Phí vận chuyển tài trợ bởi nhà bán hàng

Để có thể bán hàng hiệu quả trên Lazada, nhà bán hàng không thể không tham gia các chương trình, các gói quảng cáo tiếp thị trên sàn. Tuy nhiên, người bán cần phải biết những loại phí phát sinh khi tham gia chúng. Vậy đó là những loại phí nào?


1. Phí khuyến mại mã giảm giá

Phần phí khuyến mãi mã giảm giá là phí được trừ dựa trên điều kiện khuyến mãi khi NBH áp dụng chương trình khuyến mãi mã giảm giá. 

NBH sẽ được cộng vào doanh thu tổng số tiền bao gồm phần phí vận chuyển trả bởi khách hàng + giá trị sản phẩm. Sau đó nếu sản phẩm áp dụng chương trình khuyến mãi, Lazada sẽ trừ phần phí này.


2. Phí khuyến mãi flexi combo [Combo linh hoạt] 

Phần phí khuyến mãi flexi combo là phí được trừ dựa trên điều kiện khuyến mãi khi NBH cài đặt trong chương trình Combo linh hoạt. 


3. Phí tài trợ hiển thị sản phẩm [Sponsored Discovery]

Chương trình tài trợ hiển thị sản phẩm là giải pháp giúp NBH quảng bá sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm khi khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm để mua hoặc trong mục "Đề Xuất" của trang chi tiết sản phẩm khi người mua tìm các sản phẩm liên quan.

Hóa đơn của Phí tài trợ hiển thị sản phẩm sẽ được xuất riêng và gửi đến Nhà bán hàng theo tuần với tên "Phí dịch vụ công cụ từ khóa tài trợ - Tiêu thụ thực tế".


4. Phí giải pháp tiếp thị liên kết 

Giải pháp Tiếp Thị Liên Kết [TTLK] là giải pháp giúp NBH tận dụng các đối tác TTLK đang làm việc với Lazada để quảng bá sản phẩm của nhà bán hàng và thúc đẩy doanh thu với tỷ suất lợi nhuận cam kết bằng hình thức sử dụng đường dẫn liên kết. 

Và theo đó phí giải pháp tiếp thị sẽ là phí đối với các đơn hàng được tạo thông qua công cụ giải pháp liên kết tiếp thị. 

Bạn có thể tính phí Giải pháp Tiếp Thị Liên Kết [Sponsored Affiliates] bằng các công thức đơn giản dựa trên những số liệu có sẵn trong trang Chi tiết đơn hàng. Để tính tỷ lệ hoa hồng áp dụng cho mỗi đơn hàng, bạn có thể dựa trên tổng cộng mức hoa hồng toàn gian hàng và hoa hồng thêm cho sản phẩm [nếu có].


5. Phí dịch vụ chương trình FreeShip Max

FreeShip Max là chương trình đồng tài trợ giữa Lazada và người bán trên sàn. Tại đây, Lazada sẽ cung cấp các voucher miễn phí vận chuyển trên mỗi đơn hàng cho khách hàng. Còn người bán sẽ thanh toán chi phí theo % cố định trên mỗi đơn hàng thành công và đó là phí dịch vụ.

Công thức:

Phí dịch vụ = 5% x [Giá trị sản phẩm - giá trị NBH tài trợ trên giá sản phẩm] x 1.1 [VAT] [Tối đa là 18.000 đồng/ sản phẩm chưa bao gồm VAT hoặc 19.800 đồng/ sản phẩm đã bao gồm VAT]

Trong trường hợp nhà bán hàng có tài trợ miễn phí vận chuyển 100% cho khách hàng thì sẽ không bị tính phí dịch vụ TMĐT này.

   Bán hàng, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hiện nay đó là một việc làm không thể thiếu đối với bất cứ người kinh doanh nào. Đây là một nguồn tìm kiếm khách hàng khổng lồ và sẽ trở nên ngày càng lớn mạnh trong tương lai. Chính bởi vậy, để có thể nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với sàn thương mại điện tử, bạn đừng bỏ lỡ bài viết này. Hãy cùng Túi gói hàng HVT tìm hiểu về một số loại phí bán hàng cần biết trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay nhé.

1. Những loại phí bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

   Có thể nói Shopee hiện nay là sàn thương mại điện tử lớn mạnh nhất tại Việt Nam. Lượng truy cập vào shopee lên đến hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng. Việc lên Shopee để mua sắm bất cứ loại hàng hóa nào đang dần trở thành thói quen của người tiêu dùng. Để bắt đầu bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, bạn cần phải nắm vững như quy tắc do Shopee đề ra. Và đặc biệt, những loại chi phí khi bán hàng trên Shopee sẽ giúp cho bạn tính toán được giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận một cách chuẩn xác nhất, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho shop của bạn.

Những loại phí bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

1.1. Các loại phí bán hàng trên Shopee

  • Phí thanh toán của Shopee

   Phí thanh toán cố định của Shopee là khoản phí mà người bán phải trả trên một đơn hàng đã giao. Đây là loại phí được áp dụng cho tất cả người bán trên Shopee. Phí thanh toán này sẽ được tự động trừ vào mỗi đơn hàng thành công khi tiền được chuyển về Ví thanh toán Shopee của người bán. Công thức tính Phí thanh toán trên Shopee được tính như sau:

  • Phí thanh toán = [Tổng doanh thu đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp dụng] x 2,5%

   Phí cố định của Shopee là 1.5% [bao gồm VAT] cho đơn hàng được thực hiện thành công [nằm ở mục "Đã giao"] hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" [trừ lý do Chưa nhận được hàng].

  • Phí cố định dành cho gian hàng Shopee Mall

   Đối với các gian hàng Shopee Mall thì sẽ có một khoản phí cố định dành cho gian hàng, được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm. Đối với mỗi ngành hàng khác nhau thì tỷ lệ phần trăm phí cố định sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

   Phí cố định dành cho gian hàng Shopee Mall sẽ được tính theo công thức: Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm cố định

   Shopee có 2 chương trình dành cho người bán nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho Nhà bán hàng cũng như Người mua hàng, đó là Gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra và chương trình Hoàn xu Xtra. Với 2 chương trình này, nhà bán hàng có thể đăng ký để sử dụng tùy theo mong muốn của mình.

   Gói hoàn xu Xtra có tác dụng giúp người mua có thể dùng những mã Xtra hoàn xu để mua hàng tại Shop và nhận lại mức hoàn xu tương ứng. Chính bởi vậy, gói hoàn xu Xtra có tác dụng giúp thu hút người mua hơn nhờ khoản xu được hoàn cũng như sẽ có cơ hội để hiển thị nổi bật hơn trên nề tảng Shopee.

   Để sử dụng gói hoàn xu Xtra, nhà bán hàng sẽ phải mất những chi phí sau:

   - Phí đăng ký: 20.000 VNĐ

   - Phí dịch vụ: 4% giá trị mỗi sản phẩm [tối đa 20.000 VNĐ/1 sản phẩm]

  • Gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra

   Tương tự với gói hoàn xu Xtra, gói Freeship Xtra giúp cho nhà bán hàng sẽ có cơ hội tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Khách hàng khi mua hàng tại Shop và sử dụng mã miễn phí vận chuyển sẽ được hỗ trợ phí vận chuyển lên tới 70.000 VNĐ.

   Để sử dụng gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra, nhà bán hàng sẽ phải mất những chi phí sau

   - Phí đăng ký: 20.000 VNĐ

   - Phí dịch vụ: 6% giá trị mỗi sản phẩm [tối đa 20.000 VNĐ/1 sản phẩm]

1.2. 1 số lưu ý về các loại phí trên Shopee

  • Các loại phí này không chỉ áp dụng trên các đơn hàng đã giao thành công mà còn áp dụng trên các đơn hàng phát sinh yêu cầu trả hàng hoàn tiền được người bán hoặc shopee đồng ý hoàn tiền ngay.
  • Nếu như người bán đồng ý hoàn tiền ngay và đồng ý hoàn tất cả tiền hàng và phí vận chuyển, khi đó phí vận chuyển sẽ được tính cho người bán
  • Nếu Shop đang dùng gói Freeship Xtra và mua tiếp gói hoàn xu Xtra, phí của gói Freeship Xtra sẽ giảm xuống 5%/1 sản phẩm

2. Các loại phí bán hàng trên Lazada

   Theo thống kê thì Lazada hiện nay đang được xếp ở vị trí thứ hai và ngày càng rút ngắn khoảng cách với Shopee. Chính bởi vậy đây cũng là một kênh bán hàng mà bạn không nên bỏ qua. Và thể tham gia vào sàn thương mại điện tử này, bạn sẽ cần phải biết những loại phí bán hàng dưới đây.

Tổng hợp các loại phí bán hàng trên Lazada

  • Phí thanh toán trên Lazada

   Đây là khoản phí được trừ trên mỗi đơn hàng thành công của người bán trên sàn Lazada, áp dụng đối với tất cả các nhà bán hàng. Công thức tính phí thanh toán trên Lazada như sau:

   Phí thanh toán = 2,002% x [Giá sản phẩm – Chi phí nhà bán hàng tài trợ + Phí vận chuyển]

   Chi phí nhà bán hàng tài trợ ở đây sẽ bao gồm voucher bán hàng, mã giảm giá, giảm giá combo, mua kèm tặng quà v.v.. Và 1 điểm đặc biệt đó là Lazada sẽ có thêm một khoản bồi thường cho đơn hàng bị thất lạc hoặc hư hỏng.

   Đây là khoản phí hoa hồng tính trên giá niêm yết của sản phẩm. Đây là khoản phí áp dụng cho các nhà bán hàng Lazmall. Công thức tính phí cố định trên Lazada cho nhà bán hàng Lazmall như sau:

   Phí cố định = Phí hoa hồng x 1,1 x [Giá sản phẩm – Chi phí nhà bán hàng tài trợ]

3. Các loại phí bán hàng trên Sendo

   Sendo cũng là một sàn thương mại điện tử sáng giá, có rất nhiều điểm thu hút cho các Nhà bán hàng cũng như người mua. Vậy hãy cùng tiếp tục xem thử những loại phí bán hàng nào hiện đang được áp dụng trên sàn Sendo nhé.

  • Phí thanh toán được Sendo thu 2%/đơn hàng phát sinh từ Shop
  • Phí khai giá: Loại phí này được phát sinh khi người bán thực hiện khai giá cho các đơn hàng có giá trị trên 3 triệu đồng. Loại phí này giúp đảm bảo hàng hóa sẽ được đền bù tối đa nếu xảy ra sự cố đáng tiếc trong quá trình vận chuyển.
  • Phí Shop+: Loại phí phát sinh khi Shop đăng ký dịch vụ Shop+. Phí Shop+ sẽ được tính bằng 5% trên mỗi đơn hàng hoàn tất, tối đa 25.000 VNĐ/đơn hàng
  • Phí trả góp: Loại phí phát sinh khi người mua chọn phương thức thanh toán “Trả góp 0%” với các đơn hàng trên 3 triệu đồng.
  • Phí mua trước trả sau: Loại phí phát sinh khi người mua chọn phương thức thanh toán “Mua trước trả sau”. Phương thức này chỉ khả dụng khi nhà bán hàng đăng ký bán Mua trước trả sau.
  • Phí truy thu đơn hàng: Loại phi phát sinh khi nhà bán hàng vi phạm quy định, đơn hàng bị chuyển hoàn, đơn hàng phát sinh chênh lệch trọng lượng, đơn hàng đổi trả được Sendo phán quyết lỗi do nhà bán hàng.

4. Các loại phí bán hàng trên Tiki

   Đối với sàn thương mại điện tử Tiki, sàn sẽ có 3  khoản phí chính đó là: chiết khấu, thanh toán và chuyển khoản. Ngoài ra trên sàn Tiki sẽ có những khoản phí phạt, bạn cần phải lưu ý nhé.

Các loại phí bán hàng trên Tiki

  • Phí chiết khấu: Khoản phí tùy thuộc vào danh mục hàng hóa đối tác kinh doanh.
  • Phí thanh toán: Nhà bán hàng sẽ phải chịu khoản phí 1%/1 đơn hàng thành công. Đây là khoản phí nếu như so sánh với các sàn TMĐT Shopee hay Lazada thì tương đối hợp lý.
  • Phí chuyển hoàn: Phí chuyển hoàn được tính khi giao hàng thất bại đối với đơn hàng thuộc danh mục hàng cồng kềnh.

   Các khoản phí phạt trên sàn thương mại điện tử Tiki

  • Phí phạt khi xuất hóa đơn VAT trễ hơn 7 ngày làm việc kể từ khi đơn giao hàng thành công: 50.000 VNĐ
  • Phí phạt khi giao hàng trễ hơn 4 giờ làm việc kể từ khi đơn hàng chuyển sang trạng thái chờ in: 50.000 VNĐ
  • Phí phạt khi đăng tải sản phẩm không phù hợp quy định của pháp luật và của Tiki: 500.000 VNĐ
  • Phí khi khi không đảm bảo chất lượng hàng hóa, không phải hàng chính hãng, không tuân thủ những quy định hàng hóa: 10.000.000 VNĐ

Trên đây là những khoản phí mà bạn cần phải nắm được nếu như có ý định kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Hãy cố gắng tính toán thật kỹ về các khoản chi phí để có thể tối ưu kết quả kinh doanh của bạn nhé. Ngoài ra, để việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, hãy sử dụng combo đóng gói hàng Túi gói hàng – Máy in nhiệt – Giấy in nhiệt của Nhựa HVT ngay nhé. Chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy hối hận đâu!.

Chủ Đề