Sự khác nhau giữa các loại vắc xin covid

Sự khác nhau giữa mũi 3 vắc-xin Covid-19 bổ sung và nhắc lại

Sự khác biệt giữa các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau hiện có là gì?

Một số nhà sản xuất đã sản xuất vắc-xin được FDA cấp phép an toàn và hiệu quả. Tất cả các loại vắc-xin đã và đang tiếp tục được kiểm tra về độ an toàn và tất cả chúng đều được chứng minh là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng bị bệnh nặng và nhập viện.

Không có vắc-xin nào chứa virus COVID-19 còn sống, vì vậy quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 từ vắc-xin.

Thông tin thêm về các loại vắc-xin khác nhau có sẵn trên trang web của CDC bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn, tiếng Việt và tiếng Trung Giản thể: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines.html

Tìm hiểu thêm từ Oregon Health Authority (Cơ quan Quản lý Y tế Oregon)

THÔNG TIN VỀ 6 LOẠI VẮC XIN COVID-19 SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

|

Y học thường thức

1. Việt Nam hiện có các loại vắc xin Covid-19 nào?

Tiêm vắc xin là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: vắc xin Moderna (Mỹ), vắc xin Sinovac, vắc xin Astra Zecera (Anh), vắc xin Pfizer (Mỹ - Đức), vắc xin Sinopharm - Sinovax (Trung Quốc), vắc xin Spunik (Nga).

Vaccine Covid-19 là gì?

Vaccine Covid-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vacxin ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.

Cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về một loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-Cov-2 có thể sản xuất thành công trong vòng 18 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid-19 trên toàn cầu, đưa Covid-19 trở thành loại vắc xin có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử. (1)

Tháng 11/2020, 56 ứng cử viên vắc xin đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, trong đó, ứng viên của AstraZeneca là một trong những loại vắc xin phòng bệnh Covid-19 vươn lên top dẫn đầu cuộc đua khi nhà sản xuất công bố kết quả khả quan từ các phân tích của thử nghiệm lâm sàng vắc xin pha III, đồng thời đưa ra hy vọng tươi sáng hứa hẹn đã sẵn sàng cung cấp 3 tỷ liều vắc xin cho người dân trên toàn cầu.

Việc tìm kiếm một loại vắc xin an toàn và hiệu quả đề phòng ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19 đang là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng của vaccine Covid-19 đối với sức khỏe cộng đồng, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã liên tục nỗ lực tiếp cận với nhiều hãng vắc xin danh tiếng trên thế giới nhằm thực hiện hóa giấc mơ mang vaccine Covid về Việt Nam, và giấc mơ đã thành hiện thực.

Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC chính thức đưa vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam. Vắc xin do Đại học Oxford và Tập đoàn dược phẩm hàng đầu Thế giới (Vương quốc Anh) sản xuất.

Đây là loại vắc xin có nhiều ưu điểm, tính sinh miễn dịch cao, an toàn, giá thành hợp lý, được chứng minh hiệu quả vượt ngoài mong đợi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỳ vọng sẽ chặn đứng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-Cov-2 tại Việt Nam và góp phần dập tắt đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Cơ chế sinh miễn dịch của vaccine Covid-19

1. Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động chống Covid-19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.

2. Miễn dịch chủ động

Hiện nay, có đến hơn 100 loại vắc xin Covid-19 đang ở các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Các loại vắc xin tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra miễn dịch, nhưng với tất cả các loại vắc xin Covid-19 đều có cơ chế chung là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ cơ thể khỏi virus Sars-Cov-2 là bao lâu.

Đối với COVID-19 Vaccine AstraZeneca, cơ thể phát triển khả năng miễn dịch, phòng tác nhân gây bệnh virus SARS-CoV-2. Những loại vắc xin khác nhau sẽ có những tác động khác nhau để cơ thể đáp ứng miễn dịch, tuy nhiên có một điểm chung trong cách thức hoạt động của vắc xin là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào miễn dịch, gọi là tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ để chống lại “kẻ xâm lược” – virus trong tương lai.

Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được sản xuất theo theo cơ chế vector, tức là vắc xin sử dụng virus adeno mất khả năng sao chép của tinh tinh, dựa trên phiên bản suy yếu của virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên là Spike hoặc S. Protein. Mặt khác, Spike là thành phần tiên phong mở đường tiến công cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người và cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập.

Sau khi tiêm vắc xin, protein gai bề mặt được sản xuất, hệ thống miễn dịch tiếp tục tạo ra các tế bào ghi nhớ. Những tế bào này sẽ phát hiện ra virus SARS-CoV-2 nếu loại virus này tấn công cơ thể trong tương lai, bằng cách nhận ra protein tăng đột biến trên bề mặt của virus. Nếu các tế bào miễn dịch đi qua virus SARS-CoV-2 trong cơ thể, chúng sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể và tế bào T rất nhanh, điều này ngăn chặn virus lây lan và làm giảm biến chứng, nguy hiểm do bệnh COVID-19 gây ra.