độ tập luyện

• Điều trị hóc môn, theo chỉ dẫn của bác sĩ

• Phẫu thuật (hiếm gặp)

Vô kinh có thể là triệu chứng của bệnh chán ăn tâm thần, một rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Nếu bạn hoặc người thân có tình trạng này, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
 

Khi nào bạn nên tìm đến bác sĩ?

• Trễ kinh

• Có vấn đề về khả năng giữ cân bằng, phối hợp hoặc thị lực

• Bắt đầu sản xuất ra sữa, mặc dù bạn chưa sinh con

• Phát triển bất thường (quá nhiều) của lông trên cơ thể

• Hơn 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt 

Làm thế nào để phòng ngừa vô kinh?

Cách tốt nhất để phòng ngừa vô kinh thứ cấp là duy trì một lối sống lành mạnh. Giữ cân nặng hợp lí, chú ý đến kinh nguyệt hàng tháng, và luôn thực hiện đầy đủ các kiểm tra phụ khoa định kỳ. 

Nguồn

• Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development. AmenorrheaAccessed 7/21/2014.

• The Merck Manual. Amenorrhea Accessed 7/21/2014.

• Cleveland Clinic 

Bài viết được sưu tầm và thực hiện biên tập bởi Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Bài viết này không thể thay thế những lời khuyên của bác sĩ hoặc các cơ sở y tế. Vui lòng tham khảo bác sĩ của bạn về những lời khuyên cho tình trạng của mình.

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao
 - Ngày nay, do môi trường sống có nhiều thay đổi ảnh hưởng theo chiều hướng xấu tới sức khỏe con người. Phụ nữ là một trong những điển hình. Có thể do môi trường sống, do tâm lý hay thói quen sinh hoạt chưa đúng cách đã dẫn tới những bệnh phụ khoa không đáng có. Không có kinh nguyệt hay vô kinh là một trong những bệnh điển hình mà rất nhiều chị em mắc phải.

Hiện tượng mà chị em phụ nữ không thấy kinh nguyệt (đối với những người đã có kinh nguyệt) trong vòng từ 3-6 tháng và đối với chị em phụ nữ 18 tuổi chưa thấy kinh nguyệt lần nào được gọi là hiện tượng vô kinh (không có kinh nguyệt).

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

1. Tắt kinh nguyên phát Tắt kinh nguyên phát là để chỉ trường hợp quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh. Nguyên nhân thường gặp là do bất thường trong giải phẫu sinh lý bẩm sinh, bất thường trong nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết... Nguyên nhân của tắt kinh nguyên phát: do cấu tạo của cơ quan sinh dục bẩm sinh đã không có tử cung, teo buồng trứng bẩm sinh, teo tuyến yên bẩm sinh, không có vách ngăn âm đạo...

2. Tắt kinh thứ phát

Tắt kinh thứ phát là để chỉ trường hợp vốn có kinh nhưng do một nhân tố nào đó dẫn đến tắt kinh trong vòng 3 chu kì trở lên. Nguyên nhân của tắt kinh thứ phát: - Mang thai: Khi mang thai, kinh nguyệt của phụ nữ gần như biến mất. Phụ nữ có thai thì quá trình tạo ra sữa cho sản phụ cũng chính là lý do trì hoãn kinh nguyệt. - Do mất cân bằng hoóc-môn: Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở hoóc-môn chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh. - Do căng thẳng, trầm cảm lâu ngày: Tâm lý bao giờ cũng có những tác động tới cơ thể lớn, stress, căng thẳng dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, và nó có thể dẫn đến mất kinh. - Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. - Một số nguyên nhân khác là do tuổi tác, do việc đã trải qua quá trình phẫu thuật, do từng nạo phá thai hoặc do phản ứng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng.

Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt tới sớm hơn, muộn hơn đặc biệt vài tháng mới xuất hiện một lần sẽ là một vấn đề cần phải quan tâm. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng và quyết định khá nhiều tới khả năng thụ thai về sau.

Trong trường hợp kỳ kinh bỗng biến mất mà người phụ nữ đã có hoạt động tình dục không an toàn trước đó thì việc đầu tiên cần xác định đó là có phải do có thai không. Để kiểm tra có thể mua que thử thai và làm theo đúng hướng dẫn hoặc có thể tới bệnh viện, phòng khám tư nhân để kiểm tra.

Cần phải cẩn trọng bởi không có kinh nguyệt trong vài tháng thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Bởi điều này có thể do nguyên nhân nữ giới đang mắc một số bệnh lý viêm nhiễm bộ phận sinh dục, một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ, rối loạn nội tiết tố nữ.

Dưới 6 tháng không có kinh được gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều, 6 tháng không có kinh được gọi là hiện tượng vô sinh và rất nhiều người không có con do nguyên do này gây ra.

Thái Thị Hậu

Kỳ kinh nguyệt mỗi tháng sẽ là cách nhận biết sức khỏe của các chị em phụ nữ. Đôi khi, tới ngày nhưng lại không thấy có kinh lại là điều khiến chị em hoang mang.

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các chị em các vấn đề kinh nguyệt không đều. Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp những thắc mắc nhé.

Trước khi tìm hiểu tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt; chúng ta cần nhận biết thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo chia sẻ của tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; kinh nguyệt không đều là bình thường đối với các bạn gái tuổi teen và phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của các cô gái tuổi teen có thể không đều trong vài năm đầu và sẽ đều đặn vào những năm sau. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên thất thường trước khi mãn kinh.

Kinh nguyệt không đều nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo chỉ dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi độ dài chu kỳ thay đổi hơn 20 ngày từ tháng này sang tháng sau. Chẳng hạn như, chu kỳ của bạn chuyển từ chu kỳ 25 ngày bình thường sang chu kỳ 46 ngày vào tháng tiếp theo; và sau đó trở lại chu kỳ 25 ngày vào tháng kế tiếp.

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt?

1. Rối loạn tiêu hóa

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp khiến tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể. Hoặc vấn đề cường giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Lượng prolactin trong máu cao

Theo tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; tình trạng này được gọi là tăng prolactin máu. Prolactin là hormone khiến ngực phát triển trong tuổi dậy thì và tạo ra sữa mẹ sau khi sinh con. Hormone này cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó tăng cao trong máu cũng khiến cho kinh nguyệt không đều

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một tình trạng khác cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là Hội chứng đa nang buồng trứng; gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo thống kê, có khoảng 1/10 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS; tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ chia sẻ.

4. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

POI xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể xảy ra ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, POI không phải là tình trạng mãn kinh sớm. Nó không giống như tình trạng của những phụ nữ trong thời kỳ mãn. Những phụ nữ bị POI vẫn có thể có kinh nhưng không đều. Và họ cũng có thể mang thai như những người phụ nữ bình thường.

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Bệnh này thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) gây nên.

6. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Căng thẳng

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ; những căng thẳng nhỏ hàng ngày thường không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đến “đúng hẹn”.

7. Bệnh tiểu đường

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Nếu kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc điều kinh có thai được không? Có gây nguy hiểm cho thai nhi?

8. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Béo phì

Chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra hormone estrogen. Do đó, hormone estrogen cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra nhiều.

9. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng điều này có thể sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Khi kinh nguyệt không đều do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể dẫn đến vô kinh thứ phát. Dưới đây có thể là những trường hợp gây ra vô kinh thứ phát:

  • Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo.
  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Trải qua quá trình tập luyện nặng nhọc như chạy marathon.

10. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Thuốc tránh thai nội tiết

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Trong thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc cả progestin và estrogen. Các hormone này làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa thụ thai. Dưới đây là các biện pháp tránh thai nội tiết:

  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc tránh thai dạng tiêm.
  • Miếng dán tránh thai.
  • Đặt vòng âm đạo
  • Cấy ghép nội tiết tố.
  • Vòng tránh thai (IUD).

Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố liên tục thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi thử để đảm bảo các biện pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thông thường, các bạn phải mất một vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bởi vì tuổi dậy thì buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành.

Trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Phải mất một vài năm để trục HPO trưởng thành và điều chỉnh kinh nguyệt được đều hơn. Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới sẽ đều hơn vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết

12. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ những năm sinh sản sang mãn kinh. Quá trình chuyển đổi này có thể mất một hoặc hai năm hoặc có thể vài năm. Và trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 25 ngày trong tháng này và 29 ngày trong tháng tiếp theo.

Theo chuyên gia ở bệnh viện Cleveland tại Mỹ; kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh thì không sao. Nhưng nếu kinh nguyệt liên tục trở nên nặng hơn hoặc gần nhau hơn thì hãy gặp bác sĩ ngay.

Tuổi mãn kinh trung bình là 51, vì vậy tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 50. Thông thường, tiền mãn kinh cũng đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Nóng bừng.
  • Mất ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khô âm đạo.

13. Mang thai

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Đôi khi kinh nguyệt không xuất hiện cũng có thể do bạn đang mang thai. Bạn có thể mang thai nếu đã quan hệ tình dục không tránh thai. Và bạn đã quan hệ trong khoảng thời gian rụng trứng và tình trạng không có kinh nguyệt cũng là dấu hiệu thụ thai. Để biết bạn có thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nhé.

Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1-2 tháng; bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu mang thai thì hãy đến bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.

Mục đích

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Nếu con gái không có kinh nguyệt thì sao

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt. Nếu còn thắc mắc gì đến vấn đề chu kỳ kinh nguyệt hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.