Stent tim là gì

Hẹp mạch vành khiến cho cholesterol trong máu dễ bị lắng lại trên thành mạch, lâu ngày hình thành những mảng xơ vữa và dẫn tới hẹp lòng mạch. Tình trạng này khiến cho lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm, đồng thời tăng những cơn đau thắt ngực, tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng đặt stent. Vậy hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent và cần lưu ý những gì?

1. Một số thông tin về bệnh hẹp mạch vành

Khi mắc bệnh hẹp mạch vành, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau: đau thắt ngực, cảm giác như ngực bị đè nén, tim nhói buốt, tình trạng đau ngực có thể lan đến cổ và cánh tay, bệnh nhân hay bị đầy bụng, buồn nôn, ăn uống khó tiêu,…

Đau ngực là một triệu chứng của hẹp mạch vành

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh hẹp mạch vành như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phương pháp đặt stent mạch vành hoặc có thể áp dụng mổ tim hở bằng thủ thuật bắc cầu động mạch chủ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thường xuyên vận động thể dục, nếu đang thừa cân thì nên giảm cân để đưa cân nặng về mức hợp lý, đồng thời nên giữ tinh thần luôn tươi vui, lạc quan. Đây là những yếu tố đơn giản nhưng lại có thể góp phần hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

2. Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent?

2.1. Đặt stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành được làm từ kim loại hoặc polymer, có hình dạng giống như một ống lưới nhỏ. Đặt stent mạch vành qua da là phương pháp can thiệp tim mạch không cần phẫu thuật. Bác sĩ thực hiện chèn stent vào cơ thể nhờ ống thông có bóng ở đầu với mục đích là mở rộng các động mạch nuôi dưỡng tim đang bị tắc nghẽn. Từ đó, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm tình trạng đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành

2.2. Hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent?

Phương pháp đặt stent mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tắc hẹp mạch vành, nhất là với một số bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp tính, đau thắt ngực do hội chứng mạch vành cấp tính. Nhưng không có nghĩa là phương pháp này phù hợp với tất cả bệnh nhân.

Một số trường hợp, tình trạng tắc nghẽn đến 80% nhưng vẫn chưa cần thiết phải đặt stent. Ngược lại những trường hợp dù chỉ tắc nghẽn 40% nhưng đã cần phải đặt stent do “mảng xơ vữa mềm” có nguy cơ bị vỡ ra và tạo thành cục máu đông.

Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp mạch vành xóa nền, thử nghiệm gắng sức,… để xác định rõ mức độ bệnh và sau đó sẽ quyết định có đặt stent cho bệnh nhân không.

2.3. Đặt stent có giúp khỏi bệnh mạch vành không?

Ngoài thắc mắc hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent, rất nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề đặt stent có thể giúp chữa khỏi bệnh mạch vành hay không? Câu trả lời là stent không giúp điều trị khỏi bệnh nhưng tuổi thọ của stent rất lâu dài, gần như suốt đời. Một số trường hợp có nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành thì có thể phải đặt lại stent. Cụ thể là những trường hợp dưới đây:

+ Bệnh nhân bị hẹp mạch vành ngay trên stent.

+ Xuất hiện cục máu đông ở stent ngay cả khi bệnh nhân vừa được thực hiện phẫu thuật xong. Khi bít kín mạch vành, những cục máu đông này có nguy cơ gây đau tim.

Xuất hiện cục máu đông ở stent gây tái tắc hẹp mạch vành

+ Nếu sau khi đặt stent, bệnh nhân không thực hiện những biện pháp kiểm soát mỡ máu và huyết áp hiệu quả thì vẫn có thể gây ra tình trạng tắc hẹp ở một vài vị trí khác trên động mạch vành.

+ Thời gian tái tắc hẹp có thể là ngay sau phẫu thuật từ 6 đến 12 tháng hoặc cũng có thể là sau một thời gian dài từ 15 đến 20 năm. Do đó, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành.

2.4. Một số lưu ý trước khi thực hiện đặt stent

- Hiện nay có rất nhiều loại stent, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại stent phù hợp. Một số loại stent phổ biến là:

+ Stent kim loại thường: Chi phí rẻ nhưng nguy cơ tái tắc hẹp cao nên ít được sử dụng.

+ Stent phủ thuốc: Được làm từ kim loại nhưng sau đó được phủ lớp thuốc để giảm nguy cơ hình thành sẹo, giảm nguy cơ tái tắc hẹp, sau khi đặt, người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông.

+ Stent tự tiêu được làm từ vật liệu tan tự nhiên, ưu điểm là giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tuy nhiên chi phí sẽ đắt hơn nhiều so với 2 loại trên.

+ Stent trị liệu kép: Loại stent này mang đến nhiều ưu điểm là hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp và đồng thời ngăn ngừa hình thành máu đông.

Duy trì lối sống lành mạnh sau phẫu thuật để tránh tái phát bệnh

Quá trình đặt stent chỉ diễn ra khoảng 1 đến 2 tiếng và là loại phẫu thuật khá đơn giản, do đó bệnh nhân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phương pháp này cũng có tỉ lệ rủi ro nhất định, chẳng hạn như: Chảy máu, nhiễm trùng, sốt, tổn thương động mạch, rối loạn nhịp tim, hình thành cục máu đông,… do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro.

Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hẹp mạch vành khi nào phải đặt stent. Bạn đang gặp phải những vấn đề về tim mạch, cần được sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đầu tư quy mô về trang thiết bị máy móc vùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm chính là địa chỉ khám chữa các bệnh lý tim mạch rất uy tín tại Hà Nội.

Stent động mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại.

Có hai loại stent mạch vành: stent thường và stent phủ thuốc. Stent phủ thuốc có tác dụng ngăn ngừa tiến triển của lớp nội mạc, qua đó làm giảm đáng kể tỉ lệ tái hẹp sau can thiệt động mạch vành.

Stent được đưa vào cơ thể nhờ một ống thông có bóng ở đầu. Ở trạng thái ban đầu, bóng xẹp và stent phủ bên ngoài bóng. Sau khi đưa bóng đến nhánh động mạch vành bị hẹp, bác sỹ sẽ bơm căng bóng. Bóng nở ra khiến stent nở theo và áp sát vào lòng động mạch vành. Bóng sau đó được làm xẹp và rút ra khỏi mạch vành, để lại stent vĩnh viễn trong lòng mạch.

Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê. Thời gian thủ thuật kéo dài từ 45 phút cho đến 120 phút, tùy trường hợp.

Hai biến chứng chính sau khi đặt stent mạch vành là tái hẹp stent và tắc lại stent do huyết khối. Để ngăn ngừa hai biến chứng này, bệnh nhân cần uống thuốc liên tục, đều đặn. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin và clopidogrel [biệt dược có tên Plavix] và thuốc hạ mỡ máu nhóm statin là những thuốc quan trọng nhất. Bệnh nhân sau khi đặt stent mạch vành được khuyên nên uống clopidogrel tối thiểu 12 tháng, uống aspirin suốt đời [nếu không có chống chỉ định]. Hãy đi khám bác sỹ định kỳ để được kê đơn thuốc đầy đủ và phù hợp.

Can thiệp động mạch vành là một trong những thủ thuật giúp giải quyết dứt điểm tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành mà không cần sử dụng đến phương pháp mổ mở lồng ngực.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thanh Nhân, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Năm 1958, lần đầu tiên bác sĩ Mason Sones và cộng sự ở Cleveland Clinic [Mỹ] đã tình cờ chụp được chọn lọc động mạch vành, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành cùng nhiều bệnh tim mạch.

Bệnh mạch vành còn được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim được xếp vào nhóm bệnh lý có nguy cơ gây tử vong hàng đầu Việt Nam cũng như toàn thế giới. Đây là bệnh lý của sự mất cân bằng giữa cung – cầu oxy cơ tim do tưới máu không đủ, dẫn đến thiếu máu cơ tim hoặc hoại tử cơ tim.

Bệnh mạch vành nằm trong nhóm bệnh lý gây tử vong hàng đầu Việt Nam

Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành gồm điều trị nội khoa, tái thông mạch vành bị hẹp bằng cách đặt stent hoặc phẫu thuật cầu nối chủ vành. Trong đó, can thiệp động mạch vành là thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhất, đạt được nhiều tiến bộ ở cả kỹ thuật và hiệu quả điều trị.

Can thiệp động mạch vành qua da còn được gọi là nong động mạch vành [PCI], là một thủ thuật được sử dụng để mở các động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc nghẽn do xơ vữa mạch vành. Ưu điểm của thủ thuật này giúp phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim mà không cần phẫu thuật tim hở.

Can thiệp động mạch vành qua da nhằm mở các mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do xơ vữa

ThS.BS Nguyễn Thanh Nhân cho biết, can thiệp động mạch vành qua da được chỉ định trong điều trị bệnh mạch vành, cụ thể là:

  • Đau thắt ngực ổn định không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa.
  • Đau thắt ngực ổn định có xảy ra tình trạng thiếu máu cơ tim [thông qua nghiệm pháp gắng sức dương tính hoặc xạ hình tưới máu cơ tim dương tính] và có tổn thương tại động mạch vành cấp máu ở một vùng cơ tim lớn.
  • Đau ngực không ổn định/nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
  • Đau thắt ngực xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.
  • Sau can thiệp động mạch vành qua da có xuất hiện triệu chứng tái hẹp.

Thủ thuật nong và đặt stent động mạch vành qua da chống chỉ định cho những trường hợp:

  • Tổn thương không thích hợp cho can thiệp như tổn thương nặng lan tỏa, tổn thương nhiều thân mạch vành, tổn thương đoạn xa,…
  • Tổn thương mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành bị tắc lại trong quá trình can thiệp.
  • Bệnh nhân có nguy cơ dễ chảy máu nặng do số lượng tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu,…
  • Bệnh nhân không tuân thủ đúng chỉ định điều trị trước và sau khi làm thủ thuật can thiệp.
  • Tái hẹp mạch vành ở nhiều vị trí sau can thiệp.

Để nong động mạch vành, bác sĩ sẽ đưa một ống dài và mỏng [ống thông] vào mạch máu ở tay qua động mạch quay hoặc động mạch đùi ở bẹn và đưa đầu ống thông đến động mạch vành bị tắc.

Ống thông được đưa vào mạch máu ở tay qua động mạch quay

Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng cổ tay hay bẹn, sau đó chọc kim vào để đưa ống thông. Thủ thuật này thường không gây đau, người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Thời gian thực hiện thủ thuật thường kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Phần lớn bệnh nhân có thể xuất viện sau 2 ngày, tính từ khi kết thúc thủ thuật.

ThS.BS Nguyễn Thanh Nhân chia sẻ thêm, các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch can thiệp sẽ sử dụng phương pháp soi huỳnh quang trong quá trình phẫu thuật. Nội soi huỳnh quang là một loại tia X đặc biệt, giống như tia X trong chụp X-quang phổi. Phương pháp này giúp bác sĩ tìm ra những chỗ tắc nghẽn trong động mạch tim khi thuốc cản quang di chuyển qua động mạch, được gọi là chụp động mạch vành.

Các bác sĩ có thể dùng một sợi dây dẫn đặc biệt [guidewire] đưa vào ống thông đến mạch vành và qua chỗ hẹp hay tắc nghẽn mạch vành.

Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là bóng nong mạch vành [balloon] vào đúng chỗ hẹp hay tắc nghẽn. Quả bóng sẽ được bơm căng tại khu vực hẹp của động mạch vành. Quá trình này làm ép các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông vào thành động mạch, giúp máu lưu thông.

Bóng nong mạch vành [balloon] được đưa vào chỗ hẹp hoặc tắc nghẽn

Hiện nay, stent mạch vành được sử dụng trong hầu hết các thủ thuật nong mạch vành. Stent là một cuộn lưới kim loại nhỏ, có thể nong rộng ra tùy theo kích cỡ mạch máu, được đưa vào khu vực mới nong bằng bóng của động mạch để giữa cho động mạch không bị thu hẹp hoặc tắc lại.

Sau khi đặt stent, mô sẽ bắt đầu bao phủ stent như một lớp da. Stent sẽ được lót hoàn toàn bằng mô trong vòng 3 – 12 tháng, tùy thuộc vào việc stent có phủ thuốc hay không.

Bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị các loại thuốc kháng tiểu cầu để giảm nguy cơ huyết khối do tiểu cầu bám vào. Thuốc cũng có thể ngăn hình thành cục máu đông bên trong stent. Thuốc được dùng liên tục trong 6 – 12 tháng tùy vào loại stent.

Hầu hết các stent đều được phủ một lớp thuốc để ngăn sự hình thành mô sẹo bên trong stent. Những stent này được gọi là stent phủ thuốc [DES]. Chúng giải phóng thuốc bên trong mạch máu, làm chậm sự phát triển quá mức của mô bên trong stent. Điều này giúp ngăn ngừa mạch máu bị hẹp trở lại.

Một số stent không có lớp phủ thuốc này được gọi là stent kim loại trần [BMS]. Chúng có thể có tỷ lệ hẹp cao hơn, nhưng bệnh nhân không cần sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài. Đây có thể là loại stent phù hợp ở những người có nguy cơ chảy máu cao.

Nếu mô sẹo hình thành bên trong stent nghĩa là bị tái hẹp lại trong stent, cần một thủ thuật lặp lại. Điều này có thể được sử dụng để nong mạch bằng bóng hoặc với một stent thứ hai.

Stent có thể nong rộng tùy theo kích thước mạch máu

Nong động mạch vành được thực hiện để khôi phục lưu lượng máu của động mạch vành trong trường hợp động mạch bị hẹp, dẫn đến người bệnh đau ngực, khó thở.

Tuy nhiên, ThS.BS Nguyễn Thanh Nhân cũng cho biết, không phải tất cả các bệnh động mạch vành [CAD] đều có thể được điều trị bằng nong mạch. Dựa vào quá trình thăm khám, tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn điều trị tốt nhất.

Theo thống kê của các nghiên cứu lớn trên thế giới, những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến nong mạch, đặt stent như nguy cơ tai biến cần can thiệp cấp cứu, hoặc tử vong liên quan đến kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành là khá thấp, chỉ khoảng 1-2%, gồm:

  • Chảy máu tại vị trí đặt ống thông vào cơ thể [thường là bẹn, cổ tay hoặc cánh tay];
  • Có cục máu đông hoặc có tổn thương ở mạch máu từ ống thông;
  • Cục máu đông trong mạch vành được điều trị;
  • Xảy ra nhiễm trùng ngay tại vị trí đặt ống thông;
  • Loạn nhịp tim;
  • Đau ngực;
  • Đột tử;
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực;
  • Vỡ động mạch vành hoặc tắc hoàn toàn động mạch vành, cần phẫu thuật tim hở;
  • Xảy ra phản ứng dị ứng với các loại thuốc cản quang được sử dụng;
  • Tổn thương thận do tác động của thuốc cản quang.

ThS.BS Nguyễn Thanh Nhân chia sẻ danh sách những việc mà người bệnh cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật, gồm:

  • Gặp gỡ bác sĩ để đặt câu hỏi, làm các thủ tục cần thiết trước khi can thiệp thủ thuật, đọc kỹ biểu mẫu và đặt câu hỏi nếu có vấn đề chưa rõ.
  • Thông báo với bác sĩ về việc bạn đã từng bị phản ứng về bất kỳ loại thuốc cản quang nào, hoặc có dị ứng với i-ốt.
  • Không bỏ sót các trường hợp nhạy cảm hoặc bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cao su, băng dính và gây mê cục bộ hoặc toàn thân.
  • Nhịn ăn uống trong thời gian trước thực hiện thủ thuật.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai cần chú ý việc tiếp xúc với bức xạ trong thai kỳ có nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh, do đó cần thông báo và lắng nghe tư vấn của bác sĩ.
  • Ngưng tất cả các loại thuốc đang dùng, đặc biệt là các thuốc như Metformin.
  • Trường hợp người bệnh có tiền sử rối loạn chảy máu hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu [như thuốc chống đông máu, hoặc chống kết tập tiểu cầu], aspirin hoặc các loại thuốc ảnh hưởng đến đông máu… cần ngưng ngay trước khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, đối với các thủ thuật nong mạch theo kế hoạch, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiếp tục sử dụng aspirin hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu, do đó người bệnh cần thông báo rõ ràng tình trạng để có chỉ định phù hợp nhất.
  • Thực hiện xét nghiệm máu trước khi làm thủ thuật để xác định mất bao lâu để máu đông. Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số thủ thuật khác.
  • Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh có sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị cấy ghép khác.
  • Người bệnh có thể uống thuốc an thần trước khi làm thủ thuật để giúp thư giãn, tránh được cảm giác căng thẳng.
  • Bên cạnh đó, dựa vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe ở mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn khác nhau, giúp người bệnh chuẩn bị sẵn sàng và tốt nhất cho các thủ thuật.

Dựa vào kết quả quá trình thăm khám và các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị tốt nhất cho bệnh nhân

Sau thủ thuật, người bệnh cần lưu ý:

  • Nằm theo dõi tại phòng hồi sức trong vòng 24 – 48 giờ.
  • Băng ép tại vị trí chọc kim: 8 giờ với động mạch quay, 24 giờ với động mạch đùi và nằm thẳng chân ít nhất 12 giờ.
  • Sau 48 giờ người bệnh có thể xuất viện.
  • Duy trì thuốc kháng tiểu cầu kép đúng thời gian thủ thuật cho từng loại stent theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở đột ngột… cần đến ngay bệnh viện để được can thiệp xử trí ngay lập tức.

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những chuyên khoa mũi nhọn được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, từng có thời gian dài tu nghiệp tại nước ngoài và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS Nguyễn Minh Trí Viên [cố vấn phẫu thuật tim], TS.BS Trần Văn Hùng, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, BSCKII Huỳnh Ngọc Long, BSCKI Vũ Năng Phúc, TS.BS Nguyễn Thị Duyên, TS.BS Lê Thị Thanh Hằng, BS Nguyễn Đức Hưng, BS Nguyễn Phạm Thùy Linh, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy, BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, BS.CKI Hoàng Thị Bình, ThS.BS Nguyễn Quốc Khánh… mang đến dịch vụ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị hiệu quả và toàn diện các bệnh tim mạch cho mọi đối tượng từ phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người cao tuổi.

Đặc biệt, với phòng mổ Hybrid hiện đại, hệ thống robot chụp mạch Artis Pheno cao cấp, quy tụ chuyên gia giàu kinh  nghiệm trong phẫu thuật – can thiệp tim mạch…, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim mạch từ đơn giản đến phức tạp: chụp, nong và đặt stent động mạch chủ; chụp, nong và đặt stent mạch máu ngoại biên; đặt stent động mạch cảnh, stent động mạch thận; can thiệp động mạch chi; đặt Filter Tĩnh mạch chủ dưới…; can thiệp van tim [nong van, thay van qua da]; can thiệp điều trị tim bẩm sinh [bít, thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch]; cấy máy tạo nhịp điều trị nhịp chậm, suy tim [CRT]; kỹ thuật Hybrid [can thiệp và phẫu thuật đồng thời]; đặt Stent Graft trong phình tách động mạch chủ… 

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn có thể xảy ra sau can thiệp động mạch vành. Do đó, người bệnh cần được theo dõi đều đặn, tái khám định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có giải pháp can thiệp xử trí kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề