Tại sao cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm

Theo chương trình Chuẩn [2,0 điểm]

1. Giải thích tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?

2. Nêu đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở động vật ?


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp thấp sẽ khiến chúng ta xây xẩm, choáng váng hay thậm chí làm thiếu máu não, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp ổn định sẽ phản ánh thể tích tuần hoàn trong cơ thể được lưu thông ổn định, máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan. Nếu huyết áp đột ngột tăng cao hay hạ thấp bất thường đều khiến cho cơ thể khó chịu và đôi khi dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.

Tụt huyết áp là khi đo thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Dấu hiệu của huyết áp giảm đột ngột là người bệnh sẽ có cảm giác choáng váng, hoa mắt

Dấu hiệu của huyết áp giảm đột ngột là người bệnh sẽ có cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh; nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Huyết áp giảm đột ngột làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não, nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, khi đo huyết áp thấy huyết áp thấp dưới 90/60 mmHg thì phải có cách sơ cứu người bệnh nhanh chóng và đúng cách, trong trường hợp tình trạng bệnh nhân chuyển biến xấu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Huyết áp của chúng ta là một con số phản ánh tình trạng sinh lý động học của cơ thể nên không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của chúng ta tại thời điểm đó.

Đối với tụt huyết áp, một trong các nguyên nhân thường gặp là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị cao huyết áp, nhất là nhóm thuốc lợi tiểu. Vai trò của thuốc lợi tiểu là tăng cường thải nước ra ngoài cơ thể bằng con đường thải nước qua thận. Từ đó, thể tích dịch trong hệ thống tuần hoàn cũng giảm dần, làm giảm áp lực trong lòng mạch; từ đó sẽ giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân đi tiểu quá nhiều, tình trạng hao hụt nước trong lòng mạch quá mức sẽ gây tụt huyết áp. Ngoài ra, các nhóm thuốc dãn mạch trong điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây tụt huyết áp nếu điều trị liều cao, phối hợp nhiều nhóm thuốc.

Huyết áp cũng sẽ hạ thấp khi thể tích dịch tuần hoàn thuyên giảm. Đó là khi chúng ta bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều, do tiêu chảy cấp, nôn ói hay do chảy máu ồ ạt. Người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm nước nóng, tắm hơi, xông hơi. Người lớn tuổi hay người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nhiều năm dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng, gây xây xẩm, chóng mặt khi chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy.

Một số trường hợp tụt huyết áp ít gặp hơn là do suy tim nặng, do nhịp tim quá nhanh hay do sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ.

Cho người bệnh uống một cốc nước ấm, như trà ấm hay nước gừng, sau đó đo lại huyết áp sẽ thấy hồi phục được phần nào.

Khi thấy có dấu hiệu của tụt huyết áp thì việc cần làm ngay là đặt bệnh nhân nằm hay ngồi xuống. Chọn nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh ồn ào hay kích động sẽ khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, cho người bệnh uống một cốc nước ấm, như trà ấm hay nước gừng, sau đó đo lại huyết áp sẽ thấy hồi phục được phần nào.

Nếu đang điều trị thuốc tăng huyết áp thì cần ngưng thuốc ngay và tái khám lại sớm. Lúc này, cần báo bác sĩ chỉ số huyết áp đo được và dấu hiệu khi ấy để điều chỉnh thuốc cho hợp lý hơn.

Trong trường hợp có huyết áp tụt kèm nôn ói hay tiêu lỏng nhiều lần, nhất là người già và trẻ nhỏ, cần bồi hoàn lại lượng nước kèm điện giải đã mất đi bằng cách uống các dung dịch oresol, sữa, nước canh rau, nước cháo... Nếu tụt huyết áp kèm theo có chấn thương hay chảy máu thì phải cầm máu ban đầu và đến bệnh viện ngay để được xử trí cấp cứu.

Riêng đối với người có cơ địa huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường; ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đa dạng các loại vitamin. Nên uống nhiều nước, giúp tăng thể tích máu và tránh sử dụng đồ uống có cồn. Ngoài ra cần sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao. Nếu phải đi đứng nhiều, nên mang vớ áp lực để tránh máu dồn ứ ở chân mà trở về tim thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.

Cuối cùng, một điều quan trọng cần lưu ý nhất là thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà của chính mình và người thân, để biết được tình trạng sức khỏe và có cách can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Thăm khám tại bệnh viện về tình trạng huyết áp của mình là cách để đánh giá mức huyết áp là cao, thấp hay bình thường một cách chính xác nhất. Gói Sàng lọc tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - bệnh viện uy tín hàng đầu trong lĩnh vực khám, sàng lọc, phát hiện bệnh về tim mạch - sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cho khách hàng toàn diện và hiệu quả.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch: động mạch vành, suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim...Thạc sĩ, Bác sĩ Hùng từng giữ chức Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch và Trưởng Đơn vị Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hiện đang làm việc tại Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Nội Tim mạch, Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị huyết áp.

Căn bệnh huyết áp bao gồm huyết áp cao hay huyết áp thấp đang ngày càng trở nên phổ biến, nó là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế do các biến chứng về tim, não, mạch máu...

Huyết áp là áp lực máu lên thành mạch. Đó là một áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo nên do lực co bóp của quả tim và sức cản của động mạch.

Thông thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 đến 10 giờ sáng.

Huyết áp là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Nếu không có huyết áp máu không tuần hoàn được trong cơ thể của con người vì vậy các cơ thể sống không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động theo nhu cầu.

1.1 Huyết áp tăng

Huyết áp tăng lên khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh.

Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

1.2 Huyết áp giảm

Ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy... hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

1.3 Huyết áp bình thường

Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Có thể thực hiện đo huyết áp tại nhà để kiểm tra huyết áp

Có thể thực hiện đo huyết áp tại nhà để khẳng định sự thay đổi về huyết áp.

Khi thực hiện đo huyết áp tại nhà để khẳng định chẩn đoán, cần đảm bảo cả 3 điều sau: Mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau 1 phút ở tư thế ngồi, cần đo huyết áp 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, cần đo huyết áp liên tục ít nhất 4 ngày, lý tưởng là 7 ngày. Loại bỏ ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình của các lần đo còn lại [> 135/85 mmHg] để khẳng định chẩn đoán

Tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. Cao huyết áp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

3.1 Cao huyết áp ảnh hưởng đến tim?

3.1.1 Tổn thương mạch máu

Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển oxy máu đi khắp cơ thể. Động mạch bình thường sẽ căng nhẹ khi máu được bơm qua. Tăng huyết áp làm cho các động mạch căng giãn mạnh và gây ra tổn thương. Qua một thời gian sẽ xuất hiện các mô sẹo hình giọt nước trong thành động mạch.

3.1.2 Xơ vữa động mạch

Động mạch bị hẹp, hay còn gọi là xơ vữa động mạch, là khi động mạch bị các mảng bám và cholesterol tích tụ ở thành làm cho hẹp lại, gây ra bệnh động mạch vành. Nếu tâm thất trái của tim dày lên sẽ làm hạn chế khả năng bơm máu của thất trái.

Lượng máu còn lại trong tim sẽ tạo ra các cục máu đông làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, rất dễ dẫn đến đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim. Các cục máu đông cũng làm chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng khác gây hoại tử. Cao huyết áp mãn tính buộc tim phải hoạt động mạnh hơn, khiến tim ngày càng trở nên dễ suy yếu, dẫn tới khả năng suy tim rất cao.

3.1.3 Bệnh động mạch ngoại biên

Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không nhận đủ oxy từ máu sẽ rất nguy hiểm. Triệu chứng không đủ lượng máu đến chân tay là cảm giác đau hoặc tê buốt, đây gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chết mô, hay còn gọi là hoại tử chi thể, phải cắt cụt chi thể.

3.2 Điều gì sẽ xảy ra với hệ thần kinh trung ương?

3.2.1 Thiếu máu não thoáng qua

Não bộ không thể hoạt động nếu không có nguồn cung cấp oxy máu ổn định đến não. Các động mạch bị thu hẹp hoặc máu đông có thể chặn máu chảy đến não trong một thời gian ngắn thì được gọi là một cơn thiếu máu não thoáng qua [TIA] hoặc đột quỵ nhẹ.

Những ai bị TIA có nguy cơ rất cao bị đột quỵ thật sự, có nghĩa là máu cung cấp đến não bị chặn lại với thời gian lâu hơn làm cho tế bào não nhanh chóng chết đi, mất chức năng. Đột quỵ có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, nhiều khi không thể cứu vãn nổi, sự tổn thương cụ thể như thế nào thì thường phụ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng. Nguy cơ lớn nhất gây ra đột quỵ chính là cao huyết áp.

3.2.2 Suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ

Những nguy cơ tiềm ẩn khác của cao huyết áp là suy giảm nhận thức nhẹ và chứng mất trí do bệnh mạch máu [đây là một căn bệnh về não, do việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn]. Triệu chứng của bệnh bao gồm giảm trí nhớ, mất khả năng lập luận, tư duy và khả năng nói, ngôn ngữ.

Cao huyết áp có thể tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm nhận thức nhẹ và chứng mất trí do bệnh mạch máu

Các mạch máu nhỏ ở mắt bị tổn thương có thể dẫn tới bệnh võng mạc, gây chảy máu hoặc tích tụ dịch dưới võng mạc, gọi là bệnh màng mạch võng mạc. Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương [bệnh thần kinh thị giác] có khả năng dẫn đến các tế bào thần kinh ở mắt bị chết theo. Bệnh này gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

3.3 Huyết áp cao ảnh hưởng đến thận?

3.3.1 Suy giảm chức năng thận

Thận lọc chất thải, giữ lại những chất cần thiết, và loại bỏ các chất cơ thể không thể sử dụng được. Thận không thể hoạt động nếu không được cung cấp đủ oxy máu. Khi các mạch máu bị hẹp, việc cung cấp máu cũng bị hạn chế, làm cho thận lọc chất độc càng ngày càng kém hiệu quả

3.3.2 Mất chức năng thận

Qua một thời gian, khi xơ hóa tổ chức cầu thận xuất hiện thì thận sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động, thận mất chức năng bài tiết của nó và bệnh nhân sẽ phải chạy thận thay thế hoặc ghép thận. Một trong những nguyên nhân gây bệnh thận là huyết áp cao. Nếu động mạch thận bị phình to dẫn đến vỡ động mạch trong thận sẽ gây ra xuất huyết trong, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, vấn đề này cũng gặp trong một số trường hợp.

3.4 Có thể xảy ra rối loạn chức năng tình dục không?

Tăng huyết áp có thể gây ra rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Ở nam giới, để đạt và duy trì sự cương cứng, dương vật cần được cung cấp máu đầy đủ. Nếu cao huyết áp cao mạn tính gây tổn thương động mạch và các mạch máu dẫn đến dương vật, khả năng dẫn đến rối loạn chức năng cương dương [ED], xuất tinh sớm và bất lực rất cao.

Cao huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến âm đạo của người phụ nữ, gây ra khô âm đạo, đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục, và khó đạt cực khoái. Rối loạn chức năng tình dục gây lo lắng cho cả nam và nữ và ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.

Tăng huyết áp có thể gây ra rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới

Hệ xương của bạn cần canxi để luôn giúp xương khỏe mạnh. Một trong những công việc của thận là lọc nước tiểu. Khi thận không hoạt động hiệu quả, bạn có thể bài tiết quá nhiều canxi ra nước tiểu. Khi cơ thể không có đủ canxi để cung cấp cho xương, mật độ xương sẽ giảm làm tăng nguy cơ loãng xương, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy.

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến, vì vậy cần có kiểm tra huyết áp định kỳ ở các bệnh viện uy tín. Để dự phòng bệnh tăng huyết áp, quý khách có thể lựa chọn GÓI KHÁM TĂNG HUYẾT ÁP tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Trung tâm tim mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Tim mạch gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới. Ngoài ra trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou [Pháp], Đại học Pennsylvania [Hoa kì] ...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim mạch học Việt Nam

Khi nào gọi là tăng huyết áp? Cách phát hiện và điều trị

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề