Phần dưới của trai thông xoang mũi là gì năm 2024

Viêm xoang là loại bệnh lý phổ biến với nguyên nhân đa dạng. Các chuyên gia y tế chia viêm xoang thành nhiều loại khác nhau dựa trên 2 tiêu chí là vị trí viêm xoang và diễn biến của bệnh. Vậy các loại viêm xoang đó là gì? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về bệnh viêm xoang

1.1. Cấu tạo và chức năng của xoang

Trên phương diện giải phẫu học, phần xương sọ ở mặt được cấu tạo từ nhiều mảnh xương ghép lại và phần lớn chúng là xương rỗng. Hệ thống xoang bao gồm các hốc rỗng nằm trong xương sọ, chúng được đặt tên theo tên gọi của chính loại xương đó. Bên trong các xoang có một lớp mô lót gọi là niêm mạc xoang, cấu trúc tương tự như niêm mạc hô hấp. Lớp niêm mạc này sẽ tiết ra các chất nhầy, chảy qua các lỗ thông mũi xoang để đổ vào các hốc mũi.

Có 2 nhóm xoang được phân định như sau:

  • Nhóm xoang trước: gồm xoang sàng trước, xoang hàm, xoang trán và chúng nằm quanh hốc mắt. Chất dịch do nhóm xoang trước tiết ra sẽ đổ về khe mũi trước, vì vậy khi xuất hiện tình trạng xuất tiết dịch niêm mạc mũi xoang thì bệnh nhân có thể có triệu chứng chảy mũi hoặc nghẹt mũi. Đây là nhóm xoang rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn tới các biến chứng về mắt;
  • Nhóm xoang sau: bao gồm xoang bướm và xoang sàng sau. Những xoang này được cấu tạo nằm sâu dưới nền sọ, có liên hệ mật thiết với dây thần kinh thị giác, phần sau ổ mắt, tuyến yên và xoang tĩnh mạch. Vì vị trí kín hơn nên ít khi bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Nhóm xoang sau nếu bị viêm sẽ khiến dịch tiết chảy từ khe mũi sau xuống hầu họng.

Phần dưới của trai thông xoang mũi là gì năm 2024

Cấu tạo xoang

Xoang có chức năng gì?

  • Giúp giảm bớt trọng lượng của đầu nhờ cấu tạo xương rỗng;
  • Lưu thông không khí khi chúng ta hít thở;
  • Phát âm thanh: âm thành khi được phát ra và công hưởng với các xoang vùng mặt sẽ giúp bạn có giọng nói, âm sắc đặc trưng dễ phân biệt với người khác.

1.2. Nguyên nhân gây viêm xoang

Khi lớp niêm mạc xoang bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng viêm xoang, từ đó làm ứ đọng và tắc nghẽn chất dịch nhầy tại các lỗ xoang. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, chẳng hạn như:

  • Do nhiễm phải adenovirus, virus cúm,... gây viêm xoang;
  • Do nấm và vi khuẩn tấn công: một số loại nấm gây bệnh hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn răng và lan tới xoang mũi;
  • Do dị ứng: cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, nước hoa, lông động vật,... cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm xoang;
  • Do các vấn đề về nội tiết: thường gặp ở bệnh nhân suy giáp hoặc phụ nữ có thai;
  • Do bất thường trong cấu trúc giải phẫu: lệch vách ngăn mũi, khối u hốc mũi, polyp mũi, chấn thương vùng mặt,...

2. Liệt kê các loại viêm xoang

2.1. Phân loại viêm xoang dựa trên diễn tiến bệnh

Nếu xét theo diễn biến của bệnh thì có thể phân viêm xoang thành 2 loại chính sau:

  • Viêm xoang cấp tính: là khi viêm xoang xảy ra trong thời gian ngắn (dưới 2 tuần), kiểm soát tốt bằng thuốc điều trị và nếu được chăm sóc đúng cách có thể khỏi hoàn toàn;
  • Viêm xoang mạn tính: là do không điều trị triệt để viêm xoang cấp nên viêm xoang bị tái phát làm tắc các lỗ thông xoang, dịch hoặc mủ chứa đầy trong các xoang. Phương pháp điều trị có thể là thuốc kết hợp cũng thủ thuật hoặc phẫu thuật nếu có bất thường về giải phẫu.

2.2. Phân loại viêm xoang theo vị trí

Viêm xoang sàng:

Xoang sàng gồm nhiều hốc nhỏ, vị trí nằm ở giữa hốc mắt và hốc mũi. Kích thước của xoang này nhỏ nhất và có cấu tạo phức tạp nên cũng là xoang dễ viêm nhất. Có 4 loại viêm xoang sàng:

  • Viêm xoang sàng trước: dịch nhầy thường tụ lại ở mũi khiến gốc mũi bị tắc nghẽn và đau nhức. Dịch sẽ chảy theo hướng khe trước và giữa mũi;
  • Viêm xoang sàng sau: dịch nhầy chảy theo khe mũi sau nhỏ xuống họng khiến người bệnh cảm thấy vướng ở họng, khó chịu nên có phản xạ khạc đờm liên tục. Nếu chuyển nặng bệnh có thể dẫn tới đau nhức đỉnh đầu và làm suy giảm thị lực;
  • Viêm cả 2 xoang: người bệnh khi bị viêm cả 2 loại xoang trên thường có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, ứ đờm ở cổ và luôn muốn khạc nhổ đờm;
  • Viêm xoang sàng ở trẻ nhỏ: đây là đối tượng cần phải được theo dõi chặt chẽ khi bị viêm xoang sàng vì bệnh nhi có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như viêm đường hô hấp, diễn biến nhanh, biến chứng nội sọ và tác động đến khả năng nhìn cần phải được cấp cứu gấp.

Phần dưới của trai thông xoang mũi là gì năm 2024

Các loại viêm xoang có thể được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng hoặc phụ thuộc vào vị trí xoang bị viêm

Viêm xoang trán:

Đây là xoang nằm ở trán - vị trí cao nhất gần lông mày. Dạng viêm xoang này xảy ra khá phổ biến và thường kèm theo viêm xoang sàng trước với các biểu hiện như:

  • Đau nhức vùng chân mày và trên ổ mắt. Tình trạng này thường tăng dần vào thời điểm từ sáng đến giữa trưa;
  • Chảy nhiều dịch mủ, cơn đau dịu dần sau khi chảy dịch nhưng đến chiều lại tái diễn tình trạng này;
  • Thường xuyên chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu trong thời gian dài;
  • Đau ngay cả khi đảo mắt, đặc biệt có cảm giác đau nhói khi ấn tay vào hố mắt.

Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang trán bao gồm viêm tai giữa cấp và mạn tính (có thể làm thủng màng nhĩ). Bởi vì loại xoang này có vị trí gần não nhất nên nếu diễn tiến nặng, nguy cơ bệnh nhân bị viêm màng não mủ và tử vong là rất cao.

Viêm xoang hàm:

Xoang hàm nằm ở 2 bên má, hướng về cánh mũi và cũng là xoang lớn nhất. Khi bị viêm xoang hàm, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Gặp vấn đề về răng miệng;
  • Nghẹt mũi, chảy dịch từ khe mũi, dịch mũi có mùi hôi;
  • 2 má đau nhức, đau nhiều khi ấn vào rãnh mũi má.

Biến chứng khi bị viêm xoang hàm là áp xe ổ mắt và có khả năng lây sang các loại xoang lân cận.

Viêm xoang bướm:

Vị trí của xoang bướm là ở phía dưới sàng sọ, so với những xoang khác đây lại là xoang nằm sâu nhất trong khoang mũi, có liên hệ với động mạch cảnh trong và thần kinh thị giác.

Để nhận biết được viêm xoang bướm cần dựa trên các triệu chứng sau:

  • Dịch mũi chảy nhiều, màu trong suốt, xanh hoặc vàng, nghẹt mũi;
  • Mũi kém nhạy bén do viêm xoang ảnh hưởng tới dây thần kinh khứu giác;
  • Mờ mắt, thị lực giảm;
  • Đau trên đỉnh đầu, giữa 2 hốc mắt, cơn đau có thể lan ra sau gáy;
  • Dịch mũi chảy xuống sau họng rất nhiều, có thể gây hôi miệng;
  • Biểu hiện khác: viêm tai giữa, sốt, viêm họng,...

Nhìn chung các triệu chứng của viêm xoang bướm thường không đặc trưng nên khó chẩn đoán, khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Viêm đa xoang:

Đây là tình trạng tập hợp các loại viêm xoang cùng lúc, bắt nguồn từ việc sự viêm nhiễm lây lan giữa các xoang với nhau. Biểu hiện điển hình của viêm đa xoang đó là:

  • Thường xuyên đau nặng đầu, đau nhức vùng trán, thái dương, đỉnh đầu, quanh mắt và sau gáy;
  • Chảy nhiều dịch mũi, màu dịch thường là vàng hoặc xanh, thậm chí còn lẫn máu và mủ;
  • Ăn không ngon, mệt mỏi;
  • Dịch mũi chảy xuống họng nên cảm giác khó chịu ở cổ họng, luôn muốn khạc nhổ;
  • Sốt nhẹ, có thể sốt âm ỉ, sốt liên tục hoặc sốt cao, rét run,... tùy vào tình trạng của viêm xoang.

Phần dưới của trai thông xoang mũi là gì năm 2024

Viêm xoang gây ra những triệu chứng khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại viêm xoang. Vì đây là bệnh lý dễ mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bởi vậy bạn nên chủ động phòng tránh các yếu tố gây bệnh. Nếu có các triệu chứng cảnh báo viêm xoang, bạn nên đi khám để được điều trị sớm tránh trường hợp bệnh phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm xoang cũng như những vấn đề khác tại các cơ quan này được nhiều khách hàng chọn lựa. Khi đăng ký dịch vụ tại MEDLATEC, khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên y tế tận tình hướng dẫn và các y bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám và được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay!