Tại sao đầu bé lúc nào cũng nóng

Xin chào bác sĩ, tại sao bé nhà em lúc nào sờ lên nửa đầu sau gáy cũng nóng và ra mồ hôi? Bé đang tháng thứ 3 ạ.

Trẻ em dưới 1 tuổi thường nhiệt độ ở vùng đầu, gáy bao giờ cũng cao hơn thân mình, nôm na là nhiệt bốc lên đầu nhiều hơn. Quan trọng là bạn luôn để ý xem nóng đầu có kèm theo nóng thân mình và nách không, vì đó là biểu hiện sốt đấy, còn nếu đầu và gáy nóng thì chịu khó lau mồ hôi và làm mát bằng cách quạt phe phẩy cho cháu mát vùng đầu. Nếu quá nóng có thể chườm nước ấm cho dịu bớt đi. Nhất là khi thời tiết thay đổi, đầu chúng nó thường nóng hơn ! Nếu bé nóng và sốt bạn kẹp nhiệt cao >38,5 độ thì lau mát và cho bé uống nhiều nước đưa bé đi khám BS nhé ! Thân ái chào bạn !

Tags:Nhi Khoa

Khi chăm sóc con yêu, người mẹ nào cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về tâm, sinh lý của bé. Vậy trong trường hợp trẻ sơ sinh đầu ấm nóng thì mẹ phải xử lý ra sao? Mẹ quan tâm hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh nóng đầu là hiện tượng rất phổ biến

Đôi khi chỉ những biểu hiện nhỏ nhất của một đứa trẻ sơ sinh đều khiến cha mẹ lo lắng. Điều này cũng dễ hiểu vì trẻ còn quá “non nớt”, sức đề kháng lại kém nên rất dễ nhiễm bệnh.

Đa phần các bà mẹ thường kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng sự cảm nhận chủ quan là dùng bàn tay đặt lên trán của bé. Sau đó thấy đầu trẻ sơ sinh ấm hoặc nóng thì rất hoảng sợ, giật mình. 

Trong trường hợp này trước tiên mẹ hãy lấy nhiệt kế ra và kiểm tra cho thật chính xác. Nếu nhiệt độ trên 37 độ C là bé đang sốt và có thể đang gặp bệnh lý nào đó. Còn nếu nhiệt độ cơ thể dưới hoặc bằng 37 độ C thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và mẹo xử lý lúc sốt lúc không

Những lý do dẫn tới trẻ sơ sinh bị ấm, nóng đầu

Để các bà mẹ có thêm kiến thức và cách ứng phó với hiện tượng trẻ sơ sinh nóng đầu. Chúng ta cùng tìm một số nguyên nhân gây ra tình trạng này ngay sau đây:

Đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng nhưng không sốt

Khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể con, thấy trẻ sơ sinh không sốt nhưng đầu ấm nóng, chân tay lạnh thì mẹ có thể nghĩ ngay tới các tình huống này:

  • Thân nhiệt của trẻ nhỏ, đặc biệt là các em bé sơ sinh thường cao hơn của người lớn. Do đó, khi mẹ dùng tay để kiểm tra đầu trẻ thấy nóng chỉ là cảm nhận chủ quan của người lớn chúng ta mà thôi.
Trẻ sơ sinh nóng đầu là do cảm giác của người lớn
  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng: Nhiều mẹ cứ nghĩ khi nào trẻ mọc răng con sẽ sốt. Thực ra không phải như vậy, vẫn có khi bé mọc răng nhưng chỉ có biểu hiện ấm, nóng đầu và không bị sốt.
  • Mẹ quấn quá kỹ cho con: Một số bà mẹ có thói quen “ủ ấm” quá kỹ cho trẻ cộng thêm với thời tiết nóng bức thì không chỉ đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng mà có khi toàn thân trẻ cũng đang tỏa nhiệt. Điều này đôi khi rất tai hại, con sẽ đổ mồ hôi và thấm ngược vào cơ thể khiến bé bị cảm lạnh thậm chí viêm phổi.
  • Trẻ nô nghịch cùng người lớn, vận động nhiều cũng khiến thân nhiệt tăng lên.
  • Nếu sờ đầu trẻ sơ sinh thấy ấm nóng nhưng không sốt mẹ cũng đừng quá chủ quan. Rất có thể đây là thời điểm khởi phát của một vấn đề bệnh lý nào đó khi vi khuẩn, virus xâm nhập… Và sau đó mấy tiếng kiểm tra nhiệt độ rất có thể bé lại bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu do sốt

Sau khi đã dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ, nếu mẹ thấy nhiệt độ trên 37 độ C là bé đang bị sốt. Trường hợp này con đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó có thể là do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng… gây ra các bệnh lý như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan hoặc rất có thể là do viêm phổi…

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi và những điều mẹ NHẤT ĐỊNH phải biết

Trẻ sốt thường nóng đầu

Muốn biết lý do cụ thể là gì mẹ phải theo dõi thêm những biểu hiện của trẻ như trẻ sốt bao nhiêu độ, trẻ có bị ho, khó thở, bú kém, nôn trớ… hay không?

Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nóng đầu chân tay lạnh là do bé đang bị sốt cao. Mẹ cần có các biện pháp để hạ sốt kịp thời con cho con.

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị ấm, nóng đầu?

Một ngày nào đó, nếu sờ trán thấy trẻ sơ sinh bị nóng đầu mẹ đừng vội hoảng sợ. Thay vào đó mẹ hãy lấy nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt chính xác của con.

Trường hợp trẻ không sốt

– Mẹ tiếp tục kiểm tra lưng trẻ, nếu thấy có mồ hôi thì lau đi cho con, mặc quần áo thoáng mát, không cần phải ủ ấm quá kỹ cho bé.

– Mẹ kiểm tra thêm xem bé có đang mọc răng không? Bé có các biểu hiện ho, sổ mũi, hắt hơi, bú kém hoặc quấy khóc hay không? Nếu có mẹ nên chuẩn bị thuốc hạ sốt liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ để đề phòng trẻ sốt về đêm.

Trường hợp bé nóng đầu do sốt

– Khi trẻ sơ sinh nóng đầu do bị sốt, nhiệt độ dưới 38,5 độ C mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như chườm khăn ấm, miếng dán hạ sốt. Trên 38,5 độ thì mẹ hãy cho con uống hạ sốt, nếu bé không uống được hạ sốt mẹ phải dùng viên đạn hạ sốt cho con. Lưu ý, không áp dụng cùng lúc 2 phương pháp hạ sốt bằng đường uống và nhét thuốc hậu môn. 

>>Xem thêm: 5 Cách hạ sốt theo phương pháp dân gian cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời cho trẻ

– Cởi bớt quần áo và tạo không gian thoáng mát cho con.

– Cho bé bú nhiều hơn [nếu trẻ vẫn còn bú mẹ]. Hoặc nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể cho con uống nước ấm. Mẹ chỉ bổ sung oresol bù điện giải khi có sự cho phép của bác sĩ.

– Nếu bé đã ăn dặm mẹ nên nấu những món cháo hoặc súp dạng lỏng để bé dễ tiêu hóa.

– Theo dõi thêm các biểu hiện của trẻ để xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu khi nào cần đi khám?

Những tình huống dưới đây mẹ cần phải cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời:

– Trẻ sốt cao hơn 1 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không cắt cơn sốt.

Đầu trẻ sơ sinh nóng sốt nhưng chân tay lạnh, da tím tái cũng cần phải nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất.

– Trẻ sốt kèm theo các biểu hiện khác như ho, sổ mũi, nhịp thở gấp gáp, áp tai vào lồng ngực thấy tiếng thở rít, khò khè.

Các mẹ thân mến! Hiện tượng đầu trẻ sơ sinh bị ấm hay nóng là biểu hiện rất phổ biến trong giai đoạn đầu đời của bé. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy bình tĩnh và xử lý đúng cách trong từng trường hợp.

Nguồn: Mebeaz.com

Dược sĩ Buona Tháng Chín 21, 2021 Cẩm nang sức khỏe

Tình trạng người trẻ nóng ran nhưng không sốt có thể gặp ở một số bé. Khi đó, làn da của bé luôn rất nóng, cảm giác như bị sốt nhưng lúc cặp nhiệt độ lại bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nó có nguy hiểm không và cha mẹ cần làm gì? Buona sẽ chia sẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây.

1/ Tại sao người trẻ nóng ran nhưng không sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ nóng ran nhưng không sốt mà bạn cần nắm rõ để chăm sóc sức khỏe cho bé, bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ luôn cao hơn người lớn, vì lý do này mà nhiều khi sờ lên trán trẻ thấy nóng nhưng lúc cặp nhiệt độ lại bình thường không bị sốt. Hiện tượng này thường do đánh giá chủ quan của mẹ.
  • Trẻ bài tiết mồ hôi nhiều: việc bài tiết mồ hôi là chức năng cơ bản của da để thải độc, làm mát hay điều hòa nhiệt độ. Ở một số trẻ có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi, do trạng thái cường giao cảm. Điều này không có gì nguy hiểm cả, nhưng nó sẽ khiến người trẻ nóng hơn bình thường nhưng không phải do sốt.
  • Do thay đổi thời tiết: thời tiết nóng làm thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường.
  • Do trẻ bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng: tình trạng viêm nhẹ trong miệng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên một chút, thường trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt.
  • Trẻ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu: người bé nóng ran nhưng không sốt cũng có thể do con đang bị nhiễm virus. Nhưng mới ở giai đoạn khởi phát bệnh ban đầu nên các triệu chứng chưa rầm rộ. Lúc này, bạn cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm theo của con để có biện pháp xử trí kịp thời nhé. Việc điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh lành bệnh hơn.
  • Bệnh lý [hiếm khi]: còi xương, lao sơ nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý nếu nhiệt độ trên nhiệt kế từ 36 – 37 độ là bình thường, cơn sốt chỉ bắt đầu khi nhiệt độ từ 37,5°C.

2/ Thân nhiệt cao nhưng không sốt ở trẻ có nguy hiểm không?

Trước hết, chúng ta cần biết rằng sốt chỉ là tình trạng, không phải bệnh. Thực tế, đây là dấu hiệu có lợi cho thấy hệ miễn dịch trong cơ thể bé đang chiến đấu để chống lại vi khuẩn, virus gây hại. Vì thế mà bạn không cần lo lắng quá khi thấy con thân nhiệt cao, trẻ nóng ran người nhưng không sốt nhưng không sốt và bé vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường, cũng như đạt chuẩn chiều cao, cân nặng.

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện sức khỏe bất thường khác kèm theo như: đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm đi… thì bạn cần cho bé đi khám để loại trừ nguyên nhân đến từ bệnh lý nguy hiểm.

3/ Khi người trẻ nóng nhưng không sốt cần làm gì?

Trước hết, khi thấy người trẻ nóng ran nhưng không sốt thì bạn nên thực hiện các biện pháp giúp giảm nhiệt độ tự nhiên cho bé như:

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể giảm nhiệt độ.
  • Giữ phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nên có cửa sổ để đón không khí tự nhiên từ bên ngoài.
  • Cho trẻ tắm nước ấm. Bởi nhiệt độ cao hơn sẽ giúp giãn nở các lỗ chân lông, tăng lưu thông khí huyết giúp việc thoát nhiệt của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh vì nó khiến lỗ chân lông và mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt.
  • Không nên cho trẻ đi phơi nắng quá nhiều hay thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao.
  • Cho trẻ uống đủ nước. Ở trẻ dưới 5 tuổi thường khá lười uống nước, nguyên nhân là vì các bé thường chưa biết nói lên nhu cầu cần uống nước của mình khi khát, hay mải chơi không uống nước. Vì thế mà bạn nên hướng dẫn và cùng trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nên cho trẻ ăn các loại rau củ, trái cây có tính mát như: thanh long, cam, quýt, rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, bí xanh… Chúng không chỉ nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc và tốt cho đường tiêu hóa của bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường và dùng dầu mỡ với lượng vừa phải vì các thực phẩm này sinh nhiều nhiệt trong quá trình chuyển hóa.

Để cho con luôn khỏe mạnh và có hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại các loại bệnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt sau khi bé mới ốm dậy hoặc sức khỏe kém hay bị ốm. Mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng sản phẩm Siro tăng sức đề kháng Difesa – với thành phần từ các nguyên liệu tự nhiên như keo ong, cúc tím, tầm xuân châu âu giúp con đảm bảo hệ miễn dịch ở 3 giai đoạn Phòng thủ – Tấn công – Phục hồi.

Tuy hầu hết các hiện tượng người trẻ nóng ran nhưng không sốt không có gì đáng lo ngại nhưng bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm: Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt do nguyên nhân gì? Có sao không

Video liên quan

Chủ Đề