Nuốt nước bọt có tiếng bụp bụp

Mỗi lần nuốt nước bọt đều có tiếng kêu rẹc rẹc, không biết có sao không? Và có thể điều trị mất tiếng kêu đó không? Tôi có nên nhỏ thuốc ILEFFXIME 0,3% nữa không, tôi thấy có khuyến cáo không nên nhỏ thuốc quá 4 tuần. Tôi đã không nhỏ thuốc gần năm nay rồi, xin sự tư vấn của bác sĩ

Bạn đọc

- Trả lời của ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG - Phòng mạch Online:

Trong trường hợp bình thường tai giữa của chúng ta được bảo vệ bởi một màng nhĩ nguyên vẹn. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng, thông thường sẽ đưa đến hai hậu quả là sức nghe kém và nhiễm trùng tái phát.

Tuy nhiên ở một số bệnh nhân bị thủng nhĩ hai hậu quả này không đáng kể, do vậy cũng có thể không cần đến phẫu thuật, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Trường hợp cụ thể của bạn, tiếng kêu rẹc rẹc khi nuốt có thể là tiếng kêu sinh ra do chuyển động của vòi nhĩ khi nuốt, đây không phải là bệnh lý nên không cần phải điều trị.

Trong những đợt nhiễm trùng bạn có thể dùng thuốc kháng sinh nhỏ tai theo toa bác sĩ đã cho, nhưng lưu ý là không nên sử dụng quá một tuần, khi sử dụng kéo dài nên tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.

* Năm nay em được 23 tuổi, em bị hôi miệng khoảng 5-6 năm. Miệng em hôi và hơi thở từ mũi em cũng hôi, rất khó chịu. Khi thời tiết lạnh miệng em càng hôi hơn.

Hằng ngày sau khi ăn cơm em đều đánh răng, có đánh lưỡi, ngày 3 buổi nhưng miệng em vẫn hôi. Em tính đi BS khám nhưng em nghĩ bác sĩ chữa không khỏi làm tốn tiền thêm. Bởi vậy nhờ anh chị chỉ dùm em làm sao mới hết hôi miệng.

Trangngoctu@...

- Thông thường, hôi miệng có ba nhóm nguyên nhân chính. Thứ nhất, hôi miệng do nhóm nguyên nhân từ răng miệng và amiđan, thường do sâu răng hoặc viêm amiđan mãn tính có nhiều ngách và sỏi amiđan.

Thứ nhì là hôi miệng do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh thường cảm nhận hôi miệng rõ hơn khi có ợ hơi và thường có ợ hơi, và hơi thở hay có mùi thức ăn.

Sau cùng là hôi miệng do nguyên nhân từ mũi xoang, trong trường hợp này thông thường bệnh nhân không có triệu chứng gì về mũi xoang ngoài triệu chứng hôi miệng, và khi thở bằng mũi cũng hôi. Khi chụp CT scan mũi xoang mới phát hiện có nang ứ đọng trong xoang, hoặc nấm hoặc ổ mủ.

Trường hợp cụ thể của em miệng và hơi thở từ mũi đều hôi nên rất có thể nguyên nhân nằm ở mũi xoang. Em nên chụp một phim CT scan mũi xoang để chẩn đoán chính xác tình trạng của các xoang. Trong trường hợp có nang trong xoang, nấm xoang hoặc ổ mủ thì phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: . Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

Hỏi: Tôi bị ù tai, nuốt nước bọt có tiếng lục bục trong tai, thỉnh thoảng còn nhức đầu, không biết tôi bị bệnh gì thưa bác sĩ ?

Trần Thị Lành (Thanh Hóa)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng TƯ cho biết, ù tai thường do vấn đề của cơ quan thính giác, là một triệu chứng, không phải bệnh.

Khi tai bị ù, người bệnh nghe kém, nghe thấy tiếng ồn khó chịu như tiếng reo, ù, lục bục. Thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp sẽ gây hiện tượng này, khi đó nên kiểm tra mũi, xoang xem có vấn đề gì không.

Tai, mũi, họng thông với nhau, tai thông với khoang mũi qua vòi nhĩ nên khi mũi bị viêm sẽ làm dịch chảy xuống vòi nhĩ, từ đó hình thành chứng ù tai.

Để điều trị, cần xịt muối biển rửa sạch mũi, xoang, đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi. Khi điều trị mũi, xoang ổn định, không có dịch thì tai sẽ hết tiếng lục bục.

Ù tai, nghe kém bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong một số trường hợp sẽ là triệu chứng cấp cứu, nếu không đến bệnh viện ngay có thể gây ra điếc đột ngột, vì vậy người bệnh không nên tự điều trị ở nhà mà nên đi khám để bác sĩ xác định đúng bệnh.

Góc thông tin

Nuốt nước bọt có tiếng bụp bụp

Chào bác sỹ! Cháu 27 tuổi, cháu bị ù tai khi nuốt nước bọt đã mấy năm nay. Hồi 14, 15 tuổi cháu hay bị viêm họng, rồi viêm mũi. Khi học Đại học, cháu đã thấy thính giác hơi kém đi. Cụ thể là cháu hay nghe nhầm, nghe không rõ nếu không tập trung. Mấy năm gần đây cháu bị thêm bệnh xoang. Cháu đi khám và uống thuốc điều trị ở 1 vài nơi, cả viện TMH TW nhưng chỉ được 1 thời gian, không khỏi hẳn. Sau đấy thi thoảng cháu phải xông 1 đợt thuốc lá (cây cứt lợn và cỏ xước phơi khô) thì thấy đỡ xoang.

Nuốt nước bọt có tiếng bụp bụp

 Ảnh minh họa

Nhưng từ hồi bị xoang cháu thấy nuốt nước bọt càng khó hơn, thính giác cũng giảm đi 1 ít nữa, phải tập trung hơn để nghe và người khác nói nhỏ quá thì cháu phải hỏi lại 1, 2 lần, thậm chí 3, 4 lần mới rõ. Khi cháu bắt đầu nuốt nước bọt đã nghe tiếng ục ục, bụp bụp, cho đến khi nuốt hết. Cảm giác trong cả quá trình các loại sụn trong tai đều chuyển động khiến nhiều khi cháu rất khó chịu. Trong lúc ấy khi người khác nói chuyện cháu thường không nghe rõ. Cũng từ ngày bị xoang trí nhớ của cháu có hiện tượng kém đi. Cháu xin hỏi bệnh ù tai của cháu có chữa được không khi cháu không thể khỏi hẳn bệnh xoang? Cháu cần phải đi khám những gì và ở đâu ạ? (Cháu ở ngoài Hà Nội, không đến khám chỗ bác sỹ được)

Xin bác sỹ tư vấn giúp cháu! Cháu xin cảm ơn bác sỹ ạ!

Thuc Anh

Nuốt nước bọt có tiếng bụp bụp

Gửi Thuc Anh,

Viêm mũi họng, viêm xoang đều có thể chữa khỏi. Sau khi chữa khỏi rồi thường hay bị trở lại vì đây là những bệnh bị ảnh hưởng môi trường sống và ý thức giữ gìn rất nhiều. Cũng vì hay bị lại nên bệnh nhân thường nghĩ không chữa khỏi.

Tuy nhiên bệnh có thể kéo dài nhiều tuần nhiều tháng nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ cũng như điều trị không đến nơi đến chốn.

Theo mô tả của em có lẽ em bị bán tắc vòi nhĩ do viêm vùng mũi xoang.

Nếu ở Hà Nội em nên đến Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, kế bệnh viện Bạch Mai để điều trị mũi xoang và kiểm tra thính lực luôn.

Thầy thuốc ưu tú

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Thủy

Khuyến nghị:

Sự tư vấn và đề nghị trên đây chỉ có tính chất tham khảo và dựa trên câu hỏi được mô tả của người cần tư vấn. Ngoài các vấn đề về thính lực, người bệnh có các bệnh liên quan khác nên đến trực tiếp các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.