Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

–      Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng chia hết cho 2 (Hoặc các chữ số tận cùng là số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8).

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

–      Dấu hiệu chia hết cho 5: Có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

–      Dấu hiệu chia hết cho 3: Tổng các chữ số chia hết cho 3.

Ví dụ: 12 có tổng các chữ số: 1 + 2 = 3, 126 có tổng các chữ số là: 1 + 2 + 6 = 9 chia hết cho 3.

–      Dấu hiệu chia hết cho 9: Tổng các chữ số chia hết cho 9.

Ví dụ: 12 có tổng các chữ số: 1 + 2 = 3 không chia hết cho 9, 126 có tổng các chữ số là: 1 + 2 + 6 = 9 chia hết cho 9.

–      Dấu hiệu chia hết cho 4: Hai chữ số tận cùng chia hết cho 4.

Ví dụ: 136 có chia hết cho 4 vì 36 ⋮ 4. (thỏa mãn dấu hiệu chia hết cho 4)

12238 không chia hết cho 4 vì 38 không chia hết cho 4.

–      Dấu hiệu chia hết cho 25: Hai chữ số tận cùng chia hết cho 25.

Ví dụ: 12231225 chia hết cho 25 vì 25 chia hết cho 25. (thỏa mãn dấu hiệu chia hết cho 25)

–      Dấu hiệu chia hết chia hết cho 8: Ba chữ số tận cùng chia hết cho 8.

Ví dụ: 3904 có chia hết cho 8 vì 904 chia hết cho 8. (thỏa mãn dấu hiệu chia hết cho 8)

–      Dấu hiệu chia hết cho 125: Ba chữ số tận cùng chia hết cho 125.

–     Dấu hiệu chia hết cho 11: Tổng các chữ số hàng lẻ – Tổng các chữ số hàng chẵn hoặc ngược lại chia hết cho 11.

Ví dụ: 253 có chia hết cho 11 không?

Ta có: (2 + 3) – 5 = 5 – 5 = 0 ⋮ 11

=> 253 ⋮ 11.

Ví dụ: 23465 có chia hết cho 11 không?

Ta có: (2 + 4 + 5) – (3 + 6) = 11 – 9 = 2 không chia hết cho 11 nên suy ra: 23465 không chia hết cho 11.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về DH chia hết. Để hiểu rõ hơn, các em cần thực hành trên nhiều bài tập để ghi nhớ. Tự rút ra được dấu hiệu nhận biết khi nào thì chia hết. Điều này giúp các em nhận biết bà giải quyết bài toán nhanh hơn. Áp dụng trong các bài tập yêu cầu chọn đáp án đúng. Chỉ ra đâu là số chia hết đâu là số không chia hết. Bên cạnh đó còn giúp chúng ta nhìn nhận nhanh vấn đề.

Những kiến thức trọng tâm về dấu hiệu chia hết.

Kiến thức về dấu hiệu chia hết các bạn được học trong chương trình Toán lớp 4. Đây là một kiến thức quan trọng và các dạng bài tập của dấu hiệu chia hết thì thường rất hay có trong đề thi học kì Toán lớp 4 và trong đề thi học sinh giỏi thường sẽ có các bài nâng cao. Để làm được các bài tập về dấu hiệu chia hết, các bạn phải cần nắm vững các kiến thức về phép nhân, chia, công, trừ và thuộc bảng cửu chương các bạn được học từ Chương trình Toán lớp 1, 2, 3. Vậy dấu hiệu chia hết có những dạng bài tập như thế nào? Các bạn hãy tham khảo phần sau nhé.

Những dạng bài tập điển hình của dấu hiệu chia hết và kinh nghiệm làm bài.

Các dạng bài tập của dấu hiệu chia hết sẽ có cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Sau đây tôi sẽ tổng quan lại những dạng bài tập các bạn có thể tham khảo:

Những dạng bài tập của dấu hiệu chia hết:

  • Phần I: Dấu hiệu chia hết:
  • Lập số theo yêu cầu.
  • Tìm số.
  • Vận dụng tính chất chia hết.
  • Phần II: Vận dụng dấu hiệu chia hết để giải Toán:
  • Dạng 1: Tìm chữ số chưa biết theo dấu hiệu chia hết.
  • Dạng 2: Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết.
  • Dạng 3: Chứng tỏ một số hoặc một biểu thức chia hết cho (hoặc không chia hết cho một số nào đó)
  • Dạng 4: Các bài toán thay chữ bằng số.

Trên đây là những dạng bài tập của dấu hiệu chia hết. Dạng toán 1 của phần II là dạng cơ bản nhất trong cả bốn dạng. Và cũng thường ít ra nhất trong các đề thi học kì Toán lớp 4. Nhưng không vì thế mà các bạn chủ quan. Đó là dạng bài tập sẽ rèn luyện cho các bạn các dấu hiệu chia hết. Vì các dấu hiệu chia hết sẽ có rất nhiều nên đây sẽ là một dạng bài bổ trợ cho các dạng bài sau. Và tương tự dạng 1, dạng 2 cũng sẽ rèn luyện cho các bạn kỹ năng làm bài. Đối với các kiến thức toán học, các bạn đều phải học kiến thức cơ bản trước sau đó bắt đầu học nâng cao. Vì cái cơ bản sẽ là kiến thức bổ trợ cho các bài tập nâng cao và cũng là gợi ý để các bạn có thể làm những bài tập nâng cao dễ dàng hơn.

Với dạng toán 3 và dạng toán 4 sẽ có hơn một chút. Nhưng để làm được 2 dạng toán này, các bạn hãy phân tích đề thật kĩ thì sẽ ra được hướng làm. Và các bạn cần phải rèn luyện bài tập thật nhiều để lấy kĩ năng làm bài. Khi các bạn làm nhiều các dạng bài tập, nêu gặp một dạng bài nào đó trong đề thi các bạn có thể làm nhanh chóng mà không bị mất nhiều thời gian để suy nghĩ. Vì với các bài tập của dấu hiệu chia hết sẽ không phải là thuộc câu hỏi khó trong đề thi. Vì vậy, các thời gian còn lại để các bạn suy nghĩ những câu khó hơn để đạt được số điểm trọn vẹn như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:  Nghiệm bội của đa thức là gì?

Toán học và đời sống

Để học tốt các môn học nói chung và môn toán nói riêng. Cần nắm vững kiến thức về lý thuyết để áp dụng vào thực hành, giải bài tập. Làm bất kỳ một bài toán nào mà không biết được công thức, bản chất của nó thì không thể hiểu được cách làm. Biết thì cũng chỉ là học vẹt, áp dụng bị động. Chứ không chủ động tìm ra phương pháp khi gặp các bài tương tự được.

Nếu tìm hiểu kỹ phương pháp học thì việc học được hiệu quả hơn. Toán là môn học khá quan trọng, giúp ích cho chúng ta trong cuộc sống. Tạo cơ sở khoa học, nền tảng tư duy cho các môn học khác. Học tốt toán là một lợi thế lớn, giúp các em rèn giũa tư duy. Khi gặp một vấn đề khó sẽ nhanh chóng tìm ra được hướng giải quyết hơn vì não bộ đã được mài dũa qua các bài toán khó. Cần nhiều thời gian rèn luyện tỉ mỉ.

Trên đây là những dạng bài tập và những chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Mong các bạn áp dụng hiệu quả trong quá trình học tập của mình.

Tải tài liệu miễn phí tại đây

Sưu tầm: Thu Hoài

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

- Các số tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2

Hoặc: Các số chẵn thì chia hết cho 2

- Các số không tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 thì không chia hết cho 2

Hoặc: Các số lẻ thì không chia hết cho 2

Dấu hiệu chia hết cho 5

- Các số có tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5

- Các số không tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5

- Các số tận cùng bằng 0 vừa chia hết cho 2 và 5 đồng thời chia hết cho 10

- Các số không tận cùng bằng 0 thì không thể vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và không chia hết cho 10.

Dấu hiếu chia hết cho 9

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

Ví dụ: số 27540 chia hết cho 9 vì 2 + 7 + 5 + 4 + 0 = 18 mà 18 chia hết cho 9

- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9, đồng thời tổng này chia cho 9 dư bao nhiêu thì số đó chia cho 9 cũng dư bấy nhiêu.

Ví dụ: Số 54643 không chia hết cho 9 vì 5 + 4 + 6 + 4 + 3 = 22 mà 22 không chia hết cho 9

Và 22 : 9 = 2 dư 4 nên số 54643 : 9 = 6071 dư 4          

Dấu hiệu chia hết cho 3

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

Ví dụ: Số 711 chia hết cho 3 vì 7 + 1 + 1 = 9 mà 9  chia hết cho 3

- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3, đồng thời tổng này chia cho 3 dư bao nhiêu thì số đó chia cho 3 cũng dư bấy nhiêu

Ví dụ: 3251 không chia hết cho 3 vì 3 + 2 + 5 + 1 = 11 mà 11 : 3 = 3 dư 2.

Nên số 3251 : 3 = 1083 dư 2

- Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6

Ví dụ: 132 chia hết cho 6 vì 132 chia hết cho 2 và 132 chia hết cho 3

- Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 9 thì chia hết cho 18

Ví dụ: 1116 chia hết cho 18 vì 1116  chia hết cho 2 và 1116 chia hết cho 9

- Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3

Dấu hiệu chia hết cho 4

- Một số chia hết cho 4 khi hai chữ số cuối cùng  là một số chia hết cho 4

Ví dụ: 1112 chia hết cho 4 vì 12 chia hết cho 4

Dấu hiệu chia hết cho 8

- Một số chia hết cho 8 khi 3 chữ số cuối cùng là một số chia hết cho 8

Ví dụ: 13048 chia hết cho 8 vì 048 chia hết cho 8

- Thương của hai số lẻ là số lẻ.

Lẻ : lẻ = lẻ

- Thương của một số chẵn với một số lẻ là số chẵn.

Chẵn : lẻ = chẵn

-  Số lẻ không chia hết cho số chẵn

- Một tổng chia hết cho một số khi mọi số hạng của tổng đều chia hết cho số đó

- Một hiệu chia hết cho một số nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số đó

- Một tích chia hết cho một số nếu trong tích đó có ít nhất một thừa số chia hết

B – MỘT SỐ BÀI TOÁN

Bài toán 1: Cho số 7653. Không làm phép chia, hãy cho biết số đó có chia hết cho 9 hay không? Nếu số đó không chia hết cho 9 thì dư bao nhiêu?

Bài giải:

Tổng các chữ số của số đó là:

7 + 6 + 5 + 3 = 21

Vì 21 không chia hết cho 9 nên số đã cho không chia hết cho 9

Vì 21 không chia hết cho 9 = 2 dư 3 nên số đã cho chia 9 dư 3

Trả lời: 7653 không chia hết cho 9

            7653 chia 9 dư 3

Bài toán 2: Cho số 454. Không làm phép chia, hay cho biết số 454 có chia hết cho 6 không ?

Bài giải:

Số 454 chia hết cho 2 vì là số chẵn

Tổng các chữ số của số đã cho là:

4 + 5 + 4 = 13

Mà 13 không chia hết cho 3  nên 454 không chia hết cho 3

Số 454 chia hết cho 2 mà không chia hết cho 3 nên 454  không chia hết cho 6

Bài toán 3. Cho số 2141*. Hãy thay chữ số * sao  cho số đó chia hết cho 6. Có mấy cách thay ?

Bài giải:

- Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6. Vậy phải thay dấu * bằng chữ số nào đó để số 2141* vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3

- Một số có hàng đơn vị là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. Vậy để có số 2141* chia hết cho 2 ta có thể thay dấu * bằng một trong 5 chữ số 0, 2, 4, 6, 8 (1)

- Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3.

 Mà 2 + 1 + 4 + 1 = 8 và 8 : 3 = 2 dư 2. Vậy có thể thay dấu * bằng một trong các chữ số 1, 4, 7 thì được số chia hết cho 3.

- Kết hợp (1) và (2) ta thấy dấu * chỉ có thể thay bằng chữ số 4 vì 21414 chia hết cho 2 và

21414  chia hết cho 3

Trả lời: Thay bằng chữ số 4 và có một cách thay

Bài toán 4: Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia hết cho 5

Giải: Các số có 2 chữ số chia hết cho 5 là: 10, 15, 20, …., 95

Vậy có: (95 – 10) : 5 + 1 = 18 (số có 2 chữ số chia hết cho 5)

CÁC BÀI LUYỆN TẬP:

Bài 1. Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia hết cho 2?

Bài 2. Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia hết cho 3?

Bài 3. Có bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 9?

Bài 4. Cho số 3*46. Hãy thay dấu * bằng chữ số để được số chia hết cho 3

Bài 5. Cho số 4*59. Hãy thay dấu * bằng chữ số để được số chia hết cho 9. Có mấy cách thay?

Bài 6. Cho số 53*4. Hãy thay dấu * bằng chữ số để được số chia hết cho 6. Có mấy cách thay?

Bài 7. Có bao nhiêu số có 2 chữ số chia hết cho 6

Bài 8. Cho số 466*. Hãy thay dấu * bằng chữ số để được số chia hết cho 6. Có mấy cách thay?

Bài 9. Bạn Hiền nói: “ Một số có hàng chục là lẻ thì hàng đơn vị phải là 2 hoặc 6 thì số đó mới chia hết cho 4. Còn nếu hàng chục là chẵn thì hàng đơn vị phải là 0; 4 hoặc 8 thì số đó chia hết cho 4”.

Bạn Hiền nói đúng hay sai?

Bài 10. Bạn Giỏi nói: “Một số có hàng trăm là chẵn thì nếu số gồm 2 chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 8 thì số đó chia hết cho 8”.