Quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản

Ngày hỏi:12/10/2016

Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tham nhũng là vấn đề của mọi quốc gia, tuy nhiên có những quốc gia với chính sách phù hợp thì tham nhũng được hạn chế, quản lý, ngược lại thì chính là một môi trường cho những "con sâu" tham nhũng không ngừng đục khoét. Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều những quy định về phòng, chống tham nhũng, những chương trình hành động cụ thể. Tôi khá quan tâm tới vấn đề này nhưng do điều kiện công việc nên cũng không có cơ hội tìm hiểu. Cho tôi hỏi: Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Phạm Ngọc Thanh, Đăk-lăk (SĐT: 016***)

Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 14 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành, theo đó:  

1. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;

b) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;

c) Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.

2. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

4. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này để nhân dân giám sát.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, được quy định tại Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thứ Hai, 05/10/2015, 14:42 [GMT+7]

    Hỏi: Xin cho biết quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa tham nhũng?

    Trả lời: Điều 13, 14 Luật Phòng, chống tham nhũng có quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa tham nhũng như sau: 

    Quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản

    1. Việc mua sắm công và xây dựng cơ bản phải được công khai theo quy định của pháp luật.

    2. Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm:

    a) Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu;

    b) Danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu;

    c) Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

    d) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu;

    đ) Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của bộ, ngành, địa phương và cơ sở;

    e) Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

Quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản
Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

    Quy định về công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

    1. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch.

    2. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

    3. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai để nhân dân giám sát.

Kim Anh

;

          Mua sắm công là một quy trình tương đối phức tạp do có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như Luật Ngân sách, Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp... Bên cạnh đó, quy trình mua sắm công đòi hỏi có nhiều chủ thể cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Do đó, việc công khai minh bạch để phòng chống tham nhũng trong hoạt động mua sắm công là một nội dung quan trọng, cần thiết và xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Bởi vì, nếu không công khai minh bạch sẽ rất dễ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Thiệt hại do tham nhũng gây ra sẽ không chỉ dừng lại ở những thất thoát về ngân sách, mà khi tham nhũng xảy ra sẽ còn làm mất tính cạnh tranh của hoạt động mua sắm công, có thể làm giảm chất lượng, tính bền vững, an toàn của các tài sản công; các hàng hóa, dịch vụ có thể không đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi mua sắm. Và nghiêm trọng hơn nữa, khi mua sắm công bị lạm dụng, trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân, chứ không phải vì mục đích công thì niềm tin của người dân đối với chính quyền cũng có thể dần bị xói mòn.

       Cạnh tranh, công bằng, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế là 04 mục tiêu đặt ra trong đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm công nói riêng. Trong đó, công khai minh bạch vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp thực hiện; công khai, minh bạch là mục tiêu đi đầu để đảm bảo những mục tiêu còn lại đạt được kết quả như mong đợi.

         Để tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả trong quản lý mua sắm công, Quốc hội đã tập trung xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường kiểm soát, từng bước công khai, minh bạch trong mua sắm công như: Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng... Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều quy định và hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, định mức, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định về lựa chọn nhà thầu, về ký kết hợp đồng, thanh quyết toán...

           I. Đánh giá tình hình công khai minh bạch trong mua sắm công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

           1. Về công khai minh bạch trong xác định, phê duyệt tiêu chuẩn, định mức và cân đối, bố trí kinh phí phục vụ mua sắm công trên địa bàn thành phố

           Trong các năm qua, kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố được cân đối bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi NSNN và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán cũng như về thực hiện dự toán NSNN của Bộ Tài chính.

          Việc cân đối bố trí kinh phí mua sắm tài sản công luôn đảm bảo theo các tiêu chuẩn định mức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 (nay được thay thế bằng Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015)  của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước, Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 (nay được thay thế bằng Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015) của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn định mức  trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Việc bố trí nguồn kinh phí còn được thực hiện trên cơ sở đề nghị của các đơn vị sử dụng ngân sách và căn cứ khả năng cân đối ngân sách của năm kế hoạch, qua đó đảm bảo việc mua sắm tài sản công đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế và tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với khả năng nguồn thu của ngân sách.

          Trong những năm gần đây, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, thành phố Đà Nẵng đã quán triệt nghiêm túc việc hạn chế mua sắm xe ô tô công trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập hoặc xe ô tô bị hư hỏng do nguyên nhân bất khả kháng…

          Dự toán chi ngân sách địa phương nói chung và dự toán kinh phí mua sắm tài sản nói riêng sau khi được HĐND thành phố thông qua và UBND thành phố giao cho các cơ quan, đơn vị sẽ được công bố công khai theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính.

          Qua việc công khai trong xác định, phê duyệt tiêu chuẩn, định mức và cân đối, bố trí kinh phí phục vụ mua sắm công trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã đảm bảo được sự khách quan, minh bạch trong công tác quản lý ngân sách; đảm bảo phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả, đúng với định mức sử dụng tài sản và đảm bảo được nguồn dự toán phân bổ cho công tác mua sắm tài sản được hợp lý, đúng mục đích. 

           2. Về công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí được giao phục vụ mua sắm công

          Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ mua sắm công trên địa bàn thành phố trong những năm qua nhìn chung đều tuân thủ theo các quy định của trung ương và địa phương, đúng theo dự toán được giao, đúng phân cấp và đúng mục đích nguồn kinh phí. Công tác công khai minh bạch, giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí được thực hiện qua nhiều cấp, nhiều khâu của quản lý ngân sách từ phê duyệt cấp kinh phí của cấp có thẩm quyền, kiểm soát chi căn cứ theo dự toán, kết quả trúng thầu, hợp đồng, hồ sơ chứng từ mua sắm hợp lệ tại Kho bạc Nhà nước, công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp trên, do đó đã hạn chế được đến mức thấp nhất việc sử dụng kinh phí được cấp sai mục đích. Cụ thể số liệu quyết toán kinh phí mua sắm tài sản từ năm 2010-2014 như sau:

Quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản

 
            3. Về công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu

         Một trong những nguyên tắc cơ bản của mua sắm công là công khai, minh bạch trong đấu thầu nhằm tăng tối đa mức độ cạnh tranh và hiệu quả về kinh tế trong sử dụng nguồn vốn nhà nước. Công khai và minh bạch phải được thực hiện xuyên suốt quy trình mua sắm, từ giai đoạn tiền đấu thầu đến trao hợp đồng, bảo đảm mọi nhà thầu đều bình đẳng và có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thông tin, tránh tình trạng bên mời thấu giấu giếm, che đậy thông tin nhằm hạn chế số nhà thầu hoặc thiên vị nhà thầu nào đó trong việc tiếp cận thông tin.

        Nội dung công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công đã được luật hóa trong Luật Đấu thầu và Luật Phòng chống tham nhũng, cụ thể: Công khai kinh phí, kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; công khai danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả mời sơ tuyển, nội dung mở thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, xử lý kiến nghị, xử lý vi phạm trong đấu thầu.

          Việc cung cấp, đăng tải thông tin trong đấu thầu cũng đã được quy định cụ thể, các gói thầu mua sắm công phải được đăng tải công khai trên trang thông tin về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm bảo đảm thông tin được đăng tải tập trung và tạo thuận lợi cho nhà thầu và các bên liên quan tìm kiếm thông tin. Đây là những thông tin quan trọng đối với với các nhà thầu tiềm năng, các bên liên quan và cộng đồng tham gia giám sát hoạt động mua sắm công, bảo đảm quy trình mua sắm công diễn ra theo đúng thủ tục và quy định của pháp luật.

         Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu nên đã đạt được những kết quả nhất định. Quá trình thực hiện công khai minh bạch các nội dung trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng đã phát huy được tính cạnh tranh, công bằng và hiệu quả về kinh tế trong hoạt động mua sắm công trên địa bàn thành phố, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; tiết kiệm cho ngân sách nhờ giảm giá trong đấu thầu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và tiến độ trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

         4. Về công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng tài sản công được mua sắm

        Tài sản công được mua sắm đã được các cơ quan đơn vị khai thác, sử dụng đúng mục đích và công năng theo từng loại tài sản, phát huy hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động. Công tác theo dõi, hạch toán kế toán tài sản được tiến hành thường xuyên theo quy định. Cuối năm tiến hành rà soát, kiểm kê và xác định giá trị hao mòn, giá trị còn lại để hạch toán trong sổ sách kế toán tại đơn vị theo đúng quy định.

           Trong những năm qua, việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố áp dụng theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành (Luật số 09/2008/QH12). Nhìn chung, sự ra đời của Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước đã tạo ra cơ sở pháp lý giúp cho việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, có sự phân cấp rõ ràng; nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, chống lãng phí, nâng cao tuổi thọ của tài sản.

           Chế độ hạch toán và báo cáo về tài sản nhà nước cơ bản được thực hiện kịp thời, đầy đủ, cụ thể: tài sản được giao quản lý, sử dụng được các cơ quan, đơn vị, địa phương phân loại và hạch toán hao mòn theo các quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính (đã được thay thế bằng Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính); định kỳ vào thời điểm 31/12 hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương đều thực hiện kiểm kê tài sản, phản ánh vào báo cáo quyết toán năm theo quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, đồng thời thực hiện báo cáo công khai theo quy định tại Thông tư số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính. 

          Tuân thủ thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định phân cấp của Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ ngành liên quan, thời gian qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Trung ương, Thành phố cũng đã chủ động có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo và cụ thể hóa để thực hiện nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, hạn chế tiêu cực trong việc mua sắm tài sản công của các cơ quan, đơn vị trong toàn thành phố. Chính vì thế mà hạn chế được những thất thoát ngân sách, tạo được những kết quả đáng ghi nhận về công khai, minh bạch trong mua sắm công. 

            II. Những khó khăn, vướng mắc và tồn tại

          - Hiện nay các quy định về quản lý tài sản nhà nước nói riêng và tài sản công nói chung còn chồng chéo và trùng lắp, được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong việc thi hành. Trong khi đó, quy định về công khai, minh bạch trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chưa cụ thể, chi tiết; quy định về việc phát hiện các hành vi lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản công chưa rõ ràng, chưa có chế tài xử lý cụ thể.

          - Ý thức về công khai minh bạch của một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động trong một số cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công vẫn còn chưa cao. Việc công khai minh bạch trong công tác tổ chức đấu thầu vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ và đúng theo các quy định hiện hành.

          - Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, trong đó có giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Tuy nhiên đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn nội dung này và để thay thế Thông tư số 68/2012/TT-BTC.

 

Quy định về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản

(Hình ảnh: Mua sắm công cần đảm bảo 04 mục tiêu: Cạnh tranh, công bằng, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế)

III. Kiến nghị, đề xuất giải pháp

          Để công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công, với vị trí, chức năng của mình, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức; thủ trưởng các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố cần nhận thức rõ vai trò nhiệm vụ của mình để tiếp tục làm tốt một số nội dung cơ bản sau:

          Một là, các tổ chức và cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện đúng các qui định của pháp luật, quy trình hướng dẫn tổ chức thực hiện của Trung ương và của Thành phố về đấu thầu, công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật để đề xuất Quốc hội, Chính phủ sửa đổi những vấn đề chưa hợp lý, góp phần từng bước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời phát hiện xử lý và có biện pháp ngăn chặn các biểu hiện thiếu công khai, minh bạch, có biểu hiện tham nhũng lãng phí, hay đã tham nhũng, lãng phí trong mua sắm tài sản công.

          Hai là, việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước phải đúng chế độ quản lý tài chính, quản lý tài sản nhà nước và thực hiện mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách được giao hàng năm. Tiếp tục tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trường công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động mua sắm công thông qua việc tổ chức thực hiện quy trình về đấu thầu và quản lý tài chính công, việc thực hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu, mua sắm. Thực hiện đúng thủ tục, đơn giản hóa nhưng hiệu quả, chặt chẽ và tối đa hóa số lượng các nhà thầu tham gia đấu thầu; ngăn chặn sự liên kết giữa các nhà thầu, xây dựng một số loại hồ sơ đấu thầu mẫu cho từng loại tài sản để thực hiện thống nhất trong toàn thành phố.

          Ba là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho cán bộ làm nhiệm vụ mua sắm tài sản công và xử lý hành vi thông đồng trong đấu thấu và các hành vi vi phạm khác. Công bố công khai những hành vi tham nhũng của cá nhân và doanh nghiệp sau khi bị phát hiện; công khai những nhà thầu vi phạm các quy định vê đấu thầu.

          Bốn là, triển khai và tăng cường áp dụng đấu thầu mua sắm công qua mạng, giao cơ quan tài chính các cấp làm đầu mối để triển khai thực hiện một các có hiệu quả việc mua sắm công qua mạng theo lộ trình đã Chính phủ quy định.

          Năm là, đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa phải công khai kế hoạch mua sắm, trang bị tài sản; thông tin, dữ liệu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu; danh sách các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản, hàng hóa và việc quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát và áp dụng biện pháp giám sát từ bên ngoài (sử dụng các quan sát viên độc lập, các tổ chức xã hội để giám sát quá trình mua sắm).

          Sáu là, tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng tài sản công, phát huy tối đa hiệu quả, công năng sử dụng; tăng cường công tác thống kê, theo dõi tài sản qua hệ thống tập trung nhằm kiểm soát số lượng tài sản hiện có; đối với tàn sản sử dụng không thường xuyên cần chuyển đổi từ hình thức mua sắm sang thuê để tránh lãng phí ngân sách.

        Các giải pháp trên cần được kết hợp đồng bộ, với sự tham gia quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các sở ban ngành, đoàn thể và điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến việc mua sắm tài sản công, có như vậy sẽ đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc công khai minh bạch để thực hiện phòng chống tham nhũng trong hoạt động mua sắm công trên địa bàn thành phố./.