Nhựa đường dạng xá là gì

Nhựa đường là gì? Hợp chất có thành phần chính là bitum, có màu đen, nhớt và dính. Nhựa đường có tính ứng dụng chính là lát nền đường, nhà ở.

Xem thêm:

  • Hắc ín là gì? Hắc ín và nhựa đường khác nhau như thế nào?
  • Bitum là gì? Một số ứng dụng của bitum trong ngành xây dựng – kiến trúc
  • Bả matit là gì? Hướng dẫn cách sơn bả matit mỏng đẹp, đúng tiêu chuẩn

Nhựa đường là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình giao thông, đường xá và nhà ở. Vậy nhựa đường là gì? Ứng dụng củanhựa đường trong các công trình xây dựng như thế nào? Sử dụng nhựa đường trong chống thấm nhà ở có thực sự hiệu quả?

1. Khái niệm

Nhựa đường dạng xá là gì
Nhựa đường trong xây dựng, giao thông (Asphalt)

Nhựa đường (bitumen) là một hợp chất màu đen dạng bán rắn hoặc dạng lỏng, có độ nhớt cao. Nó có thành phần chính là bitum và thường xuất hiện trong dầu thô, trầm tích tự nhiên.

Có thể nói, nhựa đường nguyên gốc là một chế phẩm từ quá trình sản xuất dầu thô. Nó cũng tồn tại ở dạng tự nhiên, mỏ lộ thiên hay hồ nước, đáy sông suối cổ. Ví dụ như hồ Pitch, tại LaBrea, Trinidad và Tobago, là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới, cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng.

Nhựa đường và hắc ín

Đôi khi, nhựa đường và hắc ín bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng nhựa đường và hắc ín khác nhau ở chỗ:

  • Nhựa đường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn.
  • Hàm lượng bitum trong hắc ín nhỏ hơn trong nhựa đường.
  • Hắc ín là vật liệu nhân tạo, được sản xuất bằng phương pháp chưng chất phá hủy các chất hữu cơ.

Nhựa đường Asphalt là gì?

Nhựa đường asphalt hay nhựa đường trong xây dụng là hỗn hợp của các loại cốt liệu, chất kết dính và chất độn, được sử dụng để xây dựng và bảo trì đường xá, khu vực đỗ xe, đường sắt, bến cảng, đường băng sân bay, làn đường dành cho xe đạp, vỉa hè và cả các khu vui chơi và thể thao. Cốt liệu được sử dụng cho hỗn hợp nhựa đường có thể là đá dăm, cát, sỏi hoặc xỉ.

2. Nhựa đường làm từ gì?

Vậy nhựa đường được làm từ gì? Nhựa đường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn dầu thô như xăng, dầu diezen, naphtha… dưới các điều kiện chân không.

Hoặc cách sản xuất nhựa đường tốt hơn nữa là cách xử lý các thành phần nặng của dầu mỏ trong các khối khử nhựa đường sử dụng butan hoặc propan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử nhẹ hơn.

3. Phân loại

Nhựa đường thường bao gồm 2 loại chính. Trong đó:

3.1. Nhựa đường đặc

Nhựa đường đặc thường được chia thành 2 loại:

  • Nhựa đường đặc bitum có nguồn gốc từ dầu hỏa.
  • Nhựa đường đặc hắc ín có nguồn gốc từ than đá.

Chúng thường được sử dụng để sản xuất nhựa đường lỏng, nhũ tương nhựa đường và bê tông nhựa đường phục vụ thi công đường bộ, công trình giao thông.

3.2. Nhựa đường lỏng là gì?

Nhựa đường dạng xá là gì
Nhựa đường lỏng

Nhựa đường lỏng được tạo ra từ quá trình trộn dầu hỏa và nhựa đường đặc theo tỷ lệ thích hợp. Khi ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường lỏng có màu đen và ở dạng lỏng. Và thường được sử dụng để làm lớp dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa hoặc tưới mặt đường.

Ngoài ra, dựa vào tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng sẽ được chia thành 3 loại:

  • Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh
  • Nhựa đường lỏng đông đặc vừa
  • Nhựa đường lỏng đông đặc chậm

Nhựa đường hiện nay được nghiên cứu để tạo ra nhiều loại mới để ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau từ xây dựng, y tế, quân sự, cộng nghiệp chế tạo…

4. Đặc điểm, tính chất của nhựa đường

  • Tính ổn định, liên kết tốt: không để lọt không khí giữa các liên kết
  • Độ bền cao: có thể sử dụng trong thời gian dài
  • Linh hoạt, mềm dẻo: dễ dàng thi công, pha trộn và chất phụ gia, cốt liệu…
  • Kỵ nước: dùng nhiều trong chống thấm
  • Khả năng chịu lực lớn: ngăn ngừa nứt, gãy
  • Chống hao mòn
  • Chống trượt, độ ma sát cao

5. Nhựa đường có chống thấm được không?

Nhựa đường dạng xá là gì
Chống thấm bằng nhựa đường có thực sự hiệu quả không?

Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ mà không bị biến đối, phá vỡ cấu trúc của hợp chất. Do đó, chất bitum có trong nhựa đường vẫn duy trì khả năng chống thấm cao, chịu nhiệt, chịu ma sát lớn. Nó tạo độ bám dính tốt lên những bề mặt như tường nhà, sân thượng, mái nhà…

Vì vậy, nhựa đường chống thấm rất tốt. Bạn có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm mái nhà, sân thượng, tường nhà…

6. Nhựa đường có độc không?

Nhựa đường là một phức hợp của nhiều chất khác nhau như benzo(a)pyrene, benzo(a)anthracene,… Đây là 2 chất gây ung thư mạnh. Tuy nhiên, 2 hợp chất này trong nhựa đường chiếm tỷ lệ khá nhỏ, không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là khi tiếp xúc qua da. Nhưng bạn cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với nhựa đường trong thời gian dài.

Ngoài ra, nhựa đường còn có thể gây bỏng cho người sử dụng. Bởi nhựa đường thường được xử lý ở nhiệt độ khoảng 1000 độ C, có thể gây bỏng khi tiếp xúc với cơ thể con người.

II. Ứng dụng của nhựa đường

Nhựa đường dạng xá là gì
Ứng dụng của nhựa đường – làm nền đường, nhà ở

1. Nhựa đường trong xây dựng

Nhựa đường được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng, công dụng chính là sản xuất bê tông nhựa đường asphalt để rải đường, lát nền (70% trong tính ứng dụng của nhựa đường).

Ngoài ra, còn có ứng dụng nhỏ khác như:

Ứng dụng Loại
Sàn
  • Chống thấm và chống ẩm
  • Các hỗn hợp phủ sân, sơn phủ bảo vệ
  • Các loại giấy, vải được phủ bằng nhựa đường có tác dụng bảo ôn
  • Phủ mặt trên các bậc lên xuống
Lợp
  • Các loại giấy xây dựng
  • Gắn các tấm lợp, chất phủ chống thấm lên bề mặt (tường, sàn… trước khi sơn)
  • Hỗn hợp trám các kẽ hở
  • Hợp chất xi măng chống thấm
  • Lưới lợp
  • Các hợp chất vải thuỷ tinh, nỉ, sợi, gíây cách nhiệt, cách điện
  • Hợp chất trát kẽ hở, tấm lợp mỏng
  • Chất phủ maid nhà dạng lỏng
  • Xi măng dẽo
  • Ván lợp
Tường, trần, gỗ bao phủ
  • Các loại tấm phủ, nhà cách âm
  • Trang trí kiến trúc
  • Gạch, bao phủ gạch
  • Giấy, các hợp chất phủ bảo vệ chống ẩm
  • Giấy, nỉ, sợi, tấm cách nhiệt, cách điện
  • Hợp chất trám khe hở
  • Phủ khối xây, làm ván ép, làm tường, vách ngăn phòng
  • Matit
  • Hợp chất phủ, cách âm
  • Vữa stucco, ván lát tường
Đường sắt
  • Xử lý đá rải lòng đường sắt
  • Đá rải lòng đường, rải lối sang ngang, sang ga
  • Ổn định tà vẹt đường sắt
Rải bề mặt, lát nền cho các công trình thể thao, giải trí, dân dụng
  • Sàn nhảy, sân chơi, sân trường
  • Sân thể thao, sân tập
  • Đường đua
  • Đường chạy
  • Bể bơi lội
  • Sân tennis, sân bóng tay
  • Sân trược băng
  • Mặt đường chạy, bãi tập nhân tạo

2. Ứng dụng nhựa đường trong nông nghiệp – thủy lợi

Nông nghiệp
  • Chống thấm và bảo vệ cho đập nước, các công trình kiến trúc.
  • Chất khử trùng, sơn phủ các hàng rào
  • Làm chất phủ bảo vệ, làm giấy lợp, phủ sân kho, chuồng gia súc
  • Bảo vệ bồn nước, chậu, vại…
  • Bảo vệ các kết cấu bê tông
  • Quét lên cây
  • Các lớp giữ ẩm, giữ nước
  • Phòng chống rửa trôi đất do gió hay nước gây ra
  • Các khu cải biến khí hậu
Thủy lợi
  • Vật liệu chống thấm, phủ các con kênh, vùng lưu vực, vùng tụ nước. vữa lỏng trác hồ chứa nước, bảo vệ, phủ đập chứa nước
  • Bảo vệ đê, bờ bao, kè đá.
  • Phủ hào, mương mán
  • Các công trình, máng thoát nước
  • Bảo vệ nền đất mới đắp
  • Đê biển, đê chắn sóng, cầu tàu. Bảo vệ đê ngăn nước, bến tàu thuyền. Làm đệm cho đê và bảo vệ bờ
  • Màng phủ, chống thấm nước. Sơn phủ bể chứa nước.
  • Trác tường, làm ổn định đụn cát
  • Làm ao, oxy hóa, hồ chứa nước thải
  • Các bể bơi, ao nước thải, giữ nước

3. Ứng dụng nhựa đường trong công nghiệp và lĩnh vực khác

Hợp chất tráng nhôm có sử dụng nhựa đường
  • Vải, ống, tấm cách điện
  • Hợp chất sơn, ván cách nhiệt
  • Giấy
  • Sơn phủ ống
  • Lợp, tấm lợp
Công nghiệp sản xuất ô tô
  • Hợp chất cách âm, nỉ, đệm, phanh
  • Mặt hộp số
  • Làm giảm tiếng ồn ở sàn xe các yếu tố ma sát
  • Tấm cách điện, cách nhiệt, bảng điện,
  • Sơn gầm ô tô
Trong công nghiệp sản xuất vật liệu điện
  • Lõi cacbon, vòng, vỏ ắc qui, than, băng giấy, hợp chất
  • Cách điện, dây phủ cách điện hợp chất che hộp nối dây cách điện
  • Ống đúc cách điện
Sơn, vecni
  • Vecni, matit, men chống axit
  • Hợp chất phủ chống thấm cho thuyền, sơn có màu đen
  • Sơn mài Nhật, sơn mài, men hàng hải
Các ứng dụng khác
  • Chất dập hỏa
  • Chất kết dính than bánh
  • Khuôn đúc
  • Đồ đất nung, thuốc rụng lông, mối nối giãn nở, dây phanh.
  • Miếng đệm, đĩa ghi âm, cao su, hợp chất đúc
  • Chống mốc
  • Chậu hoa
  • Nhiên liệu
  • Giả da
  • Phủ mặt sau gương
  • Mặt bàn, hợp chất cao su
  • Khuôn đúc gắn giày

Nhà Đất Mới vừa giới thiệu với bạn khái niệm nhựa đường là gì và một số ứng dụng của nhựa đường trong các công trình xây dựng. Đây là một trong những vật liệu có thể sử dụng chống thấm rất tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng nhựa đường chống thấm khi mùa mưa đang đến.

Trong trường hợp muốn tìm kiếm căn hộ ưng ý, bạn hãy đăng ký sử dụng tính năng ĐĂNG KÝ NHẬN TIN ngay của Nhà Đất Mới. Đây là tính năng vô cùng thông minh giúp người mua nhà dễ dàng sở hữu bất động sản phù hợp mà không tốn thời gian và công sức. Để trải nghiệm tính năng hấp dẫn này, hãy đăng ký ngay hôm nay.

Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới

Nguồn: nhadatmoi.net

Xin chào, Tôi là Lan Anh - Chuyên gia thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần Nhà Đất Mới. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đã từng làm về các lĩnh vực môi giới, tư vấn, phong thủy. Tôi muốn mang đến cho bạn những kiến thức thông tin về bất động sản chính xác nhất. Hãy cùng theo dõi các bài viết của tôi được cập nhật tại website: https://nhadatmoi.net/