Nếu sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Khái niệm về phản xạ có điều kiện, phản xạ không có điều kiện

Trước tiên, để có thể so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện thì hãy tìm hiểu khái niệm để có cái nhìn tổng quan nhé!

Phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Không những thế phản xạ còn đáp ứng các kích thích của môi trường bên trong.

Ví dụ như khi ta chạm tay vào đồ nóng, thì theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ nhanh chóng rụt tay lại. Hay khi thời tiết thay đổi thì cơ thể cũng cố sự thay đổi. Cụ thể là khi trời nóng cơ thể sẽ tiết mồ hôi, trời lạnh thì da thường tái hơn bình thường.

Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được tích lũy trong đời sống. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình tích lũy, rèn luyện mà có.

Tuy nhiên, phản xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu như nếu như không được tập luyện, củng cố thường xuyên.

Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện

  • Mùa đông sẽ lấy áo ấm mặc để không bị lạnh
  • Thấy đèn đỏ thì dừng lại, gặp đèn xanh thì tiếp tục đi
  • Trời nóng thì bật quạt
  • Khi trời tối biết bật điện lên cho sáng

Phản xạ không có điều kiện là gì?

Phản xạ không có điều kiện là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh. Loại phản xạ này có từ khi sinh ra và mang tính di truyền. Phản xạ không có điều kiện không cần phải học tập và không dễ mất đi.

Một số ví dụ về phản xạ không có điều kiện

  • Khi vừa sinh ra em bé đã biết khóc
  • Trời lạnh cơ thể sẽ nổi da gà
  • Trời nắng nóng nếu vận động mạnh cơ thể sẽ toát mồ hôi

Phản xạ là gì?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ, cụ thể:

– Dây thần kinh truyền vào dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

– Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.

– Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

– Dây thần kinh truyền ra dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

– Trung tâm thần kinh.

Phản xạ không điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không có điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở. Tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền. Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ bị kích thích. Có thể nói nó là mối liên kết ràng buộc vĩnh viễn giữa con người và môi trường xung quanh.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ chế, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:

- Phản xạ không điều kiện [PXKĐK] là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện [PXCĐK] là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Loigiaihay.com

  • Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu [✓] vào cột tương ứng ở bảng 52-1.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 166 SGK Sinh học 8.

  • Dựa vào hình 52 - 3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điểu kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

    Dựa vào hình 52 - 3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điểu kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

  • Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trinh bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52 - 2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 167 SGK Sinh học 8.

  • Bài 1 trang 168 SGK Sinh học 8

    Giải bài 1 trang 168 SGK Sinh học 8. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.

  • Bài 2 trang 168 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 168 SGK Sinh học 8. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện [tự chọn] và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.

  • Báo cáo thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

    Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

  • Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

    - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu? - Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? - Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

  • Da có những chức năng gì? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Sinh học 8.

  • Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức nãng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chi xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

    Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức nãng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chi xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

Video liên quan

Chủ Đề