Retroactive la gi

Mục lục

  • 1 Tiếng Anh
    • 1.1 Cách phát âm
    • 1.2 Tính từ
      • 1.2.1 Đồng nghĩa
    • 1.3 Tham khảo

Tiếng Anh[sửa]

Cách phát âm[sửa]

  • IPA: /ˌrɛ.troʊ.ˈæk.tɪv/

Tính từ[sửa]

retroactive (không so sánh được) /ˌrɛ.troʊ.ˈæk.tɪv/

  1. (Luật pháp) Có hiệu lực trở về trước.

Đồng nghĩa[sửa]

  • ex post facto

Tham khảo[sửa]

  • "retroactive". Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Retroactive la gi

Một ngày định mệnh…

Chắc hẳn nhiều anh em ở vẫn nhớ ngày hôm đó, Uniswap airdrop cho tất cả những ai từng sử dụng sản phẩm. Người dùng từng swap trên Uniswap được 400 UNI (hơn $1,000 tại thời điểm airdrop), những ai cung cấp thanh khoản thì được con số lớn hơn thế nhiều. 

Với một người trong ví chỉ toàn ruồi và đang thực tập với mức lương vài triệu một tháng, ngày hôm đó quả là một ngày định mệnh của mình. Giúp mình có một góc nhìn nghiêm túc hơn với Crypto, học hỏi nhiều hơn và sâu sát hơn với các dự án.

Trong quá trình trải nghiệm thị trường đã có nhiều bài học, rút ra được thêm kinh nghiệm và có vài cơ may với nhiều kèo airdrop khác nhau từ Gitcoin, Orca, dYdX và rất nhiều kèo airdrop khác nữa. 

Mục đích mình viết những dòng trên không phải để khoe, mà mình hy vọng từ câu chuyện của mình sẽ giúp anh em có động lực trải nghiệm thị trường nhiều hơn, vì ở Crypto cơ hội không thiếu với người chịu khó. Và trong bài Skin in the game hôm nay, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm làm retroactive của mình, hy vọng bài viết sẽ giúp anh em phần nào trong quá trình “cày cuốc” ở thị trường này. 

Retroactive là gì? 

Retroactive là hình thức dự án airdrop cho người dùng đã ủng hộ, sử dụng hoặc đóng góp ý kiến cho việc phát triển của sản phẩm trong quá khứ, airdrop này thường được thưởng cho người dùng dưới dạng token của chính dự án đó.

Với anh em nào mới tham gia thị trường và chưa hiểu rõ về giá trị của các lần airdrop thì có thể nhìn qua bảng dưới đây. 

Retroactive la gi

Các airdrop có giá trị cao - Nguồn: Coin98 Analytics

Bảng trên chỉ tổng hợp đến tháng 5 nhưng chắc cũng đủ để anh em hình dung về độ “khủng” của retroactive trong Crypto, và hiện tại đã có thêm rất nhiều kèo airdrop lớn như của dYdX (DYDX) trị giá hơn $14 nghìn đô, Gitcoin, Bankless cũng tầm vài nghìn đô còn những kèo airdrop từ vài trăm đến 1 nghìn đô thì nhiều vô số kể. 

Việc thay đổi vị thế từ rất ít vốn, thậm chí là không có vốn là một điều rất dễ xảy ra trong thị trường Crypto. Và ở phần dưới mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình làm đi tìm những cơ hội retroactive.

Chuẩn bị tâm lý - Bước quan trọng trước khi bắt đầu làm Retroactive

Việc chuẩn bị tâm lý là một bước quan trọng mà anh em thường xuyên bỏ qua, rất nhiều người lao đầu vào làm để rồi dự án không retroactive, hoặc đợi rất lâu mà không có airdrop thì bực bội và khó chịu.

Đây là một điều không nên vì điều này sẽ ảnh hưởng đến động lực cày cuốc của anh em. Gitcoin, Orca những kèo này mình phải đợi hơn 4 tháng trước khi nhận được airdrop, có những kèo còn lâu hơn mà bản thân còn quên luôn. 

Do đó điều đầu tiên là hãy có một tâm lý thoải mái, không đặt quá nặng vấn đề airdrop, có airdrop thì vui mà không có thì cũng không sao. 

Tiếp theo là tâm lý đối mặt với rủi ro, Crypto là một không gian còn mới, lợi nhuận lớn đi kèm với rủi ro cao. Điều mà ta cần chuẩn bị là tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đặc biệt là với các dự án có mainnet và cần chúng ta deposit tài sản vào. Chúng ta chỉ nên chơi với một phần vốn nhỏ mà kể cả khi dự án bị tấn công hoặc bị Rug-pull, ta cũng có thể thoải mái và đi tìm kiếm những cơ hội khác.

Bài viết cẩm nang bảo vệ tài sản 2021 hy vọng sẽ giúp anh em phần nào trong việc bảo vệ tài sản cho bản thân.

Và cuối cùng là tâm lý biết đủ, anh em yên tâm là số lượng kèo airdrop là nhiều vô số, do đó ta phải biết phân bổ thời gian, công sức và tiền bạc một cách hợp lý. Không “ước gì mình có thể ăn nhiều hơn” và không “biết thế thì bỏ không làm”

Các tips săn airdrop

Mình chia quá trình tìm và làm airdrop thành hai nhánh: Scan và Hunt tương ứng với mức kinh nghiệm có trong thị trường. 

  • Scan dành cho những bạn mới vào thị trường và ít kinh nghiệm nhưng những bạn có kinh nghiệm cũng có thể ứng dụng để đánh giá nhanh dự án airdrop được chia sẻ từ người khác.
  • Hunt dành cho những anh em có kinh nghiệm hơn, biết dòng tiền đang ở đâu, đánh giá các model dễ được nhận airdrop, và dự phóng được những dự án có khả năng cao sẽ retroactive trong thời gian tới

Quá nhiều kèo airdrop? - Scan nào

Chắc hẳn hầu hết anh em đặc biệt là những người mới vào thường chỉ làm những airdrop được người khác chia sẻ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người cũng từng làm rất nhiều airdrop kiểu đó, mình thấy hầu như tất cả đều không nhận được gì và rất tốn thời gian, kể cả có được thì cũng không được bao nhiêu.

Retroactive la gi

3 chọi 24.5K

Do đó, bước Scan (đánh giá nhanh) là điều mình học được và bắt đầu áp dụng cho các kèo airdrop về sau. 

Các tips khi scan:

Càng ít càng làm

Càng ít người biết thì mức độ cạnh tranh cũng càng thấp. Do đó lúc nào thấy thông tin airdrop, mình thường nhìn vào số lượng follow của họ trên Twitter và số tương tác với bài tweet giveaway. Ít thì mới làm!

Retroactive la gi

Càng khó càng làm

Khi anh em tham gia testnet hoặc mainnet của một dự án, sẽ không hiếm trường hợp dự án đó yêu cầu rất nhiều bước và thao tác khác nhau. Nhiều người sẽ ngại không làm, loại được kha khá đối thủ cho người chịu khó. Việc tham gia trải nghiệm sản phẩm không chỉ giúp ta có cơ hội được airdrop, mà còn giúp tăng thêm nhiều kinh nghiệm trong thị trường hơn.

Ví dụ tiêu biểu nhất chính là airdrop của sàn dydx mới đây. Để nhận được airdrop, người dùng phải deposit tài sản lên layer 2 của Starkware, sau đó trade đủ volume trên sàn. Và kết quả là airdrop đó trị giá 14 nghìn đô (hơn 318 triệu đồng). 

14 nghìn đô đổi lại cho khoảng 30’ trải nghiệm sản phẩm và tầm $30 tiền phí, anh em thấy có đáng không? 

Đọc thêm: Mainnet & Testnet Là Gì? 03 Bước Cơ Bản Khi Làm Testnet

Retroactive la gi

Càng tập trung càng tốt

Đừng làm nhiều kèo cùng một lúc, hãy trải nghiệm trọn vẹn sản phẩm. Dùng thử tất cả các tính năng, làm các thao tác nhiều lần. 

Điều kiện nhận airdrop đang ngày càng khó và các dự án có xu hướng airdrop cho người dùng thực sự, chứ không phải những người làm cho vui (như kèo Ref Finance, dự án chỉ airdrop cho người dùng swap 7 lần hoặc thêm thanh khoản 3 pool). 

Mặt khác, việc trải nghiệm trọn vẹn sản phẩm sẽ cho anh em rất nhiều kinh nghiệm thú vị và có thể sẽ hữu ích trong tương lai.

Có kinh nghiệm hơn? Cùng đi săn thôi!

Khẩu quyết đi săn 

Những khẩu quyết dành cho anh em khi đi “hunt” airdrop:

“Dự án nào rồi cũng sẽ có token”: Token là mạch máu, là tiền trong thế giới Crypto. Do đó kể cả dự án có nói “We will not have token” thì anh em cũng đừng vội mà bỏ qua nhé.

“Không token, có sản phẩm, check discord”: Để được airdrop token, thì anh em phải tìm dự án chưa ra mắt token đã. 

Có testnet hoặc mainnet đồng nghĩa với việc dự án đã phát triển được một giai đoạn và khả năng sẽ ra token trong tương lai gần. Bước check discord là một bước khá quan trọng mà nhiều anh em bỏ qua. Team phát triển thường không ngại chia sẻ trong discord và đây là mỏ vàng để tiếp thu kiến thức và các tin tức quan trọng.

Retroactive la gi

Vào discord dự án tìm các từ khóa như airdrop, retroactive,...

Cách tìm dự án có khả năng airdrop cao

Việc xác định các dự án có khả năng cao sẽ airdrop là khá đơn giản với những ai có kiến thức tổng quan về các mảnh ghép trong Crypto. Mình khuyến khích anh em xem video tư duy hệ thống trong Crypto dưới đây hoặc đăng ký khóa học DeFi 101 của Coin98. 

Hiểu được kiến thức này sẽ cho anh em lợi thế lớn không chỉ trong việc đầu tư, mà còn ở các cơ hội skin in the game như thế này. 

Các bước mình thường hay làm để tìm kèo airdrop:

1. So sánh

Uniswap, Sushiswap, Raydium, Quickswap,... các AMMs đều có token của riêng mình, vậy khả năng cao các dự án AMMs khác mà chưa có token rồi cũng sẽ có token ⇒ Lên swap vài lệnh, cung cấp thanh khoản nào.

Dự án Perpetual làm về mảng giao dịch hợp đồng vĩnh cửu (Perp trading) đã có token, dự án tương tự dYdX cũng cùng mảng với Perpetual và chưa có token ⇒ Lên làm vài lệnh thôi.

Tương tự với các mảnh ghép khác từ Lending, Derivative, Aggregator,... mà nếu anh em có kiến thức để xác định được chúng thì thứ chúng ta thiếu chỉ là thời gian làm, chứ không thiếu kèo để làm.

2. Dòng tiền ở đâu có mặt ở đó

Nếu anh em chịu khó theo dõi channel Coin98 Insights, hoặc chăm đọc các bài Panorama, thì chắc cũng sẽ thấy các dấu hiệu nhận biết dòng tiền đang đổ về hệ sinh thái nào.

Việc xác định dòng tiền đang đổ về đâu sẽ giúp ta có cơ hội cao hơn để tìm được những kèo airdrop to. Nguyên nhân là khi cả hệ đang phát triển nóng, các dự án cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ sản phẩm của mình để ra mắt cộng đồng, và một trong những cách tốt nhất để một dự án mới tạo sự chú ý là gì? - Airdrops!

Tương tự như dòng tiền đổ vào Solana trong thời gian qua, có hàng loạt dự án ra mắt, có sản phẩm và chưa có token sau một thời gian thì dự án airdrop cho người dùng sớm. Điển hình là các dự án như Orca, Port Finance,... chúng ta không chỉ nhận được airdrop, mà chỗ ardrop đó còn X to nhờ hưởng trend Solana. 

Retroactive la gi

Một anh trong đội ngũ Coin98 được kha khá ORCA

Đừng bỏ lỡ Alpha!!!

Kể lại một chút về cơ duyên giúp mình được kèo airdrop Gitcoin và dYdX, trong khoảng thời gian trước khi mình quyết định trải nghiệm hai dự án trên, trên Twitter bắt đầu nói khá nhiều về những dự án này. 

Nếu anh em chưa có tài khoản Twitter thì nhớ tạo đi nhé, Alpha hầu như từ đó mà ra đấy!! Có thể tham khảo Bí kíp săn gems sử dụng Twitter của mình để biết cần làm những gì. 

Đầu tiên là Gitcoin, vào thời điểm đó các KOLs và cộng đồng nhắc rất nhiều tới việc donate cho dự án. Bản thân mình tò mò vì concept của Gitcoin khá mới lạ và muốn trải nghiệm thử sản phẩm (lúc đó cũng không nghĩ là Gitcoin sẽ airdrop). Cuối cùng thì dự án retroactive và tính ra số airdrop lúc đó là gần 3 nghìn đô. 

Kèo dYdX thì là có chủ đích, trong khoảng thời gian đọc tin tức thị trường hàng ngày mình thấy dự án có doanh thu thuộc top đầu thị trường hiện nay, nếu tính ra là gấp 4 lần dự án xếp sau là Perpetual. Mà Perpetual có token rồi còn dYdX thì chưa. Thế là quá trình long short bắt đầu!

Khi chúng ta trải nghiệm thị trường đủ lâu và càng nhiều kiến thức, thì mọi người sẽ dần tỉ mỉ và phản ứng nhanh nhạy với tin tức hơn. Những chi tiết tưởng chỉ đọc cho vui, nếu biết nắm bắt có thể cho ta kết quả mà ta không thể nào ngờ tới. Dành thời gian để tìm hiểu và đọc tin tức về Crypto là rất đáng, mình nói thật lòng đấy!!
 

Retroactive la gi

Doanh thu của Open Sea thuộc top dự án DeFi và chưa có token, các dự án tương tự như Rarible, Superare đều đã ra mắt token 

Dự phóng trend Retroactive sắp tới

Trong quá trình follow thị trường dạo gần đây mình thấy một vài dấu hiệu của việc dịch chuyển dòng tiền và có thể sẽ là xu hướng trong thời gian tới, do đó ngoài cơ hội đầu tư, anh em cũng có thể tìm kiếm cơ hội để làm retroactive luôn.

Lưu ý: Tất cả những thông tin dưới đây chỉ là dự phóng của mình và có thể sai, anh em nên tìm hiểu kỹ và chịu trách nhiệm với hành động của mình. Ngoài ra đọc kỹ lại phần cần chuẩn bị những gì ở trên. 

Các blockchain khác nhau

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt blockchain thông báo về quỹ thúc đẩy sự phát triển của DeFi, do đó sẽ có hàng loạt dự án DeFi được ra mắt trong thời gian tới. 

Retroactive la gi

Các chương trình incentive của hệ sinh thái. Nguồn - Coin98insights

Việc cần làm bây giờ là ứng dụng “hunt” để tìm kiếm các dự án đủ điều kiện để chúng ta skin in the game. Hệ nào mình nên làm trước, hệ nào mình nên làm sau? Dự án nào quan trọng của DeFi có sản phẩm mà chưa có token? Ta nên phân bổ thời gian và số vốn như thế nào là hợp lý? 

Để tìm kiếm câu trả lời cần rất nhiều thời gian và công sức, mọi người có thể chia sẻ và bàn luận trong nhóm chat của Coin98 để cùng nhau “hunt” được những dự án tiềm năng. 

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau”

Các layer 2

Dòng tiền cũng đang đổ nhiều sang các layer 2 và đây là mảnh đất tiềm năng để anh em tìm kiếm cơ hội cho bản thân. 

Retroactive la gi

Nguồn: l2beat

Bridge

Trong thời điểm các blockchain đã phát triển đến một mức độ nhất định, và mỗi blockchain sở hữu một lượng tài sản, người dùng riêng. Nhu cầu chuyển giao tài sản qua lại giữa các blockchain cũng ngày một cao hơn và các Bridge giúp giải quyết vấn đề trên đang ngày càng được chú ý.

Đã bắt đầu có những dự án về mảng bridge có token và airdrop cho người dùng từng sử dụng sản phẩm. Và với số lượng dự án làm về mảng bridge đang ngày càng tăng, lại có thêm những mục tiêu mới để chúng ta đi hunt. 

Nhớ là phải hiểu rõ thứ chúng ta định hunt đã nhé, không thợ săn lại thành con mồi đó. 

Tìm hiểu: Cross-chain Bridge là gì? Mở ra con đường giao thương giữa các blockchain

Retroactive la gi

Airdrop cho những người từng dùng Avalanche bridge trị giá $2,600

Lời kết

Phần trên là tổng hợp các kinh nghiệm của mình trong quá trình cày quốc với Crypto. Bây giờ nhìn lại quá trình skin in the game này quả thật là rất xứng đáng, và mình hy vọng tất cả anh em đọc được bài này sẽ có thể scan và hunt được những cơ hội chất lượng cho bản thân. 

Đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người, cùng nhau tìm kiếm những dự án tiềm năng, cảnh báo những dự án có mùi lừa đảo để tất cả có thể cùng nhau thay đổi vị thế trong thị trường này!

Community Call #10: Retroactive là gì? Làm thế nào để săn Retroactive hiệu quả: