Nsdld và nld phải đóng bhxh bhyt bhtn bao nhiêu năm 2024

Công ty em có 01 nhân viên tham gia BHXH từ tháng 11/2019 đến 01/2020 thì nhân viên này có ký hợp đồng lao động thứ 02 với một công ty khác có mức lương cao hơn. Nhân viên yêu cầu bên công ty em cắt phần BHYT để đóng BHYT tại công ty có mức lương cao hơn, còn các khoản BHXH, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp vẫn đóng tại công ty em. Em có tham khảo quy định như sau: Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BH thất nghiệp theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ”. Nhưng khi gọi trực tiếp cán bộ thu quản lý công ty thì được hướng dẫn, công ty em chỉ cần đóng 0,5% BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn công ty ký hợp đồng lao động thứ 2 mới phải đóng 32%. Hiện tại em đang rất phân vân nên thực hiện đóng bảo hiểm cho bạn tại công ty bao nhiêu % thì đúng theo quy định.

Trả lời bởi:

BHXH Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BH thất nghiệp

Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi năm 2014 quy định trường hợp người lao động có thêm một hoặc nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015 trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi công ty bạn đóng trụ sở để được hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật.

- Trước ngày 01/06/2017 tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động sẽ được phân bổ vào quỹ: Hưu trí - tử tuất; ốm đau – thai sản; TNLĐ – BNN

- Từ ngày 01/06/2017 tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động được phân bổ vào quỹ: Hưu trí – tử tuất, ốm đau – thai sản

- Tỷ lệ trích nộp BHXH của người lao động sẽ được phân bổ vào quỹ hưu trì – tử tuất.

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

- Căn cứ tiền lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN: Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

+ Từ ngày 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH: Mức lương và phụ cấp.

+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.

- Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:

+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở

+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng

Bảng 2: Mức lương cơ sở giai đoạn từ 01/05/2016 đến nay

Thời gian

Mức lương cơ sở

Căn cứ pháp lý

Từ 01/05/2016 đến 30/6/2017

1.210.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Từ 01/07/2017 đến 30/06/2018

1.300.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Từ 01/07/2018 đến nay

1.390.000 đồng/tháng

Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lương vũ trang

Bảng 3: Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 2016 - 2019

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng 2016

Mức lương tối thiểu vùng 2017

Mức lương tối thiểu vùng 2018

Mức lương tối thiểu vùng 2019

Căn cứ Nghị định

Số 122/2015/NĐ-CP

Số 153/2016/NĐ-CP

Số 141/2017/NĐ-CP

Số 157/2018/NĐ-CP

Thời gian áp dụng

01/01/2016–31/12/2016

01/01/2017-31/12/2016

01/01/2018 –31/12/2018

01/01/2019-31/12/2019

Vùng I

3.500.000 đồng/tháng

3.750.000 đồng/tháng

3.980.000 đồng/tháng

4.180.000 đồng/tháng

Vùng II

3.100.000 đồng/tháng

3.320.000 đồng/tháng

3.530.000 đồng/tháng

3.710.000 đồng/tháng

Vùng III

2.700.000 đồng/tháng

2.900.000 đồng/tháng

3.090.000 đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.400.000đồng/tháng

2.580.000đồng/tháng

2.760.000đồng/tháng

2.920.000 đồng/tháng

Bảng 4: Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 2020 - nay

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng 2020

Mức lương tối thiểu vùng 2021

Mức lương tối thiểu vùng 2022

Mức lương tối thiểu vùng 2022

Mức lương tối thiểu vùng 2023

Căn cứ theo nghị định và thời gian áp dụng

- Nghị định 90/2019/NĐ-CP

- 01/01/2020 đến 31/12/2020

- Nghị định 90/2019/NĐ-CP

- 01/01/2021 đến 31/12/2021

- Nghị định 90/2019/NĐ-CP

- 01/01/2022 đến 30/6/2022

- Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

- Áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến thời điểm hiện tại

- Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

- Áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến thời điểm hiện tại

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

4.420.000 đồng/tháng

4.420.000 đồng/tháng

4.680.000 đồng/tháng

4.680.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

4.160.000đồng/tháng

4.160.000đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

3.640.000 đồng/tháng

3.640.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000đồng/tháng

3.070.000đồng/tháng

3.070.000đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

Lưu ý: Đơn vị căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013 NĐ/CP để quy định bổ sung mức lương cho các vị trí công việc qua đào tạo hoặc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

“3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

  1. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  1. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
  1. Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”