Ngâm dừa với nước vôi trong bao lâu

Nước vôi trong là một trong những nguyên liệu cực kì quan trọng để làm một số món bánh truyền thống của người Việt, đặc biệt là những món mứt. Tại thời điểm mà nhà nhà đang rộn ràng chuẩn bị cho những món kẹo mứt đón Tết thì nước vôi trong là gì, cách làm nước vôi trong cũng như cách sử dụng nguyên liệu này đang được rất nhiều người quan tâm. Cùng Daylambanh.edu.vn tìm hiểu về nguyên liệu đặc biệt này!

Lội một vòng qua các công thức làm bánh đúc, bánh lọt, bánh ú,… và các loại mứt, có một nguyên liệu cực kì quen thuộc mà chúng ta sẽ gặp phải – đó chính là nước vôi trong. Vậy tác dụng của nước vôi trong là để làm gì? Tại sao chúng lại được thêm vào các thành phần nguyên liệu để làm ra những món bánh mứt này? Đây là những thắc mắc của Kate khi mới bắt đầu làm quen với nước vôi trong. Đây cũng chính là những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm để có thể làm ra những món bánh, mứt thơm ngon. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nước vôi trong, đừng bỏ qua bài viết tổng hợp này của Kate nhé! Tin rằng nó sẽ rất hữu ích đấy!

Nước vôi trong – nguyên liệu quen thuộc trong làm bánh, mứt [Ảnh: Internet]

Nước vôi trong chính là sản phẩm của quá trình hòa vôi bột với nước sạch đẻ tạo thành một dung dịch có màu trắng đục. Để yên dung dịch này trong thời gian khoảng 1 – 2 tiếng, phần vôi sẽ lắng thành cặn xuống dưới, phía trên có một phần nước trong vắt, trên cùng là lớp màng vôi lỏng. Lọc lấy phần nước trong ở giữa chính là nước vôi trong mà chúng ta thường sử dụng trong các công thức làm bánh, mứt.

Công thức hóa học của nước vôi trong chính là CaO + H2O để tạo thành Ca[OH]2 – dung dịch vôi tôi, vôi tôi sau khi lắng lại thì cho ra phần nước vôi trong.

Trong rất nhiều công thức làm các món bánh truyền thống của người Việt cũng như những món mứt ăn Tết thì nước vôi trong xuất hiện như một nguyên liệu không thể thiếu. Nước vôi khi có mặt trong các công thức này luôn được cân đong một lượng vừa đủ, không gây ảnh hưởng đến hương vị bánh hay có hại cho sức khỏe người ăn.

Cận Tết – thời điểm người ta làm bánh, mứt rất nhiều cũng là lúc nhiều người phải lùng sục tìm mua nước vôi trong. Tuy nhiên, nếu tìm mua nước vôi trong thì sẽ rất khó, thậm chí theo kinh nghiệm của Kate là chưa thấy chỗ nào bán loại nguyên liệu này.

Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể tìm mua vôi tôi hoặc vôi bột về và tự làm nước vôi trong. Cách làm nước vôi trong cực kì đơn giản nên bạn không cần lo lắng mua vôi về mà không làm được. Vôi tôi và vôi bột thường được bán ở một số hàng nhất định trong các khu chợ, đặc biệt là những chợ có bán nguyên liệu làm bánh. Kate ở TP.HCM thì thường tìm mua nước vôi trong ở chợ Vườn Chuối, quận 3, bạn có thể tìm thử nhé! Ngoài ra, một số của hàng bán dụng cụ và nguyên liệu làm bánh cũng có bán loại nguyên liệu này. Chỉ với tầm 10 ngàn là bạn có thể mua được 3 – 5kg vôi về dùng dần rồi.

Nước vôi trong được ứng dụng trong làm bánh mà mứt là một nguyên liệu không thể thiếu. Tác dụng của nước vôi trong khi được thêm vào các món bánh, mứt này là để tạo độ dẻo, dai và trong, giúp cho thành phẩm có hương vị hoàn hảo hơn. Ngoài ra, đối với một số món mứt mà nguyên liệu có độ hăng hoặc vị đắng, nước vôi trong sẽ giúp làm bớt đi phần đắng và hăng đó, giúp mứt của chúng ta thơm ngon hơn.

Một số loại bánh mứt dùng nước vôi trong trong nguyên liệu có thể kể đến như:

Các món bánh: Bánh đúc đậu phộng, bánh đúc truyền thống, bánh ú, bánh tẻ,….

Các món mứt: Mứt bí đao, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt dừa, mứt đu đủ, mứt xoài, mứt táo, mứt cà chua, mứt tắc, mứt vỏ cam,… Hầu hết các món mứt đều có sử dụng nước vôi trong trong công thức. Đây là một nguyên liệu giúp các món mứt của chúng ta thơm ngon hơn rất nhiều mà lại không hề gây hại đến sức khỏe khi sử dụng đúng liều lượng.

Nước vôi trong là nguyên liệu quan trọng làm mứt cà rốt [Ảnh: Internet]

Để làm ra nước vôi trong cực kì đơn giản, bạn chỉ cần làm theo một vài bước sau đây là sẽ có nước vôi trong để sử dụng rồi:

Đầu tiên, sau khi mua vôi tôi hoặc vôi bột về, bạn cho phần vôi vào một chiếc thau lớn, thêm nước vào rồi hòa tan vôi với nước cho thật đều.

Tiếp theo, bạn chỉ cần đợi cho tới khi nước vôi lắng cặn xuống dưới đáy, quá trình này sẽ mất thời gian khoảng 1 – 2 tiếng.

Sau khi nước vôi lắng lại, hỗn hợp của chúng ta sẽ có 3 phần tách biệt: Phần cặn vôi ở dưới, phần nước vôi trong ở giữa và một phần váng vôi phủ lên trên cùng.

Để lọc nước vôi trong, bạn chỉ cần hớt phần váng bên trên đi, sau đó lọc lấy nước vôi trong giữa rồi bảo quản trong hộp nhựa hoặc thủy tinh để dùng dần. Lưu ý không nên sử dụng hộp kim loại để đựng nước vôi trong nhé!

Sấu ngâm giòn tan, ngọt ngào đã trở thành một món đặc sản cực kì nổi tiếng của Hà Nội. Trong bài viết về nước vôi trong này, Kate cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm sấu giòn – một trong những ứng dụng của nước vôi trong nhé!

  • Quả sấu: 1kg [chú ý chọn những quả sấu vừa chín tới nhưng không bị dập nát nhé]
  • Đường: 800 gram
  • Một ít muối hạt
  • Nước vôi trong
  • Gừng già: Giã nhuyễn

Bước 1: Sau khi mua sấu về, bạn sử dụng dao bào để bào sạch hoàn toàn phần vỏ. Lưu ý ở bước này, bạn nhớ chuẩn bị một thau nước lạnh, sau khi gọt vỏ xong thì cho sấu vào ngâm ngay lập tức để sấu không bị thâm nhé!

Bước 2: Dùng một chiếc dao sắc khía một đường tròn vòng theo quả sấu, sau đó, bạn cho sấu vào ngâm với nước vôi trong. Bước này sẽ giúp cùi sấu trắng đẹp, không bị thâm và khi ăn vào sẽ giòn hơn. Ngâm sấu trong nước vôi khoảng 30 phút, sau đó vớt sấu ra, xả qua nước lạnh 2 – 3 lần để xả hết mùi của nước vôi rồi để cho ráo hẳn nước. Tiếp theo, bạn phơi sấu ngoài nắng trong vòng khoảng 3 – 4 tiếng cho sấu hơi héo đi nhé!

Bước 3: Chuẩn bị một chiếc nồi lớn, sau đó cho đường cùng với nước vào, khuấy đều rồi đun với lửa vừa cho đến khi sôi lên, khuấy kĩ lại một lần nữa để đường tan hoàn toàn rồi tắt bếp. Lúc này bạn cho thêm một ít muối hạt vào hỗn hợp, quậy lên cho muốn tan. Ở bước này, muối sẽ giúp cho quả sấu của chúng ta được đanh lại và hạt sấu không bị ủng. Đợi một lát để hỗn hợp nguội đi thì bạn cho gừng giã nhuyễn vào, khuấy đều rồi chờ cho hỗn hợp nguội hoàn toàn.

Bước 4: Bạn cho phần sấu đã được phơi héo vào hũ thủy tinh, sau đó đổ phần nước đường ở bước 3 lên sao cho ngập mặt sấu, ngâm sấu trong điều kiện thoáng mát trong vòng 7 ngày. Sau 7 ngày chúng ta đã có món sấu ngâm vô cùng thơm ngon và hấp dẫn rồi.

Sấu ngâm hấp dẫn, thơm ngon [Ảnh: Internet]

Tuy nước vôi trong không hề gây nguy hại cho sức khỏe con người, thế nhưng khi sử dụng nguyên liệu này để làm bánh, mứt, bạn cần chú ý sử dụng đúng lượng nước vôi mà công thức ghi, tránh sử dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến thành phẩm nhé!

Ngoài ra, khi thao tác với nước vôi trong, bạn đừng quên đeo bao tay, tránh để da tiếp xúc quá lâu với nước vôi sẽ gây hiện tượng khô, nứt nẻ, đặc biệt là trong những ngày lạnh.

Trên đây là một số kiến thức về nước vôi trong Kate đã tìm hiểu được sau quá trình sử dụng và tham khảo trên internet. Hi vọng với những chia sẻ này, bạn có thể hiểu hơn về nước vôi trong, về bản chất cũng như công dụng và cách sử dụng của loại nguyên liệu này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Kate trên Daylambanh.edu.vn để tìm hiểu về các nguyên liệu làm bánh nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Nhiều người vẫn cho rằng mứt dừa là một trong những loại mứt đơn giản, dễ làm nhất vì chỉ cần rửa qua, ngâm đường và sên mứt thôi. Thế nhưng, vẫn có nhiều chị em phải khóc ròng vì sên mứt dừa thế nào đường cũng không kết tinh được, mứt dừa dính, dẻo kẹo mà không biết lý do tại sao. Vậy là phải bỏ cả một mẻ mứt khi đã mất công sức nạo dừa mỏi tay.

Vì thế, chị em có thể tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách ngâm và sên mứt dừa chuẩn và mứt có thể kết tinh được như ý muốn nhé:

Ngâm rửa mứt dừa

Sau khi nạo xong, chị em cần nhẹ nhàng rửa cùi dừa với nước 3-4 lần sau đó ngâm nước để cho ra bớt dầu dừa để khi ăn đỡ sực mùi dầu dừa và bớt bị đầy bụng. Thời gian ngâm tùy ý, có thể từ 30 phút đến vài tiếng nếu bạn có thời gian. Hơn nữa, bạn rửa bằng nước ấm thì dầu dừa sẽ ra nhiều hơn là rửa với nước lạnh.

Ngâm đường

Trước tiên, chị em cần lưu ý, không phải lượng đường cho vào ngâm với dừa bao nhiêu cũng được mà nó cần có tỉ lệ gần như chuẩn xác. Đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.

Để đường có thể kết tinh chuẩn, với mỗi kg dừa đã nạo sợi xong thì cần ướp với khoảng 500g - 600g đường và ướp tầm 2 tiếng hoặc cho đến khi đường tan hoàn toàn sau đó mới đem sên mứt. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.

Riêng làm mứt dừa non thì 1kg cùi dừa ướp với 400g đường.

Tạo màu

Nếu muốn tạo màu cho mứt dừa, chị em tiến hành luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa [màu xanh], màu vàng [chanh leo], màu cam [cà rốt, cam], màu tím [lá cẩm], màu nâu [cacao hoặc cà phê], màu đỏ [gấc]…

Cụ thể, lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Còn cam vắt nước; cà rốt ép lấy nước; lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt; cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước; gấc nạo lấy thịt rồi xay cùng chút nước. Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường.

Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm, chứ không xay nhé chị em.

Sên mứt

Đổ dừa ngâm đường hoặc ngâm cả cùng các chất tạo màu vào chảo rồi đun lửa to cho đến khi mứt sôi lên thì giảm lửa, để cỡ trung bình.

Khi nước đường bắt đầu cạn dần, đường keo lại, đảo thấy nặng tay thì chị em vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất, phải đảo liên tục để tránh mứt dừa không bị cháy. Ngoài ra đảo nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt. Thời gian này nếu bếp để lửa to nước đường sẽ quá nóng, nhanh chóng chuyển sang màu caramel và không “lại” đường được, mứt dừa sẽ cháy.

Đảo đều tay, lúc dừa bắt đầu xuất hiện hạt đường trắng xung quanh sợi dừa thì tắt bếp, để nguyên mứt dừa trên chảo, đảo liên tục cho đường mau khô kết tinh lại là được. Không nên đun trên bếp đến khi đường kết tinh hết, bởi làm vậy mứt dừa sẽ bị cứng quá, thậm chí là cháy, không dẻo ngon nữa.

Lưu ý, chị em nên dùng chảo to và đáy dày, chống dính để chất lượng mứt dừa được tốt nhất.

Xem thêm các món mứt Tết ngon:

Video liên quan

Chủ Đề