Siêu âm thai vào những thời điểm nào năm 2024

Trong suốt quá trình mang thai, siêu âm thai là một công cụ rất quan trọng để đánh giá sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Với sự hỗ trợ của siêu âm thai, mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám cho các bác sĩ nhận thấy không phải thai phụ nào cũng nắm rõ các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng.

Siêu âm thai vào những thời điểm nào năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi:

BSCKI Đỗ Hoàng Dương

Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Trong bài viết bên dưới, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang sẽ giúp mẹ bầu tổng hợp lại những mốc siêu âm cơ bản nhất cần phải thực hiện trong thai kỳ.

1. SIÊU ÂM THAI TỪ 4-8 TUẦN

Đây được xem là cột mốc siêu âm thai lần đầu tiên mà thai phụ cần thực hiện. Tại lần siêu âm này Siêu âm đầu dò âm đạo được khuyến cáo sử dụng nhằm mục đích:

  • Xác định có thai, số lượng thai
  • Kiểm tra vị trí làm tổ của thai, kiểm tra phôi và tim thai
  • Ước lượng tuổi thai và dự sinh
  • Phát hiện các biến chứng sớm của thai kỳ
  • Kiểm tra tử cung, buồng trứng phát hiện các bệnh lý và nguy cơ đi kèm

2. SIÊU ÂM ĐO ĐỘ MỜ DA GÁY (Thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày)

Siêu âm đo độ mờ da gáy tại tuần thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày là siêu âm tầm soát dị tật thai nhi lần đầu tiên giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến mô mềm và các cơ quan của thai nhi, bao gồm:

  • Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)
  • Đo khoảng sáng sau gáy (NT), xương mũi (NB), sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
  • Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh nhau… để phát hiện các bất thường lớn của thai.

3. SIÊU ÂM HÌNH THÁI THAI NHI (Thai 20 tuần – 24 tuần)

Siêu âm hình thái thai nhi (siêu âm 4D) là khoảng thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai.

  • Đánh giá hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
  • Đánh giá gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.
  • Đánh giá cấu trúc cột sống của bé.
  • Đánh giá thành bụng, chỗ cắm dây rốn.
  • Đánh giá giải phẫu tim thai, các buồng tim, các động mạch và tĩnh mạch lớn.
  • Đánh giá dạ dày của bé
  • Đánh giá 2 thận và bàng quang của bé
  • Đánh giá cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé
  • Đánh giá bánh nhau, dây rốn và nước ối
  • Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non
  • Đánh giá tình trạng phát triển, đo các chỉ số sinh học, ước lượng cân nặng của bé.

4. SIÊU ÂM THAI 30- 32 TUẦN (Đánh giá sự tăng trưởng của thai)

Tại lần siêu âm thai này giúp đánh giá các chỉ số sinh học của thai để xác định thai đang phát triển bình thường hay không, phát hiện các trường hợp thai nhỏ hơn tuổi thai, thai bị chậm tăng trưởng trong tử cung.

  • Đánh giá về tuần hoàn của thai bằng siêu âm Doppler, nguy cơ về thiếu hụt oxy, sự suy giảm chức năng bánh nhau của thai
  • Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện trong giai đoạn muộn của thai kì ví dụ như nhẵn não…
  • Đánh giá những bất thường trong quá trình phát triển phần phụ của thai
  • Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài, như nhiễm trùng Zika, CMV…

Trên đây là các mốc siêu âm thai quan trọng có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Dịch vụ thai sản trọn gói của BVĐK Sài Gòn Nha Trang sẽ giúp các mẹ bầu thực hiện đầy đủ các mốc khám thai, siêu âm, xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Để nhận tư vấn các mẹ có thể truy cập Fanpage hoặc liên hệ Hotline 02583 89 8789 (Nhánh 2)

Khi mang thai, siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và giúp phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu sản phụ cần siêu âm 3 lần vào các mốc sau: 11-14 tuần, 18-22 tuần và 30 - 32 tuần.

Siêu âm thai vào những thời điểm nào năm 2024

Siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn 11-14 tuần.

Thời điểm này thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, những bất thường lớn có thể nhìn thấy. Ở thời điểm này, mục đích của việc siêu âm là: chẩn đoán tuổi thai và dự kiến sinh cho sản phụ, đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward, chẩn đoán số lượng thai, số lượng bánh rau và buồng ối đối với sản phụ mang đa thai, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.

Siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn 18-22 tuần.

Vào lúc 18-22 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thaiThai nhi sẽ được siêu âm 4D kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể của thai nhi: - Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không - Khảo sát các dị tật về não bộ và cột sống. - Tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày… đánh giá dị tật tim thai, dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng… - Đánh giá dị tật ở gương mặt của thai nhi xem có bị sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không… - Cuối cùng là xem có sự bất thường nào về bánh nhau, nước ối không, xem bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, nước ối có nhiều quá hay bị thiếu không.

Siêu âm thai vào những thời điểm nào năm 2024

Siêu âm thai nhi giai đoạn 30-32 tuần

Lần siêu âm thứ ba (30 - 32 tuần) nhằm: đánh giá sự phát triển thai, và phát hiện các dị tật xuất hiện muộn. Thai phát triển bình thường hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường được xác định ở lần siêu âm này. Bên cạnh việc siêu âm hình thái các cơ quan bộ phận như lần siêu âm mốc 18-22 tuần, lần siêu âm này còn phát hiện các dị tật xuất hiện muộn như nhẵn não, tắc ruột… Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn, xác định rau có bám thấp, che lấp đường ra của thai nhi hay không.

Siêu âm thai vào những thời điểm nào năm 2024

Khi gần sinh cũng có thể có thêm một lần siêu âm để xác định kích thước thai, mức độ trưởng thành của bánh nhau và lượng nước ối. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu thai phụ thấy có gì bất thường có thể đi khám và siêu âm để bác sĩ phát hiện và xử trí kịp thời mang lại sự an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

Thai bao nhiêu tuần thì nên đi siêu âm?

Vì vậy, muốn có được những hình ảnh cụ thể hơn của bào thai thì nên đến những cơ sở sản khoa tiến hành siêu âm thai vào khoảng tuần thứ 6- 10, khi cơ thể bị trễ kinh nguyệt hơn 3 tuần và có một số dấu hiệu nghi ngờ có thai như ốm nghén, nôn, buồn nôn, thử que thử thai chỉ 2 vạch, cơ thể mệt mỏi, tăng cân...

Thai 10 tuần nên siêu âm gì?

Siêu âm. Nếu như ở tuần thai thứ 5 – 6, mẹ bầu đã thực hiện siêu âm để kiểm tra xem phôi thai đã vào tử cung hay chưa, thì đến tuần thứ 10 này mẹ bầu đã có thể sàng lọc được cho con bằng siêu âm đo độ mờ da gáy, Độ mờ da gáy (Nuchal translucency) là cách kiểm tra vùng da gáy bằng cách siêu âm.

Thử que 2 vạch khi nào nên đi siêu âm?

Vậy mẹ thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm lần đầu? Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ nên đi siêu âm sau khi thử thai 2 vạch và chậm kinh từ 7 - 15 ngày. Lúc này hợp tử đã có thể đi đến tử cung để làm tổ. Quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh nên có thể phát hiện qua siêu âm.

Trễ kinh bao lâu thì nên đi siêu âm thai?

Thông thường, người phụ nữ có thể đi siêu âm để xác định có thai hay không sau khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp, thai di chuyển chậm, các mẹ có thể phải chờ sau 10 ngày trễ kinh thì đi siêu âm mới thấy thai đã vào buồng tử cung.