Phương trình Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHO HỖN HỢP CO2 VÀ H2O ĐI QUA THAN NUNG ĐỎ nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

 

Hh X (CO2, H2O) + C (t0) → hh Y (CO2, CO, H2)

Có 2 dạng bài tập:

Dạng 1: Cho hh Y đi qua dung dịch Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2 tạo ra kết tủa và tính khối lượng kết tủa.

Dạng 2: Cho hh Y đi qua hỗn hợp oxit (oxit sau Al như FexOy, CuO,…). Tính khối lượng oxit giảm.

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Phương trình Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ

   C + CO2 → 2CO

   C + H2O → CO + H2

(có thể xảy ra phản ứng CO và H2O nhưng không đáng kể).

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Hỗn hợp X (CO2 pư x mol; H2O y mol và CO2 ko pư z mol)    → nX = x + y + z (1)

Hỗn hợp Y (CO sinh ra 2x + y mol; H2 y mol và CO2 z mol)

  → nY = 2x + 2y + z (2)

Lấy 2.(1) – (2) → 2nX – nY = z = nCO2.

Dạng 1: Khi cho hỗn hợp khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa

   Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Hoặc

   Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

→ nkết tủa = nCO2 = 2nX – nY

Dạng 2: Khi cho hỗn hợp khí Y qua hỗn hợp các oxit kim loại như FexOy, CuO,… Tính khối lượng oxit giảm

   yCO + FexOy  → yCO2 + xFe

   CO + CuO → CO2 + Cu

Hay

   yH2 + FexOy → yH2O + xFe

   H2 + CuO → H2O + Cu

Tổng quát:

   CO + Otrong oxit → CO2

   H2 + Otrong oxit → H2O

→ nCO + nH2 = nY – nCO2 = nO trong oxit

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Phương trình Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ

1. (Đề THPT quốc gia 2019) Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2 . Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

   A. 9,52.   

   B. 9,28.   

   C. 9,76.   

   D. 9,20.

Hướng dẫn giải

Ta có: nX = 0,02 mol và nY = 0,035 mol

→ nCO2 = 2nX – nY = 0,02.2 – 0,035 = 0,005 mol

→ nCO + nH2 = nY – nCO2 =  0,035 – 0,005 = 0,03 mol =  nO trong oxit

→ mrắn  = moxit – mO trong oxit = 10 – 16.0,03 = 9,52 g

2. (Đề THPT quốc gia 2019) Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,75a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2 . Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là

   A. 0,045.        

   B. 0,030.        

   C. 0,010.        

   D. 0,015.

Hướng dẫn giải

Theo giả thuyết: nX = a mol và n­Y = 1,75a mol

                           nCaCO3 = nCO2 = 0,0075 mol

→ nCO2 = 2nX – nY = 2a – 1,75a = 0,25a mol

→ 0,25a = 0,0075

→ a = 0,03 mol

IV. BÀI TẬP TỰ LÀM

1. Dẫn 0,04 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2 . Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

   A. 19,52.        

   B. 19,28.        

   C. 19,16.        

   D. 19,04.

2. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2 . Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn giảm 1,28g. Giá trị của a là

   A. 0,10.           

   B. 0,08.           

   C. 0,05.           

   D. 0,04.

3. Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2 ) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2 . Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn giảm 12,8g.

Mặc khác, dẫn hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m g kết tủa. Giá trị của a là

   A. 13,79.        

   B. 15,76.        

   C. 9,85.           

   D. 19,7.

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

 

 

 

 

 

 

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

 

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

 

 

 

Đề bài

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí CO và H2 (hình 3.3).

a)  Viết phương trình hoá học.

b)  Tính thể tích hỗn hợp khí (đktc) thu được ở phản ứng trên khi dùng hết 1 tấn than chứa 92% cacbon và hiệu suất của phản ứng đạt 85%.

Phương trình Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phương trình Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ

 

Tính toán theo phương trình hóa học.

 

 

Lời giải chi tiết

a) Phương trình hóa học : \(C + {H_2}O\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CO + {H_2}\)

b) Thể tích hỗn hợp khí thu được.

Trong 1000 kg than có: \(\dfrac{{1000 \times 92}}{{100}} = 920(kg)\) cacbon

\(C + {H_2}O \to CO + {H_2}\)

12g                   22,4l     22,4l

12kg                 22,4\({m^3}\) 22,4\({m^3}\)

                         = \(44,8{m^3}\) hỗn hợp khí 

920 kg         \(\dfrac{{44,8 \times 920}}{{12}} = 3434,7({m^3})\) hỗn hợp khí 

Thể tích hỗn hợp khí thực tế thu được: \(\dfrac{{3434,7 \times 85}}{{100}} = 2919,5({m^3})\)

Loigiaihay.com