So sánh tamron 28-75 và sigma 24-70 for sony năm 2024

Sigma recently launched their new 24-70 F2.8 DG DN Art lens designed for mirrorless cameras, so now Alpha Shooters looking for a fast f/2.8 24-70 zoom lens now have a choice between the new Sigma lens, the Tamron 28-75mm F2.8 Di III RXD or Sony’s own FE 24-70mm F2.8 GM lens.

Thankfully Gerald Undone has already done the hard work by comparing all three lenses in this excellent video comparison.

The following is a summary of his video:

The Tamron is the cheapest of the three lenses and it’s also the smallest and lightest weighing in at 577g. The Sigma is noticeably heavier than the Tamron at 852g but is still the same height when retracted at 70mm. The Sony G Master is the heaviest of the three and weights 922g, it is also the most expensive lens in this comparison.

The price that you pay is reflected in the build quality as the Tamron feels cheaper to hold than both the Sigma and Sony and it is also missing the useful customizable function buttons. The focus and zoom rings are also not dampened. Both the Sigma and the Sony make no sacrifices when it comes to build quality and functions, they are definitely built better than the Tamron.

The Sigma has the smoothest focus ring of the three and also the largest throw that makes focus pulls for video much smoother.

All three lenses present very minimal distortion at their respective wide-ends and are distortion free by 35mm. The Sigma has the shortest minimum focus distance at 24mm of just 18cm compared with 19cm for the Tamron and 38cm for the Sony, although the Sony is the only lens with a constant minimum focus distance while both the Tamron and Sigma are variable.

When it comes to the autofocus all three lenses focus very quickly but the Sony had the highest number of keepers in Gerald’s tests at 88%, closely followed by the Tamron at 82% then the Sigma at 77%, all tests were done on his Sony a7III.

All three lenses are very sharp but from Gerald’s tests it appears that the Sigma is the sharper lens in the center and the Sony is sharper around the edges of the frame, the Tamron comes slightly behind both lenses for both central and edge sharpness.

The Sony has the best control over vignetting when shooting wide-open, followed by the Tamron then the Sigma but by 50mm you don’t see any difference. The Sigma however performed best when it came to fringing control, followed by the Sony then the Tamron.

As for the bokeh it looks like the Sigma is the winner here with the smoothest and roundest bokeh balls followed by the Sony then the Tamron, of course bokeh is always a very subjective subject.

The Sony G Master has the best flare resistance, followed by the Sigma then the Tamron.

If you are looking for a fast f/2.8 standard zoom lens then you now have three great lenses to choose from.

If autofocus is very important to you then the Sony is probably still the best choice for now, otherwise the Sigma is most definitely the best buy. However, if you want the lightest travel friendly lens and don’t mind sacrificing a little build quality then it’s unlikely that you will be disappointed by the Tamron.

Do you plan to add one of these lenses to your gear bag? It would be great to hear which one in the comments below.

So sánh 3 lens zoom tiêu cự trung bình hệ ngàm Sony FE (Sony GM 24-70mm f/2.8 - Sigma Art FE 24-70mm f/2.8 - Tamron FE 28-75mm f/2.8)

Ngày:01/21/2021 lúc 10:40AM

Sony FE 24-70mm f/2.8 GM

Được giới thiệu vào tháng 3/2016, FE 24-70mm f/2.8 là ống kính full frame ngàm E/FE thứ 15 của Sony, nhưng là ống kính zoom thứ 8 và là ống zoom thứ ba ở khoảng tiêu cự trung bình (sau bản lens kit và bản 24-70mm f/4) nhưng là ống kính zoom cao cấp G Master đầu tiên của hệ lens.

Các đặc điểm thiết kế chính của ống kính này bao gồm: 18 thấu kính trong 13 nhóm, 9 lá khẩu, filter 82mm, độ phóng đại cực đại 0,24x, kích thước 87.6 x 136 mm, nặng 886 g, lấy nét trong, motor Direct Drive Super Sonic wave AF, thiết kế chống ẩm, chống bụi ở nhiều vị trí. Ở trạng thái rút gọn (đầu góc rộng), Tamron và Sigma có độ dài tương tự nhau và ngắn hơn Sony GM một chút. Tuy nhiên ở trạng thái kéo dài (đầu tele) thì Sigma Art có độ dài nằm ở giữa Tamron và Sony GM. Xét về trọng lượng thì Tamron nhẹ hơn đáng kể so với 2 lens còn lại (Sony GM nặng 887 g, Sigma Art nặng 835 g, Tamron nặng 550 g). Sự khác biệt về trọng lượng giữa Sigma và Sony GM mặc dù không lớn (52 g) nhưng cũng đủ nhận ra nếu bạn đã quen dùng lens GM. Cần lưu ý là ống kính Sigma Art này là phiên bản thiết kế riêng cho mirrorless chứ không phải phiên bản "nối dài” như các lens Art ngàm FE trước đó. Đây cũng là ví dụ cho lợi thế có khả năng thiết kế lens góc rộng nhỏ gọn hơn với máy ảnh mirrorless khi so sánh 2 phiên bản của ống kính Art này. Phiên bản DSLR của Sigma Art nặng 1025 g nên nếu sử dụng với Sony thông qua ngàm (ví dụ như MC-11) thì sẽ nặng 1047 g là hơn đáng kể so với phiên bản mirrorless. Mặc dù thiết kế riêng cho mirrorless (thay đổi cả thiết kế thấu kính) nhưng không hiểu sao Sigma vẫn làm phần đuôi lens sơn bóng, nổi bật lên so với toàn bộ thiết kế còn lại của thân lens. Về cảm giác khi sử dụng thì tất nhiên Tamron là ống kính gọn nhẹ nhất, ngay cả về đường kính thì Sony GM cũng "bầu bĩnh” hơn, và Sigma Art thì nằm ở giửa giữa của 2 lens này. Tuy vậy, Tamron được thiết kế theo tiêu chí tối giản để giảm giá thành nên bạn sẽ không có bất cứ nút điều chỉnh nào trên thân lens. Ngược lại, Sony GM và Sigma Art đều có nhiều nút tùy chỉnh trên thân lens, bao gồm nút chuyển AF/MF, nút focus hold/AF lock có thể tùy biến, và nút khóa tiêu cự. Cả 3 ống kính đều được thiết kế weather seal với khả năng chống ẩm, chống bụi, chống hắt nước (nhưng không chống được việc nhúng lens vào nước). Khi thay lens, bạn sẽ nhận ra là lens Tamron gắn vào ngàm rất chắc nên có phần khó hơn khi thay lens, mặc dù không thực sự tiện lợi nhưng nó đảm bảo an toàn hơn.

Về vòng lấy nét và vòng tiêu cự thì có điểm đặc biệt là Tamron thiết kế vòng lấy nét gần thân máy hơn vòng zoom (ngược với phần lớn lens trên thị trường), còn Sigma điều khiển vòng zoom ngược chiều với 2 lens còn lại. Các vòng này đều làm bằng cao su nhưng Sony và Sigma có vòng bám tay và dễ nhận biết hơn Tamron. Tamron được làm phần lớn bằng plastic để giảm trọng lượng, trong khi 2 lens còn lại đều sử dụng vật liệu nhựa tổng hợp riêng có khả năng chống chịu cao của 2 hãng. Vì thế nên nhìn chung, Tamron được lợi thế về sự gọn nhẹ và đơn giản, phù hợp với nhu cầu du lịch hoặc cần di chuyển nhiều mà không có yêu cầu cao về mức độ phức tạp của thao tác khi chụp, nhưng nếu bạn cần kiểm soát tốt hơn thiết bị và thường xuyên thay đổi các tùy chỉnh thì 2 ống kính Sony GM và Sigma Art vẫn có nhiều lợi thế hơn. Phần ngàm của 2 lens Sony GM và Sigma Art rất giống nhau, và các bạn có thể thấy thấu kính sau của Sigma Art cũng nằm sát ngàm như Sony GM, chứng tỏ phiên bản này Sigma thiết kế riêng cho hệ máy mirrorless.

Khác với 2 ống kính còn lại, Sigma được thiết kế với 11 lá khẩu để bokeh ball vẫn ở dạng tròn ngay cả khi khép khẩu. Sigma Art cũng là ống kính có thiết kế phức tạp hơn với nhiều thấu kính nhất, đồng nghĩa với việc có nhiều mặt tiếp xúc không khí - bề mặt (air - surface) nên có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do hiện tượng flare và ghost.

Cả 3 ống kính đều sử dụng vòng lấy nét điện tử và motor lấy nét dạng stepping. Vì thế nên vòng lấy nét sẽ không hoạt động được khi lens không được gắn lên thân máy. Tốc độ di chuyển vị trí lấy nét của bạn sẽ ảnh hưởng tới góc quay của vòng lấy nét để đạt tới vị trí mong muốn. Ví dụ như với Sigma Art, bạn cần xoay khoảng 230 độ để chuyển vị trí lấy nét từ gần nhất tới xa nhất nếu xoay vòng nét nhanh, hoặc phải xoay khoảng 330 độ nếu xoay chậm. Các bạn cần lưu ý là tất cả các lens này đều không có hard stop (điểm dừng cứng), tức là nếu bạn muốn lấy nét ở vô cực thì hoặc bạn dùng AF tới 1 điểm ở rất xa, hoặc bạn lấy nét ở chế độ MF mà vòng xoay không tiến tới mức vô cực hiển thị trên máy. Điểm vô cực của cả 3 ống kính này đều đạt được trước khi tới vô cực được hiển thị (khoảng hơn 10m). Trong số 3 ống kính thì Sigma Art là ống kính dễ thao tác và dễ lấy nét chính xác hơn cả, có góc xoay đủ lớn để lấy nét điểm nhỏ chính xác hơn nên nếu bạn quay phim thì đây là lựa chọn nhỉnh hơn 2 lựa chọn còn lại về vấn đề thao tác với lens.

Hai ống kính của Sony và Sigma rất giống nhau ở các nút tùy chỉnh trên thân ống kính. Trong đó có một nút được thiết kế hơi khác nhau là nút LOCK dành cho khóa zoom ở vị trí 24mm. Trong khi Sony thiết kế nút này ở ngay dưới vòng zoom thì Sigma đưa nó xuống vị trí giữa 2 vòng zoom và vòng lấy nét. Khi xoay về 24mm, bạn chỉ cần gạt nút này về vị trí LOCK là ống kính sẽ cố định tại 24mm (nếu không thì với Sony GM bạn có thể nhận thấy ống kính có di chuyển nhẹ vòng zoom trong khi thao tác, có thể sẽ làm sai lệch tiêu cự). Nút LOCK của Sony GM ở vị trí khó thao tác hơn và nút làm nhỏ, nông nên hơi khó dùng, còn nút của Sigma Art thì lớn và dễ điều chỉnh hơn.

Một điểm khác biệt nữa của ống kính Sigma Art là phần 2 nút tùy chỉnh AF/MF và AFL được thiết kế nhô lên khỏi thân lens (giống các ống kính Art sản xuất gần đây). Lúc chưa quen mình không đánh giá cao thiết kế này cho lắm, nhưng trong quá trình sử dụng thì nhận ra nó có 2 vai trò: (1) khi thao tác không cần nhìn vào lens để xác định vị trí nút, (2) khi thay lens thì đảm bảo lens không bị lăn khi đặt trên mặt phẳng. Nhìn chung, trừ nước sơn của Sigma Art có vẻ không ấn tượng bằng Sony GM, mình đánh giá thiết kế của Sigma Art có phần hơn so với Sony GM. Tamron mình đánh giá thấp nhất về thiết kế bên ngoài và độ thuận tiện khi thao tác, nhưng là ống kính tối giản nhất và có thể mang lại hiệu quả cao khi không cần tùy chỉnh nhiều.

Điểm cuối cùng mà các bạn có nhu cầu quay phim có thể quan tâm là đặc tính parfocal của ống kính. Đây là khả năng giữ điểm AF tại cùng 1 vị trí khi thay đổi tiêu cự zoom. Mặc dù mình không đủ thời gian kiểm tra kỹ đặc điểm này nhưng cả 3 ống kính đều có thể coi là parfocal hoặc gần parfocal. Theo tìm hiểu từ các đánh giá độc lập khác thì Sigma Art có đặc tính parfocal chính xác nhất, còn Sony GM và Tamron sau khi thay đổi tiêu cự vẫn cần điều chỉnh lại nét một chút.