Nguồn nguyên liệu được sử dụng trong chọn giống gồm những nguyên liệu nào sau đây

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Khái niệm chung

1. Quy trình chọn giống

- Quy trình chọn giống gồm 3 bước:

  • Tạo nguồn nguyên liệu (các  biến dị di truyền: biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp).
  • Chọn lọc và đánh giá chất lượng giống.
  • Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.

2. Các phương pháp tạo nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống

- Có 3 phương pháp tạo nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống:

  • Biến dị tổ hợp: được tạo ra chủ yếu bằng phương pháp lai.
  • Biến dị đột biến: được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến.
  • ADN tái tổ hợp: được tạo ra bằng Công nghệ gen (hay Công nghệ ADN tái tổ hợp hay Kỹ thuật di truyền)

3. Nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo

- Nguồn gen tự nhiên: là bộ sưu tập các dạng vật nuôi, cây trồng có sẵn trong tự nhiên. Đây là nguồn có sẵn trong tự nhiên nên có khả năng thích nghi tốt với môi trường nơi chúng sống và không tốn kinh phí và công sức để tạo ra chúng. Ví dụ các giống địa phương.

- Nguồn gen nhân tạo: là các “ngân hàng gen” lưu trữ và bảo quản các nguồn gen được tạo ra do gây đột biến và lai tạo. Đây là nguồn gen đa dạng, phù hợp với nh cầu đa dạng về giống. Ví dụ: Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI tại Philippin hàng năm thu nhận hơn 60000 tổ hợp gen mới, là nơi cung cấp nhiều giống lúa năng suất cao cho các nước trồng lúa.

4. Biến dị tổ hợp

- Biến dị tổ hợp là biến dị xuất hiện do tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ theo các cách khác nhau.

- Nguyên nhân: do quá trình giao phối.

- Cơ chế: Biến dị tổ hợp là kết quả của nhiều quá trình:

  • Phân ly độc lập của các gen alen trên các NST tương đồng khác nhau tạo ra các loại giao tử.
  • Hoán vị gen giữa các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng.
  • Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau trong thụ tinh tạo ra cá loại hợp tử có kiểu gen khác nhau.
  • Sự tương tác gen của các cặp gen không alen cùng quy định một loại tính trạng tạo nên các kiểu hình khác nhau.

II. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Khái niệm

- Lai là phương pháp cơ bản để tạo ra các biến dị tổ hợp. Việc phân biệt các phép lai dựa vào mức độ sai khác về kiểu gen của bố, mẹ và hình thức lai (lai gần, lai xa, lai thuận nghịch,..)

2. Phương pháp tạo giống thuần trên nguồn biến dị tổ hợp

- Phương pháp tạo giống thuần trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước:

  • Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi sau đó cho lai giống.
  • Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn.
  • Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn được chọn lọc tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng.

- Ví dụ: Để tạo ra giống cây thuần chủng có kiểu gen AabbDD:

  • Bước 1: Từ 2 giống thuần chủng có kiểu gen AABBdd và aabbDD, cho lai hai giống với nhau tạo F1: AaBbDd.
  • Bước 2: Cho F1 tự thụ phấn tạo F2: xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp (27 kiểu gen, 8 kiểu hình). Chọn lọc các cây có kiểu hình A-bbD-.
  • Bước 3: Cho các cây có kiểu hình A-bbD- tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AabbDD.

III. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm ưu thế lai

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.

- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng.

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai

- Có nhiều giả thuyết giải thích về hiện tượng ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được thừa nhận rộng rãi nhất. Giả thuyết này cho rằng: ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trjang thái đồng hợp: AAaa.

- Cá thể mang trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen có được kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với cá thể mang gen ở trạng thái đồng hợp có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Mỗi alen của một gen thực hiện chức năng riêng của mình, ở trạng thái dị hợp thì chức năng của cả 2 alen này đều được biểu hiện.
  • Mỗi alen của một gen có khả năng tổng hợp ở những môi trường khác nhau nên kiểu gen dị hợp có mức phản ứng rộng hơn.
  • Cả 2 alen ở trạng thái đồng hợp tạo ra số lượng của một chất nhất định quá nhiều hoặc quá ít, còn ở trạng thái dị hợp thì tạo ra một lượng tối ưu của chất này.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

- Tạo các dòng thuần chủng trước khi lai: cho thực vật tự thụ phấn hoặc động vật giao phối gần qua 5- 7 thế hệ.

- Cho các dòng thuần chủng lai với nhau:

  • Lai khác dòng đơn. Ví dụ: Dòng A x Dòng B => Con lai C - Có ưu thế lai.
  • Lai khác dòng kép. - Ví dụ: Dòng A x Dòng B => Con lai C - không có ưu thế lai; Cho C x Dòng D => Con lai E - Có ưu thế lai.

- Lai thuận nghịch: một số trường hợp phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịh lại có và ngược lại.

- Chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mong muốn.

4. Biện pháp duy trì ưu thế lai

- Các biện pháp duy trì ưu thế lai là:

  • Ở thực vật: cho cây lai sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính.
  • Ở động vật: lai luân phiên.

- Phép lai kinh tế là một ứng dụng thực tế của ưu thế lai, được tạo ra bằng cách lai bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.

- Những thành tựu về lai kinh tế ở Việt Nam: các giống ngô lai, lúa lai, các con lai F1 ở bò, lợn, gà, ngan, dê,... Ví dụ: Bò vàng Thanh Hóa x Bò Hostein Hà Lan => Bò lai.

Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống gồm: (I). Biến dị tổ hợp. (II). Đột biến gen. (III). ADN tái tổ hợp. (IV). Thường biến

A.

I, III, IV

B.

I, II, III

C.

II, III, IV

D.

I, II,III, IV.

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:

Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống gồm:

(I). Biến dị tổ hợp. (II). Đột biến gen.

Vậy đáp án là B

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 60 phút Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại - Sinh học 12 - Đề số 5

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

    (1) Làm thay đổi tần số tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

    (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn gốc biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

    (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

    (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

    (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

    Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:

  • Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ ?

  • Theo thuyết tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu đúng dưới đây khi nói về di nhập gen?

    (1) Luôn làm phong phú vốn gen quân thể.

    (2) Thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ.

    (3) Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.

    (4) Thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể.

    (5) Làm thay đổi tần số alen.

  • Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền cùa quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:

  • Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?

    (1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

    (2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.

    (3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.

    (4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định

  • Một nhân tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới đây:

    Nguồn nguyên liệu được sử dụng trong chọn giống gồm những nguyên liệu nào sau đây

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiến hóa X này?

    I. Nhân tố X là nhân tố có hướng.

    II. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

    III. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.

    IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể.

  • Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì:

  • Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • Cho các nhân tố sau: (1) Đột biến, (2) Giao phối ngẫu nhiên, (3) Chọn lọc tự nhiên, (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

  • Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về CLTN?

  • Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,5 AA : 0.3 Aa : 0.2 aa đột ngột biến đổi thành 100% AA. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?

  • Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?

    (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới

    (2) Cách li địa lí sẽ tạo ra kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới

    (3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới

    (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật

    (5) Hình thành loài mới bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn chung chuyển tiếp

    (6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản

  • Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của “siêu vi khuẩn”. câu nào giải thích điều này nhất ?

  • Nguồn nguyên liệu được sử dụng trong chọn giống gồm những nguyên liệu nào sau đây
    Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

  • Cho các nhân tố sau:

    (1) Giao phối không ngẫu nhiên. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Đột biến gen. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:

  • Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,

  • Nhân tố nào sau đây gỏp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

  • Trong quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm biến đổi nhanh tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó?

  • Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên?

  • Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống gồm:

    (I). Biến dị tổ hợp. (II). Đột biến gen. (III). ADN tái tổ hợp. (IV). Thường biến

  • Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên gồm các nội dung nào sau đây? (1) Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (2) Giúp phát tán đột biến trong quần thể. (3) Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. (4) Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới.

  • Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?

  • Giao phối tự do (giao phối ngẫu nhiên) không được xem là nhân tố tiến hoá vì:

  • Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa ?

  • Theo tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    No sooner had he gone to bed, he fell ___________.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Susan gives me more help than ____________.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Jenny is taller than Rose means __________.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    China has a ____________ population than ____________ country

  • Choose the best answer for the following sentence:

    I wonder why _____________ the worse I seem to feel.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    "How dark your sister’s hair is!'' '' It's _____________ mine when I was ay her age.''

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Unit 9 is ___________ than Unit 10.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Our car traveled __________ an average speed of 60 mph.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    He stopped ____________ Park Avenue.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    He hasn’t been cheerful ____________ the death of his close friend.