So sánh các loại insulin trộn

- Ở người bình thường insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ và tùy theo mức glucose máu của của cơ thể. Glucose máu tăng sẽ kích thích tụy tăng sản xuất và bài tiết insulin và ngược lại.

- Ước tính hàng ngày khi đói tuỵ sẽ tiết ra 0,5 – 1 đơn vị insulin/h và sau ăn thì lượng insulin tiết ra gấp 6 -10 lần tuỳ vào loaị thức ăn, như vậy ở người bình thường tuỵ sẽ tiết ra khoảng 25 – 40 đơn vị insulin mỗi ngày.

So sánh các loại insulin trộn

  1. Các loại insulin

- Dựa vào thời gian tác dụng insulin được chia thành:

+ Insulin tác dụng nhanh: (Lispro, Aspart, Glulisine ..) tác dụng sau tiêm dưới da 5 – 10 phút, đỉnh tác dụng 1 h và hết sau 3- 4 h, thường được sử dụng ngay trước các bữa ăn 5 – 10 phút

+ Insulin thường: (Actrapid, Humulin R..) tác dụng sau tiêm dưới da 30 phút, đỉnh tác dụng 2 h và kéo dài 4 – 6 giờ, thường được tiêm trước ăn 30 phút

+ Insulin bán chậm: (NPH) ở dạng nhũ dịch.

Chỉ tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện 1h sau khi tiêm, đỉnh tác dụng sau 4 - 8 giờ và thời gian tác dụng kéo dài 12 - 16 giờ.

+ Insulin tác dụng kéo dài: Insulin Glargin (Lantus), Determir có tác dụng kéo dài 20 - 24giờ, được sử dụng làm insulin nền tốt hơn so với NPH do ít gây hạ đường huyết

+ Insulin pha trộn sẵn (Mixtard, Novomixt , Humulin 30/70..): dùng tiện lợi trong một số trường hợp tiêm insulin

Loại Insulin

Bắt đầu tác dụng

Đỉnh tác dụng

(giờ)

Tác dụng kéo dài

(giờ)

Aspart (Novorapid)

Lispro ( Humalog)

Glulisine ( Apidra)

10 - 15 phút

1

3 - 4

Regular (actrapid)

0,5 – 1h

2 - 4

6 - 8

NPH

1,5 – 3h

4 - 8

12 - 16

Mixtard (NPH/Regular )

(70/30)

0,5 – 1h

4 - 10

10 - 16

Determir

1h

it

18 -20

Glargin (Lantus)

1- 2h

Ít

24

3- Khi nào bệnh nhân đái tháo đường cần dùng insulin ?

- Bắt buộc với ĐTĐ týp 1

- ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ có thai (sử dụng insulin người)

- ĐTĐ týp 2 khi có:

o Mất bù do Stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tai biến mạch não cấp, nhồi máu cơ tim cấp.

o Can thiệp ngoại khoa

o Suy gan, thận

o Thất bại với thuốc viên hạ đường huyết hoặc có chống chỉ định

o Khi đường huyết tăng cao >16,5mmol/l), HbA1c > 11%

o Hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu

o Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của BN tăng cao: điều trị một số thuốc gây tăng đường huyết (corticoid).

- ĐTĐ do bệnh lý tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy ...

4 - Bệnh nhân ĐTĐ sẽ sử dụng insulin ?

Tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị phù hợp với từng BN, Bác sỹ sẽ giúp BN biết

- Khi nào tiêm insulin ?

- Dùng loại insulin gì?

- Liều insulin là bao nhiêu?

Với Bn ĐTĐ typ1 cần tiêm phối hợp 3 – 4 mũi insulin insulin hoặc sử dụng máy truyền insulin liên tục dưới da.

Với BN ĐTĐ typ2 thì có thể tiêm 1 -2 mũi insulin kết hợp thuốc uống hoặc chuyển sang tiêm nhiều mũi insulin 3 - 4 mũi

5 – Làm sao BN biết mình dùng insulin đúng ?

Bằng theo dõi glucose máu mao mạch nhiều lần trong ngày các Bac sỹ và Điều duỡng sẽ giúp BN chọn và điều chỉnh liều insulin phù hợp.

Trong một số tình huống BN cần quan tâm điều chỉnh liều insulin

- Thay đổi vận động

- Khi bị ốm : sốt , Có thai..

- Khi du lịch , ăn thêm, nhịn ăn..

6- Tác dụng không mong muốn khi tiêm insulin và cách khắc phục

- Hạ đường huyết: thường gặp khi tiêm insulin sai (quá liều, sai loại insulin) hoặc bỏ bữa sau tiêm hoặc tiêm không đúng kỹ thuật tiêm vào cơ. Lâm sàng có biểu hiện mệt thỉu, đói cồn cào, vã mồ hôi, run tay chân, nhịp tim nhanh, xét nghiệm đường máu < 3,9 mmo//l . Nếu không phát hiện xử trí đẫn tới co giật, thậm chí hôn mê. (xem thêm phần hạ đường máu)

- Tăng cân: khi tiêm insulin cân nặng thường tăng 3- 4 kg

- Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp. BN có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, quầng đỏ ở vị trí tiêm.

- Loạn dưỡng mỡ thể phì đại: tổ chức mỡ nơi tiêm insulin dày lên xơ hóa do tiêm nhiều tại 1 vị trí dẫn tới hấp thu insulin bị giảm làm đường máu cao và dao động . Để tránh tác dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 1 - 2cm và tránh tiêm vào vùng da bị loạn dưỡng mỡ.

- Nếu thấy đau buốt tại vùng tiêm cần:

Để insulin ở nhiệt độ phòng trước khi tiêm

Thả lỏng các cơ tại vùng tiêm, không tiêm vào cơ

Sau khi sát trùng cần để khô rồi mới tiêm

Đâm kim nhanh qua da, không đổi hướng kim sau khi đã chọc qua da.

Thay kim, tránh dùng lại kim cũ

7- Bảo quản insulin như thế nào ?

Tùy theo hướng dẫn của từng loại insulin.

Bảo quản ở nơi khô mát (2 – 8 0C ). Không được để đông lạnh trong ngăn đá, tránh nơi nóng. Insulin có thể bị hỏng dưới ánh sáng mặt trời, tia xạ và khi lắc mạnh.

Sau khi bỏ nắp ở nhiệt độ phòng insulin còn sử dụng được phòng 14 – 30 ngày, và trong điều kiên bảo quản ( 2- 8 0C ) là 3 tháng.