Tại sao bị lên lẹo mắt

Với biểu hiện là những khối sưng đỏ, hình thành dọc theo rìa mí mắt, gần với lông mi. Đôi khi, lẹo mắt có thể hình thành bên trong hoặc dưới mí mắt.

Đây là một tình trạng ở mắt phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Mặc dù lẹo mắt thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn.

Thông thường, lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có một số tình huống cần được tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Phân loại

Có hai loại lẹo mắt được phân loại tùy thuộc vào vị trí của chúng.

  • Lẹo mắt bên ngoài: Khi lẹo nằm ở gốc của nang lông mi.
  • Lẹo mắt bên trong: Khi lẹo hình thành trong các tuyến dầu bên trong hoặc dưới mí mắt.

Nguyên nhân nào gây lẹo mắt

Lẹo mắt có thể do viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi.

Các tuyến dầu nhỏ nằm xung quanh mí mắt và thoát qua các ống dẫn vào lông mi. Nếu hệ thống dẫn lưu bị tắc, dầu không thể thoát ra mà chảy ngược vào các tuyến dẫn đến tình trạng các tuyến bị sưng và viêm, gây ra mụn lẹo.

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể bị lẹo ở mắt, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:

  • Những người đã từng bị lẹo mắt hoặc nấm da trong trước đó có nhiều khả năng tái phát;
  • Một số tình trạng ở da nhất định - như bệnh rosacea [tình trạng ửng đỏ ở da] hoặc viêm da;
  • Các vấn đề sức khỏe khác - bao gồm bệnh tiểu đường, sưng mí mắt và lipid huyết thanh cao;
  • Sử dụng lớp trang điểm cũ hoặc không tẩy trang ở mắt thường xuyên.

Điều trị lẹo mắt như thế nào?

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh nếu mụn lẹo bị nhiễm trùng hoặc không cải thiện khi điều trị tại nhà. Ngoài ra, steroid dạng tiêm cũng có thể sử dụng để giảm sưng hoặc viêm ở lẹo.

Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc mụn lẹo bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực, có thể cần tiểu phẫu.

Các triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo thường chỉ xảy ra ở một mắt tại một thời điểm, rất ít trường hợp có thể bị lẹo ở cả hai mắt. Các triệu chứng ban đầu của lẹo mắt thường nhẹ và có thể bao gồm cảm giác hơi khó chịu hoặc mẩn đỏ dọc theo bờ mi. Mắt bị ảnh hưởng cũng có thể bị kích thích. Khi mụn lẹo phát triển, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Xuất hiện vết sưng đỏ giống như một mụn dọc theo mí mắt gần với lông mi;
  • Hình thành đốm nhỏ màu vàng ở giữa vết sưng;
  • Cảm giác lộm cộm ở trong mắt;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy nước mắt hoặc có ghèn dọc mí mắt;
  • Xuất hiện nốt sần gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng khối sần cứng và không đau.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà một cách dễ dàng. Các biện pháp sau đây sẽ giảm thiểu thời gian bị lẹo mắt và ngăn ngừa tái phát:

Rửa tay thường xuyên - giúp ngăn ngừa bụi bẩn cọ xát vào mắt làm tắc nghẽn các tuyến nhờn. Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa lẹo mắt phát triển và giảm kích ứng đối với lẹo mắt hiện có.

Không nặn lẹo: Nặn lẹo mắt có thể làm vỡ túi mủ và lây lan nhiễm trùng. Tốt nhất là để mụn lẹo tự thoái triển một cách tự nhiên.

Chườm ấm: Cách điều trị hiệu quả nhất thường là chườm ấm. Nhúng khăn sạch vào nước ấm và đắp lên vùng mắt bị lẹo trong tối đa 15 phút. Nên áp dụng biện pháp này 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết mụn lẹo.

Chườm túi trà: Tương tự như biện pháp trên, nhưng thay vì sử dụng khăn, hãy cho túi trà đã được ngâm trong nước nóng. Trà xanh có một số đặc tính kháng khuẩn giúp giảm tình trạng lẹo mắt.

Thay đổi thói quen trang điểm: Không nên trang điểm để che mụn lẹo, điều này không những làm chậm quá trình lành mà còn gây kích ứng mụn lẹo. Nhiều vi khuẩn cũng có thể lây lan từ mụn lẹo qua cọ trang điểm và chì kẻ mắt. Nếu bộ trang điểm đã sử dụng quá lâu nên thay mới, đồng thời thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm vì chúng có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Không nên để lớp trang điểm trên da qua đêm.

Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng: Nên rửa tay trước khi lấy ra, lắp vào và vệ sinh kính. Ngoài ra, nên tránh chạm vào vùng mắt để ngăn vi khuẩn lây lan sang vùng da quanh mắt

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu mụn lẹo không thoái triển trong vài ngày sau khi chườm ấm hoặc tiếp tục tái phát mặc dù đã được điều trị, mọi người nên đến gặp bác sĩ.

Các dấu hiệu khác cho thấy nên đi khám bao gồm:

  • Lẹo mắt trở nên trầm trọng hơn;
  • Có tình trạng chảy máu;
  • Bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực;
  • Lẹo mắt phát triển che khuất tầm nhìn của mắt;
  • Có mẩn đỏ ở má hoặc các bộ phận khác của khuôn mặt.

Xem thêm: Viêm bờ mi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Lẹo mắt là một trong những bệnh lí mắt thường gặp. Nó thường trông giống như một đốm nhỏ giống mủ màu vàng trên mép mí mắt. Tuy lẹo mắt có thể làm bạn đau đớn và khó chịu, nhưng hầu hết bệnh đều tự khỏi và không cần điều trị thêm thuốc.

Lẹo mắt là bệnh gì?

Đây là một tình trạng nhiễm trùng nhỏ của khu vực mà lông mi được gắn vào mắt. Lẹo mắt trông giống như một vết sưng đỏ ở gốc lông mi, ấn mềm.

Lẹo mắt thường tiến triển khá nhanh trong vài ngày. Thông thường chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Đôi khi bạn có thể mọc nhiều lẹo ở một bên mắt cùng một lúc. Có hai vị trí mọc lẹo mắt: lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt [loại phổ biến] và lẹo mắt ở bên trong mi mắt.

Lẹo mắt ở ngoài mi mắt

Là tình trạng lẹo mắt xuất hiện dọc theo mép của mi mắt, do nhiễm trùng ở gốc của lông mi. Có thể ban đầu bạn chỉ thấy mi mắt có một mụn nhỏ sưng đỏ nhẹ. Sau vài ngày, khi hình thành mủ màu vàng, vùng mi mắt xung quanh sẽ đỏ, sưng và đau.

Lẹo mắt ở ngoài mi mắt

Lẹo mắt ở trong mi mắt

Khi tuyến meibomian là thành phần cấu tạo của mi mắt bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy lẹo mắt ở trong mi mắt. Từ bên ngoài, nó chỉ nhìn thấy như một khối sưng. Nhiễm trùng bên trong mi mắt có thể gây đau và khiến bạn cảm thấy như có dị vật trong mắt.

Lẹo mắt ở trong mi mắt

Nguyên nhân bị lẹo mắt

Hầu hết trường hợp lẹo mắt thường xảy ra mà không có lý do rõ ràng.

Ngoài ra, có thể do loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng là Staphylococcus aureus. Đó là vi khuẩn phổ biến thường được tìm thấy trên làn da khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nó không có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xâm nhập vào da và gây ra các bệnh nhiễm trùng mụn mủ, ổ áp xe.

Nếu bạn có dấu hiệu viêm mí mắt như mi mắt bị sưng, khô và ngứa, tình trạng này có thể tiến triển thành lẹo mắt sau đó.

Có những phương pháp nào điều trị lẹo mắt?

Lẹo mắt thường không cần điều trị mà có thể tự lành. Lẹo mắt với mụn mủ thường vỡ trong vòng 3-4 ngày.

1. Chườm nóng

Chườm nóng có thể giúp giảm đau nhức và đẩy nhanh tốc độ tống mủ ra ngoài. Bạn có thể lấy một khăn sạch nhúng vào nước nóng và vắt khô. Sau đó, nhẹ nhàng đặt lên mắt trong 5-10 phút, 3-4 lần một ngày. Trong lúc chườm nóng, lẹo mắt có thể đột ngột vỡ ra. Tuy nhiên bạn đừng cố gắng tự nặn vỡ nó. Hành động này khiến mắt tồi tệ hơn vì làm tổn thương mí mắt mỏng manh và lây nhiễm nhiều.

2. Nhổ lông mi

Nếu bạn bị lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt, có thể bác sĩ cần phải nhổ lông mi. Mặc dù việc này gây khó chịu cho bạn trong một thời gian ngắn, nhưng có thể giúp cải thiện nhiễm trùng vì mủ được thoát ra ngoài.

3. Rạch thoát mủ ở lẹo mắt bên ngoài

Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm vô trùng [hoặc dao mổ] để rạch thoát mủ ở lẹo mắt ở ngoài mi mắt. Bạn không nên tự mình điều này ở nhà, vì có thể lây nhiễm sang mắt còn lại hay làm nặng hơn ở mắt đang bệnh.

4. Rạch thoát mủ ở lẹo mắt bên trong

Nếu có lẹo mắt bên trong mi mắt, bạn sẽ cần thuốc gây tê mí mắt. Mắt phải được lật từ trong ra ngoài để bộc lộ vị trí lẹo mắt trước khi rạch thoát mủ. Sau thủ thuật này, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt để điều trị nhiễm trùng.

Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt rất dễ lây lan nếu như bạn không có những biện pháp điều trị an toàn. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, bạn nên:

  • Không dùng khăn với bất cứ ai.
  • Luôn rửa tay sau khi chạm vào mí mắt.
  • Tránh trang điểm mắt hoặc đeo kính áp tròng cho đến khi nhiễm trùng đã ổn định.

Lẹo mắt có ảnh hưởng đến thị lực của bạn không?

Lẹo mắt thường tự lành và không ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đôi khi, lẹo mắt không biến mất và có thể hình thành một nang nhỏ do tuyến meibomian bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, bạn sẽ mắt không đỏ và không đau.

Rất hiếm khi nhiễm trùng có thể lan rộng hết bề mặt của mắt gây viêm kết mạc. Đó là tình trạng mắt đỏ, sưng đau, ngứa rát và tiết nhiều dịch vàng. Lúc này, thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết để tránh lan rộng nhiễm trùng và hạn chế tái phát.

Phòng ngừa lẹo mắt như thế nào?

Để phòng ngừa lẹo mắt, cần giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là khi tiếp xúc vơi môi trường ô nhiễm. Bạn nên rửa mi mắt với nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần kết hợp chườm ấm và massage mắt hằng ngày.

Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, nhỏ thuốc mà chưa có chỉ định của Bác sĩ vì dễ làm tổn thương lan rộng, kéo dài và tái phát nhiều lần.

Bảo vệ mắt khỏi khói bụi bằng cách đeo kính mỗi khi ra ngoài hay trong môi trường ô nhiễm.

Hạn chế dùng mỹ phẩm và phấn trang điểm mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay xa khỏi tầm mắt của bạn. Đặc biệt khi chăm sóc một người bị lẹo mắt hay đang có bệnh lí nhiễm trùng khác.

Các biện pháp điều trị lẹo mắt

Lẹo mắt không phải là một bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, lẹo mắt nếu không phát hiện sớm, có thể cần phải can thiệp bằng cách rạch thoát mủ. Vì vậy, bạn nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa mắt ngay từ khi có dấu hiệu bất thường ở mắt để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc mắt an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề