Tại sao gỗ sưa mắc

Dân trí

Lâu nay, sưa đỏ được người dân ví như báu vật, “khối vàng lộ thiên” bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá hàng chục tỷ đồng thậm chí đối với những cây cổ thụ có thể được trả giá cả trăm tỷ.

Bạn đang xem: Vì sao gỗ sưa đỏ đắt hơn vàng?

Hiện nay ở Việt Nam, những cây gỗ sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Một cây sưa đỏ có tuổi đời trên một trăm năm tuổi ở huyện Chương Mỹ [Hà Nội]. Ảnh: Trọng Trinh

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hùy, đại gia gỗ ở Đồng Kị người từng chi 26 tỷ để sở hữu cây sưa 200 năm tuổi ở Thuận Thành [Bắc Ninh] cho biết, sở dĩ gỗ sưa có giá đắt đỏ là bởi chúng có ý nghĩa về mặt tâm linh.

Gỗ sưa có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt đặc biệt lại có mùi hương vĩnh hằng nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật. Đây cũng được xem là loại gỗ “quý tộc”. Trước kia ở Trung Quốc, chỉ có những gia đình vua chúa, quyền thế mới được thưởng các đồ dùng làm từ gỗ này.

“Chính vì ý nghĩa đó mà ngày nay gỗ sưa cũng được các đại gia Trung Quốc ráo riết săn lùng. Tuy nhiên, một cây gỗ sưa phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới có giá trị sử dụng. Do mức độ ít ỏi, quý hiếm nên gỗ sưa có giá rất cao, một cây gỗ cổ thụ có thể được trả giá cả chục tỷ đồng”, ông Hùy nói.

Do mức độ đắt đỏ của cây nên để tránh mất trộm ở nhiều nơi, người dân phải quấn dây thép bảo vệ cây. Ảnh: Trọng Trinh

Cách đây khoảng 5-6 năm là thời kỳ “sốt” của thị trường gỗ sưa. Một kg gỗ sưa khi đó có giá là 30 triệu/kg, tương đương một cây gỗ sưa cổ thụ có thể lên tới cả trăm tỷ đồng. Hiện nay thị trường đã ở giai đoạn bão hòa, nhu cầu tiêu thụ giảm dẫn đến giá gỗ sưa cũng không cao như trước.

Xem thêm: Các Nội Dung Hợp Tác Quốc Tế Là Gì, Hợp Tác Quốc Tế

“Một kg gỗ sưa tốt giờ chỉ có giá khoảng 10-12 triệu, chỉ bằng một nửa so với trước đây. Tuy nhiên so với các loại gỗ khác trên thị trường, gỗ sưa hiện vẫn đứng đầu danh sách đắt đỏ bậc nhất và là loại gỗ vương giả được các đại gia săn lùng”, vị đại gia Đồng Kị khẳng định.

Theo ông Hùy, các sản phẩm từ gỗ sưa được ưa chuộng là các đồ nội thất, các sản phẩm tâm linh như: tượng Phật, lộc bình, thần tài… Do mức độ khai thác cạn kiệt nên các cây gỗ sưa cổ thụ trong tự nhiên hiện còn rất ít.

Vườn sưa đỏ trong công viên Bách Thảo

Trong khi đó, đánh giá về giá trị gỗ sưa, TS Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam cho rằng, gỗ sưa có chất lượng tốt, đường vân đẹp, mùi thơm tự nhiên nên được định giá cao. Có hai loại là sưa trắng và sưa đỏ, sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm, gỗ sưa đỏ có vân bốn mặt, mùi thơm thoảng như hương trầm trong khi sưa trắng chỉ có vân hai mặt và cũng không có mùi thơm. Cây gỗ sưa đỏ được liệt vào nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, mua bán vì mục đích thương mại.

Về sinh thái, sưa đỏ là loài cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên, sưa đỏ được tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc, tại đây gọi là huỳnh đàn. Gỗ sưa đỏ chỉ dùng phần gỗ lõi có giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác.

Trước thông tin cho rằng sưa đỏ là loại thuốc quý, người Trung Quốc xưa thường dùng làm chất ướp xác trong các lăng mộ, TS Hiệp cho rằng hiện cũng chưa có nghiên cứu cụ thể về công dụng này của gỗ sưa. “Loại gỗ này được cho là có giá trị về mặt tâm linh nên thường được sử dụng để làm đồ thờ cúng, phong thủy. Tuy nhiên thực hư những ý nghĩa này ra sao thì vẫn chưa có lời giải chính xác”, ông Hiệp nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng do có giá trị về mặt kinh tế, là loại cây quý hiếm trong tự nhiên nên hiện nay loại cây này đang ngày càng khan hiếm và rất dễ mất trộm. Ở một số nơi, để bảo vệ cây người ta phải cử người túc trực, cuốn dây thép gai. Gần đây, nhiều địa phương ở Việt Nam cũng đang thử nghiệm việc nhân rộng diện tích trồng gỗ sưa tự nhiên.

08/11/2019 - Góc tư vấn

Gỗ sưa là một loại gỗ quý khá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng gỗ sưa để làm gì? Vì sao gỗ sưa lại đắt đỏ như vậy thì có lẽ không nhiều người biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Gỗ sưa đỏ còn được gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh hay gỗ trắc. Ở thời phong kiến, gỗ sưa được gọi với tên gọi là trắc thối Giao Chỉ. Nó có đặc điểm là quả sưa khi đốt lên sẽ tạo ra mùi thối nên được gọi là trắc thối.

Trái ngược với mùi đốt từ quả thì gỗ sưa lại có mùi thơm rất quý tộc, không sợ mối mọt và thơm rất lâu. Phần quý nhất của cây gỗ sưa đó là phần lõi gỗ trong của cây. Phần giác gỗ không có giá trị nhiều.

Gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng

Gỗ sưa có hai loại phổ biến là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ, trong đó gỗ sưa đỏ có giá trị kinh tế cao hơn. Ngoài ra còn một loại là gỗ sưa đen nhưng loại này cực kỳ hiếm. Vân gỗ sưa đỏ được khẳng định là đệ nhất vân trong những loại gỗ ở Việt Nam.

Gỗ sưa đỏ có màu bã trầu và vân trên cả 4 mặt cắt. Còn gỗ sưa trắng thì chỉ có vân trên 2 mặt. Vân gỗ sưa đỏ nổi lên thành từng lớp mịn màu hồng hoặc đỏ, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen. Khi đưa gỗ ra ánh sáng ta sẽ thấy có óng ánh 7 màu.

>>> Xem thêm: Gỗ sưa có mấy loại?

Gỗ sưa được sử dụng nhiều để làm tượng

Thời phong kiến gỗ sưa được sử dụng để đóng đồ nội thất trong cung đình của vua chúa. Gỗ sưa còn thường được gắn với các điển tích của Phật giáo. Chính vì vậy mà ngày nay ta thường thấy có những tràng hạt gỗ sưa có giá trị lên đến hàng ngàn đô la Mỹ.

Từ thời Hán, Ngô người ta đã ưa chuộng đồ làm từ gỗ sưa. Thế nhưng phải đến thời Đường thì nó mới được đưa lên hàng cực quý. Các bậc đại quan chỉ dám dùng gỗ sưa để đóng bàn thờ. Chỉ có đế vương mới được dùng gỗ sưa để làm giường, tủ hay bàn ghế.

Một trong những vật phẩm thường thấy nhất đó là tràng hạt gỗ sưa, vì khi làm tràng hạt thì một mẩu nhỏ gỗ cũng có thể tận dụng được. Thế nhưng nó cũng rất đắt đỏ. 

Chuỗi tràng hạt gỗ sưa

Đến đầu thế kỷ 20, gỗ sưa vẫn được người Hồng Kông nhập từ nước ta với giá cao nhưng không thể so sánh với thời Thịnh Đường. Ngày nay, nhu cầu gỗ sưa từ Trung Quốc tăng cao lại góp phần đẩy giá thành gỗ sưa đỏ lên cao ngất ngưởng. Tất nhiên sau một vài năm thì gỗ sưa không còn quá hot nữa nhưng nó vẫn là một trong những loại gỗ đắt nhất trên thị trường.

Gỗ sưa có đặc tính cực kỳ được yêu thích đó là độ bền cực kỳ cao. Dù ngâm trong nước hay trong bùn nhiều năm thì gỗ sưa cũng không bị ngấm nước hay mục nát và nó vẫn giữ nguyên được mùi hương của mình. Gỗ sưa khi đặt ngoài nắng cũng không sợ nứt nẻ.

Gỗ sưa được sử dụng làm vòng tay, đồ trang sức

Người xưa còn có quan niệm rằng, nếu trong nhà có giàu có, vương giả đến mấy mà không có vật dụng làm từ gỗ sưa thì cũng chưa phải là giai cấp thượng lưu. Như đã nói ở trên, gỗ sưa có thể được dùng để làm vòng tay gỗ sưa, đồ trang sức, đồ gia dụng, bàn thờ. Kích thước vât dụng càng lớn thì giá thành sẽ càng cao.

>>> Xem thêm: Đeo vòng tay gỗ sưa có tác dụng gì?

Gỗ sưa đỏ có giá trị chênh lệch giữa vùng trồng, số năm tuổi của cây và đường kính thân cây. Nhìn chung ở nước ta thì gỗ sưa đỏ được trồng ở miền Bắc sẽ thường có giá thành cao hơn so với gỗ được trồng ở miền Nam do được trồng nhiều và chất lượng gỗ tốt hơn, đẹp hơn.

Gỗ sưa cổ thụ sẽ có giá cực kỳ cao. Gỗ sưa cổ thụ nhưng không phải ở thân chính mà là gỗ ở cành lớn thì sẽ có giá giảm đi. Đường kính thân gỗ càng lớn thì giá trị gỗ càng cao. Với những cây gỗ sưa trên 30 năm tuổi, đường kính >50cm thì giá trị lên đến 40 triệu đồng / kg. Bạn có thể tham khảo giá gỗ sưa theo bảng dưới đây:

Bảng giá mang tính chất tham khảo của gỗ sưa đỏ

Trên đây là đôi điều chia sẻ của chúng tôi về bí mật gỗ sưa dùng để làm gì. Hi vọng đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

By //henryjewels.com/

Video liên quan

Chủ Đề