Nộp báo cáo thống kê ở đâu

Thời hạn và nơi nộp báo cáo tài chính đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào?

Công ty TNHH Kế Toán Vina – Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp Nhật Bản và dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM và Hà Nội xin chia sẽ bài viết này:

Theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán có quy định:

Điều 109. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a] Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

b] Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

a] Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

b] Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Như vậy, theo quy định trên các Doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

Lưu ý quan trọng là Báo cáo tài chính năm của Doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán theo quy định.

Điều 110. Nơi nhận Báo cáo tài chính:

CÁC LOẠI

DOANH NGHIỆP

[4]

Kỳ lập

báo

cáo

Nơi nhận báo cáo

Cơ quan tài chính [1] Cơ quan Thuế

[2]

Cơ quan Thống kê DN

cấp trên

[3]

Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x

1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Cục Tài chính doanh nghiệp].

– Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm].
– Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

2. Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế].

3. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

4. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

5. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

6. Các doanh nghiệp [kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không nộp hoặc nộp trễ báo cáo tài chính năm

Theo quy định tại nghị đinh 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2018 thì

Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b] Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c] Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d] Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ] Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b] Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b] Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

Như vậy các Doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nắm rõ quy định trên để tránh bị xử phạt trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Công ty TNHH Kế Toán Vina – Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán tại TPHCM và Hà Nội gửi tới bạn đọc.

Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bài viết hoặc dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp Nhật Bản, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Kế Toán Vina để được tư vấn và hỗ trợ.

Việc làm Thống kê

Báo cáo thống kê trong tiếng Anh được gọi là Statistical report, đây chính là một trong những hình thức mà con người thu thập các loại thông tin thống kê, sử dụng theo các chế độ báo cáo, thống kê lại các thông tin đó, được ban hành bởi các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong Khoản 1 của Điều số 3, trong Luật Thống kê được ban hành vào năm 2015 thì đã đưa ra quy định về báo cáo thống kê như sau: Báo cáo thống kê được thuộc văn bản biểu mẫu, hướng dẫn người có trách nhiệm ghi chép thật chi tiết những số liệu, thập thập các dữ liệu và những thông tin liên quan tới các đối tượng được đưa vào nghiên cứu, những đối tượng nghiên cứu này là những đối tượng cụ thể, áp dụng các phương pháp NCKH để tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra được những kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Hiểu đúng bản chất của báo cáo thống kê

Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn về báo cáo thống kê, mẫu báo cáo thống kê dùng cho rất nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau, chính vì thế mà có nhiều hơn một loại mẫu báo cáo thống kê. Hiện nay, có hai mẫu báo cáo thống kê cơ bản được chia theo tính chất của sự việc, các vấn đề nghiên cứu đó là: Báo cáo thống kê Cơ sở và báo cáo thống kê Tổng hợp.

Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng loại báo cáo:

- Đối với mẫu báo cáo thống kê Cơ sở: mẫu báo cáo thống kê này được sử dụng bởi những cơ quan, đơn vị thuộc cấp cơ sở tạo ra dựa trên các số liệu đã được thu thập, ghi chép từ lúc đầu, dựa vào các hệ thống của biểu mẫu một cách thống nhất. Sau đó, các số liệu ban đầu này sẽ được tiến hành báo cáo lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan liên quan tới thống kê thuộc Nhà nước.

Phân loại báo cáo thống kê

Các đơn vị cơ sở: doanh nghiệp có đầu tư của Nhà nước được hạch toán một cách độc lập, các cơ quan/đơn vị hành chính, các cơ quan/đơn vị sự nghiệp, những tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp... sử dụng vốn của Nhà nước, những doanh nghiệp lớn nhỏ có vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đối với loại báo cáo thống kê Tổng hợp: Mẫu báo cáo thống kê Tổng hợp này được lập bởi các đơn vị liên quan tới thống kê thuộc các cấp, số liệu sẽ được lấy từ những số liệu mà được tổng hợp thông qua những chế độ thống kê của cấp cơ sở, số liệu từ những lần điều tra và thu thập hoặc cũng có thể được lấy từ nhiều nguồn thông tin, từ đó có thể phục vụ cho những yêu cầu về tính chất quản lý đối với các cấp cũng như là phục vụ cho việc tổng hợp những số liệu thống kê.

Các đơn vị của báo cáo thống kê tổng hợp đó là: Các Phòng thống kê tại các cấp: Quận – Huyện - cấp Thị xã, cấp Thành phố, cấp thành phố trực thuộc Tỉnh, các Cục thống kê của Tỉnh/thành phố, các Bộ thống kê, ngành và các Sở,...

Việc làm thống kê tại Hồ Chí Minh

1.3. Những nội dung cần có trong báo cáo thống kê

Những nội dung cần có trong báo cáo thống kê

Trước khi tiến hành làm báo cáo thống kê thì các bạn cần phải tìm hiểu xem trong báo cáo thống kê có những gì? Những nội dung đó được trình bày ra sao?... Sau đây sẽ là thông tin chi tiết:

- Những Quy định đối với thẩm quyền trong việc lập ra biểu mẫu thống kê và ban hành biểu mẫu đó thành báo cáo thống kê.

- Những Quy định đối với biểu mẫu báo cáo thống kê, tiến hành giải thích các nội dung cần có trong mẫu báo cáo thống kê, những nội dung cần được làm rõ và giải thích chi tiết như sau: Mục đích của việc thống kê, ý nghĩa của báo cáo thống kê, khái niệm của vấn đề được thống kê, nội dung thống kê, phạm vi mà các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu các vấn đề, danh mục chỉ tiêu...

- Những quy định đối với các chế độ báo cáo, đưa ra các đơn vị được sử dụng trong báo cáo thống kê, đưa ra những đơn vị được sử dụng để nhận các báo cáo thống kê...

2. Cách nộp báo cáo thống kê

Cách nộp báo cáo thống kê

Tại Quyết định 77/2010/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 30/11 quy định về việc nộp báo cáo thống kê. Theo đó, khi các đơn vị nôp báo cáo thống kê thì cần phải nộp theo Tháng, theo Qúy, naaopj báo cáo 6 tháng, nộp báo cáo thống kê theo năm lên Tổng cục Thống kê và các đơn vị Quản lý của Nhà nước.

Tuy vậy, một số doanh nghiệp lại chưa nắm rõ được quy định này và chưa biết cách để nộp báo cáo thống kê như thế nào lên các cơ quan có thẩm quyền. Những thông tin bên dưới sẽ giúp các doanh nghiệp hoặc các cá nhân chịu trách nhiệm nộp báo cáo thống kê có thể nắm rõ hơn về cách nộp báo cáo thống kê:

2.1. Nộp báo cáo thống kê theo Tháng

+] Về đối tượng:

Những đối tượng sau đây được phép tiến hành nộp báo cáo thống kê theo Tháng:

- Những doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Nhà nước.

- Những doanh nghiệp hoặc là các dự án của các lĩnh vực khai khoáng, ngành công nghiệp sản xuất chế, biến, ngành công nghiệp khí đốt và điện, lĩnh vực cấp nước, lĩnh vực xử lý chất thải môi trường,... được đầu tư bởi vốn đầu tư nước ngoài.

- Chỉ tiêu báo cáo: Các doanh nghiệp cần phải đưa vào báo cáo thống kê chi tiết về những thông tin: doanh thu thần của những ngành đang hoạt động, sản lượng hoặc là khối lượng/số lượng của những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.

- Những doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu thì sẽ tiến hành báo cáo những chỉ tiêu: giá trị của hàng hóa, số lượng hàng hóa đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

- Với các doanh nghiệp nhận được đầu tư từ nước ngoài thì cần phải thống kê các vấn đề: vốn, lực lượng nhân lực, ngân sách...

Nộp báo cáo thống kê theo Tháng

+] Về phương thức nộp:

Để có thể nộp báo cáo thống kê theo tháng thì các bạn cần phải tiến hành nộp báo cáo thống kê như sau:

- Bạn cần phải tải mẫu phiếu thống kê được ban hành bởi Phòng thống kê nơi bạn nộp báo cáo gửi về [Theo mẫu số 01/CN-NQD].

- Sau đó, dựa vào những số liệu trong sổ sách trong vòng 1 tháng cần thống kê và số liệu theo sổ sách đối với các tháng liên kề thì bạn sẽ điền số liệu vào bảng thống kê.

- Khi đã điền xong các số liệu thống kê vào bảng đó thì bạn cần chuyển định dạng file của bạn thành dạng file PDF, sau đó tiến hành ký tên dưới hình thức Offline.

- Bạn cần tiến hành gửi báo cáo thống kê của mình thông qua email được cấp bởi cục thống kê mà bạn đang công tác.

Tìm việc làm nhân viên thống kê

2.2. Cách nộp báo cáo thống kê 6 tháng

Cách nộp báo cáo thống kê 6 tháng

+ Về đối tượng:

Các đối tượng sau đây sẽ tiến hành nộp báo cáo thống kê 6 tháng:

- Tất cả những doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nước, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Báo cáo về những hoạt động trong các lĩnh vực: Nông – lâm nghiệp, lĩnh vực thủy sản.

- Những chỉ tiêu báo cáo:

+ Doanh nghiệp trồng trọt: Diện tích đất dùng để trồng trọt, diện tích đất đang trồng các loại cây lâu năm.

+ Doanh nghiệp chăn nuôi: Số lượng các loài vật nuôi, số lượng vật nuôi, sản lượng thịt sau sản xuất.

+ Doanh nghiệp lâm nghiệp: diện tích trồng và bao phủ rừng, sản lượng sau khi khai thác gỗ rừng, các loại lâm sản.

+ Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: sản lượng thủy sản đã nuôi trồng và khai thác được.

+] Đối với phương thức nộp báo cáo:

Để gửi báo cáo thống kê 6 tháng thì bạn hãy tải mẫu báo cáo số 03 – CS/LĐTN. Bạn sẽ gửi báo cáo 6 tháng vào ngày 12/6 và ngày 12/12 hàng năm. Đối với lĩnh vực chăn nuôi thì gửi báo cáo thống kê vào ngày 12/04 hàng năm.

2.3. Báo cáo thống kê theo Qúy

Báo cáo thống kê theo Qúy

+] Về đối tượng báo cáo:

- Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, ngành xây dựng, các chủ đầu tư...

- Các chỉ tiêu cần báo cáo:

+ Với các doanh nghiệp xây dựng: giá trị sản xuất được tính toán theo từng loại của công trình xây dựng.

+ Doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài: chỉ tiêu về các giá trị thu và chi.

+ Các chủ đầu tư: vốn, khoản mục để đầu tư.

+] Về phương thức gửi báo cáo:

Để gửi báo cáo thống kê thì các doanh nghiệp hoặc người phụ trách cần tải mẫu báo cáo số 02-CS/VĐTƯ [đối với báo cáo về vốn] và mẫu báo cáo số 02-CS/HĐXD.

Tìm việc làm

2.4. Cách gửi báo cáo năm

Cách gửi báo cáo năm

+] Về đối tượng:

- Áp dụng đối với những doanh nghiệp thuộc Nhà nước, các doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiêu chí báo cáo: Thông tin của doanh nghiệp [định danh], kết quả sản xuất kinh doanh, thuế, phí, lợi nhuận...

- Lao động, người lao động, những đóng góp của các doanh nghiệp cho xã hội, y tế, kinh phí...

- ...

>>> Tải ngay những mẫu Báo cáo thông kê dưới đây:

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Trên đây là những thông tin về báo cáo thống kê và cách để nộp báo cáo thống kê chi tiết giúp cho những doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn về bản chất của báo cáo thống kê cũng như những vấn đề khác trong báo cáo thống kê. Hãy tham khảo các bài viết bổ ích khác trên website timviec365.vn.

Nếu bạn đang cần tìm mẫu báo cáo công việc phù hợp để thực hiện báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng thì có thể tham khảo các mẫu báo cáo trong bài viết dưới đây, đồng thời học cách lập báo cáo công việc một cách hoàn chỉnh.

Mẫu báo cáo công việc

Video liên quan

Chủ Đề