Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống

Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống
Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống

Ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn và dinh dưỡng nếu bạn biết được những nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản khi dùng món ăn này. Và việc tự chế biến món ăn này tại nhà là cách tốt nhất để bảo đảm an toàn.

Hương thơm của cơm nấm, mùi vị kích thích của các loại nước sốt và sự tươi ngon của các loại hải sản… chính là điều tạo nên sự quyến rũ của món sushi. Khi mang thai, sushi hay những món tái sống là những món ăn mẹ bầu cần hạn chế. Việc bạn ăn sushi khi cho con bú liệu có an toàn? Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ cho bạn câu trả lời.

Ăn sushi khi cho con bú có an toàn không?

Thông thường, việc ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn. Cá là nguồn cung cấp vitamin D, niacin và omega-3 tuyệt vời. Tất cả những vi chất này đều có lợi cho sức khỏe của bé.

Các biện pháp đảm bảo an toàn tối đa khi ăn sushi trong thời kỳ cho con bú

Sushi tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria hay E.coli nếu quy trình chế biến không đảm bảo an toàn. Listeria là một vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất, nước và thực vật. Nó có thể gây bệnh tiêu chảy, đau bụng nếu bạn ăn phải.

Bạn nên chọn các loại cá có nguồn gốc rõ ràng, cá tươi, khâu chế biến kỹ càng, hạn chế ăn nhiều loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá ngừ vây dài, cá vàng và cá thu. Không ăn quá 150 – 180g cá ngừ trắng hoặc cá ngừ vây dài mỗi tuần.

Một vài lưu ý sau sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn nếu ăn sushi khi cho con bú:

  • Thực hiện các biện pháp an toàn: Rửa sạch tất cả vật dụng được sử dụng trong việc chuyển đổi giữa thực phẩm tươi sống sang thực phẩm ăn liền.
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào cá sống hoặc thịt sống.
  • Theo dõi ngày và giờ của các đồ làm lạnh. Giữ tủ lạnh sạch sẽ. Luôn luôn duy trì nhiệt độ của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn.
  • Hãy chắc chắn rằng nhà hàng mà bạn đang ăn hoặc đặt sushi chế biến món ăn hợp vệ sinh.

Công thức chế biến món sushi ngon cho các bà mẹ đang cho con bú

1. Món sushi cơ bản

Thời gian chuẩn bị: 50 phút

Nguyên liệu:

  • Cơm dẻo làm sushi
  • 2 ly nước
  • 3 muỗng giấm gạo
  • 2 muỗng đường
  • Muối nêm
  • 4 lá rong biển nori/Rong biển khô
  • Cà rốt, ớt đỏ, bơ, dưa chuột
  • Gừng ngâm và wasabi.

Thực hiện:

  • Cho giấm, đường, muối vào chảo và đun nóng ở lửa vừa. Khuấy cho đến khi muối với đường tan
  • Cho hỗn hợp vào đĩa và để nguội
  • Thêm hỗn hợp vào cơm đã nấu chín và trộn kỹ
  • Lấy một chiếc khăn sạch dày và trải nó lên 1 cái khuôn hình chữ nhật
  • Đặt một lớp ni-lông vào khăn và trải rong biển lên phía trên
  • Cho 1 lớp cơm vào và hãy nhớ chỉ để 1 lớp mỏng
  • Cho một lớp rau củ cắt nhỏ lên
  • Cuộn chặt miếng rong biển lại
  • Dùng dao sắc để cắt thành từng cuộn nhỏ và để vào đĩa
  • Thưởng thức món sushi ngay với các loại nước chấm như wasabi, gừng ngâm và nước tương.

Thời gian chuẩn bị: 30 phút

Nguyên liệu:

  • 500g cá hồi
  • Ớt tươi (nếu bạn ăn cay được)
  • Wasabi
  • Cơm làm sushi

Thực hiện:

  • Cắt cá hồi thành từng miếng nhỏ, mỗi miếng khoảng 20g.
  • Vo cơm thành từng cục hình chữ nhật
  • Đặt miếng cá trên đầu ngón tay trái. Rải wasabi và đặt lên cơm.
  • Gấp các cạnh của miếng thịt cá hồi sao cho nó vừa vặn với cục cơm.

3. Sushi dành cho người ăn chay

Thời gian chuẩn bị: 40 phút

Nguyên liệu:

  • Cơm nấu chín
  • 1 muỗng canh giấm gạo nguyên chất
  • 1 miếng tảo biển nori nướng (18 x 20 cm)
  • 1 muỗng hạt mè
  • Dưa chuột bỏ ruột, cắt nhỏ
  • Cà rốt cắt nhỏ
  • Bơ chín (cắt lát mỏng)
  • Nước tương và gừng ngâm

Thực hiện:

  • Cho hai muỗng canh nước và giấm vào tô
  • Trải miếng tre cuộn sushi và đặt một 1 miếng rong biển nori vào
  • Trải cơm và rắc mè lên
  • Sắp xếp cà rốt, dưa chuột và bơ lên cơm
  • Lăn miếng tre cuộn sushi lại
  • Sử dụng hỗn hợp nước – giấm để làm ẩm cạnh ngoài của miếng rong biển nhằm bịt kín cuộn sushi lại
  • Cắt mỗi cuộn thành bốn phần bằng nhau và thưởng thức.

Ngoài sushi ra, mẹ cũng đừng quên bổ sung các món ăn lợi sữa cho bé nữa nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mùa nướng, lẩu đã đến… Được ăn miếng thịt nướng kèm với các loại rau sống thì đúng là ngon hết sảy. Vậy nhưng sau khi sinh mấy tháng thì được ăn rau sống? Em nghe nói bà đẻ cần kiêng rau sống vì sợ tiêu chảy, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Điều này có đúng không và phải kiêng đến bao giờ?

(Đỗ Hoài An, HN)

  • Mẹ cũng thắc mắc: Sau sinh ăn rau dền được không?

Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống

Trả lời

Bạn Hoài An thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những người thích ăn rau sống: ăn trong bữa cơm hàng ngày hoặc ăn cùng với các món thịt nướng, lẩu, cuốn nem, phở… đều giúp kích thích vị giác, tăng độ hấp dẫn của món ăn. 

Tuy nhiên, đúng như tên gọi thì rau sống lại được dùng chủ yếu để ăn sống – điều các bà mẹ sau sinh không nên làm vì hệ tiêu hóa lúc này vẫn còn yếu, chỉ được ăn chín – uống sôi để đảm bảo sức khỏe. Vậy việc ăn rau sống sau khi sinh có nên không? Khi nào thì được ăn? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu:

Rau sống gồm những rau gì? Sau khi sinh ăn rau sống có tốt không?

– Rau sống là tên gọi chỉ chung cho các loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn. Một số loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như: xà lách, rau diếp, rau ngổ, rau mùi, kinh giới, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, giá đỗ, húng, tía tô, húng quế…..

– Rau sống có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món chiên, xào, nướng, quay…. nên các bà mẹ sau sinh ăn rau sống để tăng khẩu vị.

– Ngoài ra, rau sống cũng tốt cho sức khỏe vì đa dạng các loại rau sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A, C, E… chất khoáng và một số yếu tố vi lượng…..

– Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Vì vậy, với câu hỏi sau khi sinh ăn rau sống có tốt không? Câu trả lời là CÓ.

Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống
Ăn rau sống đúng cách mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe

Tuy nhiên, cần ăn đúng cách để đảm bảo không gây hại. Vì hệ tiêu hóa lúc mới sinh của mẹ còn yếu, cần ăn chín, uống sôi, đồng nghĩa với việc phải kiêng các loại rau sống trong thời gian đầu. 

Vậy sau khi sinh mấy tháng thì được ăn rau sống?

Không có khoảng thời gian chính xác về việc sau khi sinh mấy tháng thì được ăn rau sống vì điều này phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ hồi phục của từng người. Bà đẻ chỉ nên ăn rau sống khi cảm thấy hệ tiêu hóa đã ổn định trở lại, sức khỏe tốt, cơ thể khỏe khoắn.

Thông thường, với những bà mẹ sinh thường thì mất khoảng 3 – 4 tháng, còn sinh mổ thì lâu hơn, 5 – 6 tháng. Tốt nhất nên kiêng trong 3 tháng đầu vì rau sống ẩn chứa nhiều giun, vi khuẩn gây bệnh…. Ăn vào dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể gây ngộ độc. Từ đó, bé bú mẹ cũng bị ảnh hưởng theo, gây ảnh hưởng tới sự phát triển. 

  • Mẹ có biết: Sau sinh ăn rau muống: “Thủ phạm” gây nên những vết sẹo xấu xí
Sinh xong bao lâu được ăn đồ sống
Sau khi sinh mẹ cần kiêng 3 – 4 tháng mới được ăn rau sống

Bà mẹ sau khi sinh ăn rau sống cần lưu ý những gì?

Bên cạnh việc chú ý thời gian sau khi sinh mấy tháng mới được ăn rau sống. Các bà mẹ cũng cần chú ý:

– Rửa sạch các loại rau sống trước khi ăn bằng cách ngâm nước muối loãng hoặc xả sạch nhiều lần dưới vòi nước trực tiếp để loại bỏ giun, sán, ký sinh trùng… Để khô ráo nước trước khi ăn. 

– Nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín để tránh mua phải rau phun thuốc. Rau sống cũng dễ trồng nên tốt nhất, các mẹ hãy tự trồng riêng cho mình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Không nên bảo quản rau sống trong tủ lạnh lâu ngày vì nó sẽ mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.

– Các bà mẹ sau khi sinh cũng không nên ăn rau sống thường xuyên. Hãy ăn thêm nhiều loại rau khác bổ dưỡng hơn, đồng thời được chế biến chín kỹ, an toàn hơn. 

Tóm lại, sau khi sinh ăn rau sống không những làm tăng thêm khẩu vị mà còn mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bà mẹ cần lưu ý sau sinh 3 – 4 tháng, khi hệ tiêu hóa dần ổn định trở lại mới được ăn (với điều kiện rau đảm bảo nguồn gốc và được rửa sạch). Còn để yên tâm hơn, các mẹ tốt nhất nên trần chín kỹ mới ăn hoặc ăn không quá thường xuyên nhé! Hãy ăn chín – uống sôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Nguồn: Mebeaz.com