So sánh giữa các độ tuổi năm 2024

Ở giai đoạn 3 - 6 tuổi này, trẻ tiếp tục phát triển về thể lý, sinh lý, tâm lý để chuẩn bị bước vào giai đoạn học đường (mẫu giáo, tiểu học). Với trẻ có rối loạn, cản trở trẻ phát triển cha mẹ dựa trên các cột mốc này để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi can thiệp dù biết rằng đã lỡ đánh mất giai đoạn vàng của trẻ (0 - 3 tuổi), thế nhưng có vẫn còn hơn không

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi:

  • Về kỹ năng cá nhân - xã hội: Trẻ đã biết tự mặc quần áo, tự đi dép, giày đúng chân. Biết tự đi rửa tay một cách có mục đích (như tay bị dính bẩn, lúc ăn cơm xong, lúc đi tiểu tiện vào, …). Trẻ biết tự đánh răng một cách thuần thục. Trẻ biết chơi cùng nhóm bạn và biết tên vài trẻ trong nhóm. Biết nhờ người lớn giúp đỡ khi gặp khó khăn ví dụ như không thể mở một hộp có đồ chơi, không thể đảm bảo sự ổn định của một tòa tháp được làm bằng các khối gỗ, … Trẻ cảm thấy thích thú khi được chơi cùng các trẻ khác, biết quan sát và biết bắt chước ngay hành vi của những đứa trẻ khác. Trẻ biết thể hiện một cách tự nhiên, sở thích của mình khi chơi với những đứa trẻ quen thuộc. Trẻ biết tự chuẩn bị đồ ăn khi nói đến việc dọn bữa cơm (ví dụ khi sắp đến bữa ăn trẻ biết đi lấy chén, thìa, hay bưng bê đồ ăn phụ người lớn).
  • Về kỹ năng vận động tinh tế thích ứng: Trẻ biết vẽ những đường nét rõ hơn so với lúc 2 tuổi, nhiều trẻ còn biết vẽ vòng tròn khép kín, biết bắt chước vẽ hình vuông, hình chữ nhật. Trẻ biết bắt chước xếp tháp 2 tầng, 4 tầng, có trẻ còn xếp được tháp 8 tầng một cách thuần thục. Khoảng 3 tuổi rưỡi trẻ có thể vẽ được hình người gồm 3 bộ phận (đầu, mình, tứ chi), có trẻ vẽ được hình người 6 bộ phận và chỉ được 6 bộ phận đã vẽ (vi dụ: đầu, tóc, mắt, mũi, miệng, …). Trẻ có thể mở được cửa bằng cách xoay núm khóa, biết nhắc người lớn khóa cửa lúc sắp đi ngủ “không trộm vào” , … Biết sử dụng thuần thục một số vật dụng khi ăn như dùng thìa nhỏ để xúc cơm, dùng đũa để gắp, dùng thìa to để múc canh… Trẻ thực hiện các phong trào nghệ thuật như nhảy múa hoặc chuyển động nhịp nhàng cùng với người lớn. Cuối 4 tuổi trẻ viết được một số chữ cái hoặc số có thể nhận ra được một cách nhanh chóng.
  • Về mặt ngôn ngữ: Trẻ hiểu được lời trẻ nói, ví dụ khi đói trẻ sẽ nói “con đói bụng, muốn ăn cơm” hay “nóng quá đi” khi người đầy mồ hôi hay “ngồi nghỉ mệt tí, mệt quá” khi vừa trải qua một hoạt động nào đó … Trẻ nói rõ ràng đầy đủ được họ và tên của mình, biết tên của bố mẹ, ông bà, anh em trong nhà, biết tên những người hàng xóm mà trẻ đã tiếp xúc. Trẻ hiểu trọn vẹn các giới từ như trên, dưới; trước, sau; trái, phải; bưng, bê; đẩy, kéo, xách, … Trẻ nhận diện và phân biệt rõ các màu sắc khác nhau: màu đỏ, xanh, tím, vàng, hồng, … Trẻ có thể định nghĩa được 6 đến 9 từ (về kích thước, phân loại, tính chất, tác dụng) ví dụ: quả bóng nhỏ này được làm bằng nhựa, dùng để đá, ném … Trẻ hiểu được từ trái nghĩa, đối lập nhau (ví dụ: lửa thì nóng – nước thì lạnh; bố là đàn ông - mẹ là dàn bà; sáng – tối; con chuột to – con kiến bé; …). Trẻ lặp lại được một thông điệp bằng lời nói đơn giản ngay khi nghe người lớn nói. Khi nghe những câu chuyện ngắn, đơn giản trẻ biết trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật khi được hỏi. Trẻ biết đặt những câu hỏi và giải quyết những câu hỏi như: Ai đấy?, cái gì đây? … Trẻ nói về những trải nghiệm hàng ngày một cách tự nhiên và khi được yêu cầu. (kể cho mẹ nghe về ngày hôm qua con đã làm những gì, những gì xảy ra với con, …). Sử dụng câu để giao tiếp nhu cầu, ý tưởng, hành động hoặc cảm xúc. (Ví dụ: Bố ơi con muốn chơi chiếc máy bay, trong siêu thị có bán, ngày mai bố chở con đi mua nhé …).
  • Về vận động thô: Trẻ biết nhảy tại chỗ co hai chân lên khi được người lớn yêu cầu. Biết đạp xe 3 bánh. Biết nhảy xa. Trẻ đứng được một chân trong 5 đến 10 giây. Trẻ biết bắt chước nhảy lò cò một chân. Trẻ có thể mang một vật vừa sức leo lên và xuống cầu thang. Trẻ biết phối hợp mắt-tay tốt (bắt quả bóng nhảy từ sàn). Trẻ phản ứng thích hợp với kích thích môi trường (di chuyển nhanh để tránh chướng ngại vật, tránh khi ngửi thấy mùi hôi, …).

Nếu trẻ làm được các điều trên chứng tỏ trẻ phát triển theo đúng độ tuổi của mình.

Cha mẹ chú ý:

  • Nếu trẻ không cảm thấy thích thú khi được chơi cùng các trẻ khác, không biết quan sát và biết bắt chước ngay hành vi của những đứa trẻ khác, mà chỉ chơi lủi thủi một mình hay trẻ chơi một cách vụng về thiếu tự nhiên lăng xăng không chờ đến lượt chơi, không biết thể hiện sở thích của mình khi chơi với những đứa trẻ quen thuộc. Trẻ không biết họ tên của mình, không đáp ứng khi nghe gọi tên. Thì rất có thể trẻ đã có nét của tự kỷ vì không tương tác xã hội.

+ Các kỹ năng vận động tinh tế vụng về, không biết bắt chước vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Không biết xếp chồng các khối thành hình tháp dù được chỉ dẫn thực hiện nhiều lần, … Trẻ không có trí tưởng tượng để có thể vẽ một người 3 bộ phận, không biết chơi giả vờ. Chính điều này cho thấy thêm một nét nữa của trẻ rối loạn tự kỷ.

+ Về ngôn ngữ thì trẻ nói rất ít chỉ một vài từ đơn, không biết nói câu đơn, câu phức, hay dùng đại từ nhân xưng ngược ví dụ như: “Nam thích” thì trẻ sẽ nói ngược là “thích Nam” … Trẻ không hiểu được từ trái nghĩa, không biết định nghĩa các từ, hay nói nhại lời, nói linh tinh như “cù ly, cù ly”…

+ Về nhận thức cảm xúc – hành vi: Trẻ có những hành vi thất thường, rập khuôn như chỉ thích ăn một món ăn duy nhất, thích xem một đoạn quảng cáo duy nhất, thích đi một con đường duy nhất, … Trẻ mất cảm nhận chủ quan, tức các giác quan của trẻ không cảm nhận được nóng hay lạnh, nguy hiểm đến tính mạng hay không, trẻ thò tay vào nước sôi mà không biết nóng, lao qua đường mà không biết sẽ bị xe cán, … Trẻ có hành vi tự cào cấu cắn xé bản thân mình, cào cấu người khác khi người khác làm thất ý trẻ, …

Khi cha mẹ hay người thân phát hiện trẻ có các điều trên thì nên đưa trẻ đến khám Tâm lý chúng tôi chẩn đoán xem trẻ có rối loạn tự kỷ hay không để có những phương pháp can thiệp trị liệu phù hợp giúp trẻ phát triển.

So sánh giữa các độ tuổi năm 2024

Trẻ 4 đến 5 tuổi:

  • Về mặt kỹ năng cá nhân – xã hội: Trẻ biết phân loại những thứ có thể ăn được và những thứ không thể ăn được. (Ví dụ: Đưa cho trẻ 1 cục tẩy và 1 cục kẹo cao su, hỏi trẻ thứ nào ăn được. Trẻ phân biệt và giải thích được tại sao ăn được và tại sao không ăn được). Trẻ biết đưa ra lựa chọn từ các lựa chọn thực phẩm khác nhau (ví dụ: Trong một đĩa trái cây gồm táo bơm, lê, đu đủ, thanh long, dưa hấu, … Trẻ biết chỉ và chọn trái cây mà trẻ thích ăn nhất – chọn dưa hấu biết lý giải vì dưa hấu ngọt nên chọn ăn dưa hấu …). Trẻ biết sử dụng khăn giấy để lau mũi (ví dụ: Trẻ chảy nước mũi, trẻ nhận ra là mũi mình đang chảy và yêu cầu người lớn lấy khăn giấy cho trẻ). Trẻ biết xác định chính xác các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân như xà bông để giặt, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dầu gội đầu, … Trẻ biết tránh xa và không chơi những vật dụng, đồ vật gây sát thương cho bản thân trẻ như: bàn ủi, dao, kéo, phích nước nóng, … Trẻ hiểu sự khác biệt giữa cảm giác an toàn và không an toàn (ví dụ: khi đi với mẹ đến chỗ đông người lạ, trẻ biết rằng nắm chặt tay mẹ, theo mẹ là an toàn còn buông tay mẹ bị lạc vào chỗ đông người là không an toàn…). Trẻ nhận biết các biểu tượng cho biết nguy hiểm và tránh được nó. (ví dụ: khi trẻ nhìn thấy con chó đang gầm gừ hay con mèo đang xù lên, trẻ biết đó sẽ gây nguy hiểm đến mình tìm cách đuổi con chó, mèo đi hoặc là tìm cách tránh con chó, mèo …). Trẻ biết tìm mọi cách thức trước khi băng qua đường (ví dụ: khi muốn băng qua đường trẻ có biết nhìn xe 2 chiều để tránh hoặc khi thấy xe quá đông trẻ biết tìm nhờ cậy một người lớn nào đó để dẫn trẻ qua đường an toàn …). Trẻ biết tuân theo quy tắc an toàn cơ bản trong giao thông công cộng, trên đường phố (ví dụ: khi đi bộ thì đi trên vỉa hè nơi dành cho người đi bộ còn nếu đi lấn đường, giữa lòng đường sẽ bị xe tông). Trẻ biết dự đoán và hiểu được hậu quả của việc không tuân thủ các quy tắc (ví dụ: mẹ yêu cầu ngồi chơi ngoan để mẹ làm việc, …Nếu tuân thủ sẽ được khen, ngược lại sẽ bị trách phạt ).
  • Về kỹ năng vận động tinh tế thích ứng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu vẽ và nghệ thuật khác nhau như có thể tô màu đúng với màu sắc của vật thật ví dụ: khi tô màu trái cà chua, trẻ biết sử dụng màu đỏ để tô, … Trẻ biết sử dụng cọ để vẽ. Trẻ biết cắt theo đường thẳng, đường cong, đường tròn… nói chung vận động tinh tế ở giai đoạn này khéo léo hơn, tốt hơn hẳn độ tuổi trước đó.
  • Về mặt ngôn ngữ: Trẻ thường xuyên đặt các câu hỏi “tại sao”, “như thế nào” để tìm sự giải đáp từ người lớn. Trẻ biết tạo ra các tình huống rắc rối đơn giản để lôi kéo sự chú ý từ người lớn ví dụ: trẻ nói “mẹ ơi, con đau bụng quá. Khi được mẹ chú ý rồi, trẻ lại nói con giả đau ấy …”. Trẻ biết kể với người lớn khi so sánh mình với các trẻ khác về chiều cao, cân nặng, xấu đẹp, màu da, tóc, … Trẻ biết xác định sự tương đồng, khác biệt giữa con người (giới tính, ngoại hình, tuổi tác, nghề nghiệp, nền văn hóa và ngôn ngữ, …) Ví dụ: trẻ so sánh về sự khác biệt của bà A và ông B, bà A và ông B bằng tuổi nhau mà nhìn ông B già hơn. Trẻ thực hiện các quy tắc đơn giản mà không cần nhắc nhở (ví dụ: khi chơi đồ chơi xong, trẻ sẽ tự động biết đi cất đồ chơi về vị trí, vừa cất trẻ vừa nói: Đồ chơi này mua đắt tiền lắm, đẹp nữa nên cất cẩn thận không người ta lấy mất …). Trẻ nhận biết và tán tụng các hành vi tích cực của những đứa trẻ khác (ví dụ: trẻ kể bạn đó tốt lắm hay giúp đỡ người già yếu, …). Trẻ biết sử dụng trò chơi để khám phá, thực hành và hiểu vai trò xã hội (ví dụ: trẻ chơi trò bác sĩ, trẻ cầm ống nghe lên giả vờ khám bệnh cho bệnh nhân, trẻ biết bác sĩ là người chữa bệnh cứu sống con người….). Trẻ biết đồng cảm với nỗi niềm của đứa trẻ khác (ví dụ: Trẻ hỏi trẻ khác “sao hôm nay nhìn bạn buồn vậy, bạn gặp chuyện gì à?” …). Trẻ thể hiện cảm xúc của mình đối với các nhân vật trong truyện (ví dụ: trẻ nói: yêu cô tiên, vì cô tiên tốt bụng hay giúp đỡ người bất hạnh…). Trẻ biết đề cập đến mong muốn và suy nghĩ của người khác khi diễn giải hành vi của họ (ví dụ: trẻ nói với mẹ: Tại con hư nên mẹ buồn về con hả?, con hứa sẽ ngoan không hư nữa mẹ đừng buồn con nữa nhé…). Trẻ biết liên kết cảm xúc giữa các từ với nét mặt (ví dụ: Trẻ nói hôm nay đi học con không vui và nét mặt chuyển sang biểu cảm ủ rũ phù hợp với từ cảm xúc “không vui”, …). Trẻ biết đọc, biết viết các câu đơn, câu phức; biết đếm từ 1 – 100; biết làm các phép tính nhẩm như cộng, trừ, nhân. Trẻ sử dụng chính xác đại từ nhân xưng ngôi thứ 1, 2, 3 (tôi, bạn, họ và bạn, chúng ta). Trẻ sử dụng chính xác trạng từ chỉ thời gian (hôm qua, hôm nay, ngày mai). Trẻ biết thể hiện hành động trong tương lai trong bài phát biểu hiện tại (ví dụ: “tôi phải…” ; “tôi sẽ…”). Trẻ biết yêu cầu người lớn giải thích cho các từ trẻ sử dụng nhưng không hiểu. (ví dụ: trẻ thắc mắc hỏi: Thiên thần là ai? …). Trẻ thể hiện sự quan tâm và tham gia trong việc lắng nghe và thảo luận về sự đa dạng các thể loại: tiểu thuyết, thơ ca trẻ em, thơ ca dân gian, truyện cổ tích và tạp chí. Trẻ nhớ và đọc được một đoạn thơ, hát trọn được một bài hát dài. Trẻ hiểu thực tế là ngôn ngữ viết có thể có hình dạng khác nhau (dấu hiệu đồ họa, chữ cái và sách, báo …). Trẻ biết nhận diện trang bìa, trang đầu tiên và trang cuối cùng của một cuốn sách.
  • Về kỹ năng vận động thô: Trẻ có thể tham gia với sự nhiệt tình các hoạt động thể chất khác nhau: Chạy, leo, ném, lăn, nhảy múa, …

Trẻ 5 đến 6 tuổi:

  • Về kỹ năng cá nhân – xã hội: Trẻ có thể chứng minh nhận thức về ý nghĩa trong hành động (nghĩa là trẻ nhận biết đối tượng ẩn bằng cách chạm vào chúng mà không nhìn thấy chúng, thực hiện chuyển động nhất định khi nghe một âm thanh ở hướng nào đó, hoặc nhận ra mùi ngay cả khi nhắm mắt , …). Trẻ biết giải thích những lợi ích và sự nguy hại cho cơ thể con người khi ăn một số thực phẩm nhất định (ví dụ: Trẻ biết khi ăn bún riêu cần có vị chanh mới ngon, nhưng nếu ăn nhiều chanh sẽ gây xót dạ dày…). Trẻ chứng tỏ sự độc lập trong vệ sinh cá nhân. Trẻ biết từ chối không nhận đồ chơi, kẹo, tiền hoặc những thứ khác từ người lạ. Trẻ hiểu rằng một số hành vi của người có thể gây hại cho cơ thể con người (ví dụ: khói thuốc của người hút thuốc có hại cho cơ thể khi hít vào…). Trẻ tương tác dễ dàng với người lớn quen thuộc từ cộng đồng (cha mẹ, ông bà, ông bà khác từ sân chơi, hàng xóm, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình, trợ lý cửa hàng…). Trẻ dễ dàng tách biệt với người thân khi người thân đưa trẻ đến trường mẫu giáo để đi vào trường cùng với cô giáo và học với các bạn. Trẻ biết yêu cầu và giúp đỡ trẻ khác (Ví dụ: Hỗ trợ đứa trẻ khác bằng cách cúi xuống gầm giường, tìm đồ chơi…). Trẻ biết xác định bản thân mình là bạn bè của các trẻ em khác từ môi trường thân thuộc và gần gũi (như cùng lớp, cùng trường mẫu giáo…). Trẻ nhận biết được các năng khiếu của các trẻ khác trong các lĩnh vực khác nhau (Ví dụ: Bạn A chơi piano rất giỏi, bạn D đá bóng hay…). Trẻ quan sát và nhận ra rằng cùng một người có thể đóng vai trò xã hội khác nhau (ví dụ: Cô A vừa là mẹ của bạn B, nhưng cô A cũng là cô giáo trong trường...). Trẻ biết ứng xử theo các quy tắc cụ thể cho các tình huống (ví dụ: Khi đến bệnh viện thấy không khí trầm lặng, nói chuyện trẻ cũng nói thầm không làm ồn ào náo nhiệt lên trong bệnh viện…). Trẻ biết tham gia vào các hoạt động chơi trong một nhóm, biết đóng nhiều vai khác nhau khi chơi, lúc thì làm nhà lãnh đạo, lúc đóng vai người dân…
  • Kỹ năng vận động tinh tế thích ứng: Trẻ sử dụng độc lập và dễ dàng các vật liệu và kỹ thuật khác nhau để vẽ, sơn… Trẻ thể hiện mong muốn học cách làm đồ chơi hoặc tìm kiếm thông tin về các vật thể thú vị. (ví dụ: Trẻ cắt giấy học gấp máy bay, gấp tàu thuyền, xếp chong chóng, xếp cái quạt giấy, …).
  • Về mặt ngôn ngữ: Trẻ biết sử dụng các hình thức lịch sự, lễ phép khi giao tiếp với người lớn (ví dụ: ai cho gì, trẻ biết nói lời cảm ơn. Gặp người lớn biết chào hỏi…). Trẻ biết xây dựng các câu hỏi liên quan đến gia đình, dân tộc, đặc điểm thể chất,... của người khác (ví dụ: trẻ hỏi: Cô ơi nhà cô có mấy người, cô có mấy người con vậy,…?). Trẻ nói và bình luận về tình hình của những người khác nhau trong các bối cảnh tự nhiên và xã hội khác nhau (Ví dụ: Nhà bạn ấy rất nghèo, đói không có cơm để ăn,… Hay trên tivi chiếu về các nước châu phi, họ vừa chịu nắng nóng vừa nghèo đói bệnh tật…). Trẻ biết đếm các thứ trong tuần, các ngày trong tháng và các tháng trong một năm. Trẻ nhớ số nhà, nhớ tên thành phố, tên Quốc gia nơi mà trẻ sinh sống. Trẻ còn có thể nhớ nhiều số đt của các thành viên trong gia đình nữa. Trẻ biết xây dựng hình ảnh bản thân mình khi nói về viễn cảnh tương lai (ví dụ: Sau này lớn lên con sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, kiếm ra thật nhiều tiền, được nhiều người kính trọng, …). Trẻ biết thể hiện sự thất vọng qua sự phối hợp giữa biểu cảm và lời nói (ví dụ: Trẻ nói: Ba hứa chở con đi mua đồ chơi mà ba không chở, chán quá – vừa nói trẻ vừa thở dài tỏ vẻ thất vọng, khuôn mặt cũng chuyển biến sang buồn…).
  • Trẻ bắt chước đầy đủ một thông điệp dài của ai đó. Trẻ biết trình bày kế hoạch hoạt động 3-4 bước và hoàn thành nó (ví dụ: Để gấp một chiếc thuyền giấy, trẻ biết lên kế hoạch 4 bước. Bước 1 tìm giấy và kéo, bước 2 là cắt, bước 3 là gấp, bước 4 hoàn thành chiếc thuyền giấy…). Trẻ biết sáng tạo sửa đổi nội dung của những câu chuyện quen thuộc và kể lại theo ý của mình (ví dụ: Trong câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, người em cho chim ăn khế và con chim nói may túi 3 gang để đựng vàng, người em may túi đúng 3 gang. Trẻ sáng tạo khi cho người em may túi 5 gang để đựng được nhiều vàng hơn tí, không may túi quá to quá tham như người anh là 12 gang, còn may túi 3 gang thì hơi ít nên trẻ sáng tạo người em may túi 5 gang là vừa …). Dễ dàng thích nghi với các đối thoại khác (sử dụng nhịp điệu và từ ngữ khác nhau khi nói chuyện với trẻ nhỏ). Trẻ biết bắt đầu cuộc trò chuyện và tham gia vào các cuộc trò chuyện với trẻ em hoặc người lớn khác. Trẻ biết sử dụng động từ ngụ ý lựa chọn (ví dụ: “Tôi có thể…”; “Tôi muốn…”). Trẻ có thể mô tả một số đối tượng là một phần của vũ trụ và phân loại sự khác biệt của chúng (ví dụ: Con chó có 4 chân, sủa gâu gâu, biết giữ nhà. Chó giống với con mèo có 4 chân, khác con mèo là mèo biết bắt chuột còn chó thì không bắt chuột, …). Trẻ biết chứng minh sự hiểu biết của mình với các chuyên ngành khác nhau (Ví dụ: Nha sĩ là người nhổ răng, chú công an là người bắt tội phạm, cô giáo dạy học, …). Trẻ biết giải quyết các câu đố, trò chơi ô chữ. Trẻ hiểu tiêu đề và tác giả của một cuốn sách là gì. Trẻ quan tâm đến sách và phân biệt các loại sách khác nhau (sách giáo khoa, sách truyện tranh, sách truyện cổ tích, …), nói chuyện với các trẻ khác về nội dung của các sách khác nhau. Trẻ quan tâm đến việc đọc và cố gắng đọc những câu chuyện yêu thích của trẻ. Trẻ biết xác định nhịp điệu của các từ quen thuộc trong trò chơi, bài hát, bài thơ. Trẻ nhận thức được thực tế là một tin nhắn được viết / đọc từ trái sang phải, từ đầu trang đến cuối trang. Trẻ nhận thức được thực tế là ngôn ngữ nói có thể được viết và cũng được in. Tinh ý xác định các thông báo, đọc các thông báo bằng văn bản trong môi trường gia đình hoặc lớp học. Nhận ra và đọc biết các biểu tượng khác nhau trong môi trường (ví dụ: biểu tượng của trạm xe bus, biểu tượng của tàu điện ngầm, biểu tượng của trạm trả khách của xe ô tô, ...). Sử dụng / viết các từ quen thuộc (họ tên của cha mẹ, họ tên của trẻ, …). Trẻ biết điều chỉnh vị trí cơ thể của mình, cách cầm dụng cụ viết và sắp xếp giấy khi viết. Trẻ hiểu khái niệm viết như một phương tiện chia sẻ thông tin hoặc tin nhắn (đặt tên cho các bản vẽ, viết các thông điệp chúc mừng ngắn). Trẻ biết giải thích rằng một người vẫn giữ nguyên ngay cả khi ngoại hình của người đó đã thay đổi qua mặt nạ hoặc trang điểm. Trẻ biết ước tính có bao nhiêu bước sẽ thực hiện để đi bộ từ phòng này sang nơi khác. Biết so sánh một vòng tròn với một hình cầu; một hình vuông có hộp khối lập phương. Nhận diện các hình dạng trong các đối tượng từ môi trường (ví dụ: khi nhìn thấy cái ly thủy tinh, trẻ biết cái ly có hình trụ, miệng ly hình tròn, …). Trẻ biết sắp xếp các đối tượng theo thể loại, bằng cách phân loại và so sánh, giải thích chúng dựa trên hai tiêu chí (kích thước, màu sắc). Trẻ biết thu thập thông tin và ghi lại thông tin thông qua các phương pháp khác nhau (bản vẽ, đồ họa, hình ảnh, tường thuật). Hiểu và thể hiện sự tương tác giữa động vật, thực vật và môi trường của chúng (ví dụ: Cá mập sống trong nước và ăn cá nhỏ, …). Trẻ biết xác định và phân biệt giữa các bề mặt (đồng bằng / núi), các loại nước (sông / hồ / biển).Trẻ biết gọi tên 4 mùa và gọi đúng mùa đang diễn ra (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông). Trẻ biết mô tả diễn tiến của thời tiết và minh họa các đặc điểm của thời tiết (ví dụ: Trời sắp mưa, có gió thổi đến, có mây đen, mưa thì mát mẻ, …). Có thể mô tả về cảm giác khó chịu xảy ra trong người của chính mình (ví dụ: con vừa đau lưng, vừa đau bụng, …). Có thể mô tả sự phát triển của động thực vật trong môi trường (ví dụ: Các cây có vòng đời, hạt nảy mầm thành cây, cây lớn ra hoa quả, rồi cây già và chết đi). Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi bộ và chạy một cách dễ dàng, di chuyển cơ thể cho phù hợp khi bắt chước một ai đó hoặc để thực hiện một phong trào (ví dụ: Bắt một quả bóng, ném một quả bóng). Trẻ ném một quả bóng trung bình với một số độ chính xác cao. Trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động thể chất như chạy, nhảy múa, chơi trò chơi hoặc thậm chí là thể thao bóng đá, cầu lông, …