K ho coffee mua ở đâu

Mười năm trước, họ có cơ duyên gặp gỡ nhau trong một đêm diễn cồng chiêng bên nhà sàn ở Lang Biang. Tại đó, cô gái Rolan nổi bật với những điệu vũ uyển chuyển trong bộ trang phục của người K’ho do chính tay mình thiết kế, thêu dệt. Josh, như bao người khách du lịch khác khi “lỡ” sa vào thế giới đầy hoang dã của người K’ho, đã “say đứ đừ” ánh mắt Rolan. Tình cảm chân thành của anh chàng trong những lần gặp lại nhau sau đó đã chinh phục được cô gái.

Josh và Rolan

Ngày Rolan đưa Josh về ra mắt gia đình, Josh được Rolan dẫn thẳng lên… rẫy cà phê, nơi gia đình và bà con của Rolan đang hái cà phê. Được phát cho chiếc gùi, Josh vừa gặp gỡ người thân của Rolan, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ hái đầy gùi cà phê. Sau khi ghi điểm trong màn vác bao cà phê nặng 50-80 kg vừa hái được từ trên rẫy băng qua đồi dốc, Josh được sự chấp thuận của gia đình Rolan. Những lần gặp gỡ tiếp theo giúp Josh hiểu được về văn hoá độc đáo của người K’ho, anh trở nên gắn kết hơn với những người trong cộng đồng K’ho ở buôn làng của Rolan.

Vụ cà phê năm ấy, lần đầu tiên Josh được nếm những hạt cà phê K’ho Arabica nguyên bản khi chính tay mình rang trên chiếc chảo thô sơ. “Tuyệt vời!” là suy nghĩ bật ra cùng với vị ngon của cà phê đã khiến Josh hoàn toàn bất ngờ.

Những trái cà phê chín căng mọng

Tình yêu kết trái, K’ho Coffee ra đời

Vốn có nền tảng là một kĩ sư nông nghiệp đến từ Michigan [Mỹ], thấy cách gia đình Rolan và bà con K’ho bỏ nhiều công sức vào những cây cà phê nhưng đến khi thu hoạch lại chỉ thu được ít lợi nhuận, Josh bắt đầu bàn với Rolan cách để làm cà phê hiệu quả hơn.

Thay vì hái trái tươi một, hai lần như mọi năm để bán hàng thô cho thương lái với giá rẻ, Josh đề xuất cho gia đình Rolan và bà con cách làm khép kín: Từ việc chuyển đổi cách trồng cà phê thông thường sang lối canh tác hữu cơ để bảo vệ sức khoẻ, tới việc hái chọn lọc [hái những trái chín mọng, hái thành nhiều đợt trong mùa], rồi đến việc kĩ càng trong từng khâu như lựa hạt, phơi đúng cách, rang đúng quy trình để cho ra những mẻ cà phê K’ho chất lượng, độc đáo và khác biệt, có giá trị hơn.

Tất cả các bước chế biến đều được làm thủ công bởi người K’ho bản địa. Sự tỉ mỉ trong từng công đoạn đã biến những trái cà phê Arabica trồng tự nhiên trên vùng đồi núi Lang Biang thành loại thức uống với hương vị rất riêng. Và thương hiệu K’ho Coffee đã được sinh ra từ đó.

Với cà phê làm “xúc tác”, chuyện tình của Josh và Rolan sớm kết trái dưới ngọn Lang Biang huyền thoại. Một đám cưới diễn ra sau đó, cùng những đứa trẻ ra đời, tiếp tục nối dài hành trình đưa K’ho Coffee ra thế giới.

Hành trình đưa K’ho Coffee ra thế giới

Năm 2015, trong chuyến đi xuyên Việt với chủ đề “Made in Vietnam” nhằm tìm kiếm các sản phẩm độc đáo của người Việt mình, tôi gặp được Josh và Rolan - rồi kết duyên luôn từ đó tới giờ, cùng với những người K’ho khác trong hành trình mang hạt cà phê trồng quanh vùng Lang Biang ra thế giới. 

Trong lần cùng Josh và Rolan qua Tokyo [Nhật Bản] tham gia Hội chợ Cà phê Đặc sản, người Nhật và những người yêu cà phê ở đó rất hào hứng khi chúng tôi chia sẻ câu chuyện về người K’ho trồng cà phê, về đất, về cây, về văn hoá của người K’ho, hay lịch sử vùng Đà Lạt và cả Việt Nam mình. Bên tách cà phê người khách uống khi đó, nhắm mắt lại, họ cảm nhận được mùi hương toả ra ngào ngạt, hoặc mở mắt ra và nhìn vào mắt chúng tôi, họ có thể thấy sự say mê trong những điều chúng tôi đang kể...

Trước khi rời Hội chợ, chúng tôi hẹn những người bạn mới ấy sớm sang Việt Nam, tới Lang Biang để lên rẫy làm quen với cây cà phê cùng người K’ho, hoà vào văn hoá của người bản địa.  

Nơi người yêu cà phê tìm về

Mùa trái cà phê chín năm đó, những vị khách đầu tiên bay tới Đà Lạt, đi bộ men theo con đường đất sau lưng núi Lang Biang để lên rẫy hái những trái cà phê chín mọng bóng bẩy; vác những bao cà phê băng qua đồi như cách Josh từng “chinh phục” gia đình Rolan trước đây. Họ cùng những người anh em K’ho sơ chế cà phê, ngắm hoa đào rừng nở, nghe chim hót, nhìn mặt trời lặn trên đường về, rồi cùng tham gia các công đoạn chế biến tại làng của người K’ho ngay dưới chân núi Lang Biang.

Khách quý được ngủ ở homestay trong buôn làng, xem những người phụ nữ K’ho dệt vải, trải nghiệm về văn hoá, cuộc sống của dân làng hay tự tay pha cà phê rồi thưởng thức ngay tại tiệm cà phê xinh xắn của gia đình Josh và Rolan. Ở đó, họ sẽ gặp cả hai thiên thần đáng yêu của Josh và Rolan, và tất nhiên, được nghe về câu chuyện của đôi vợ chồng tiên phong đưa cà phê K’ho ra thế giới, cùng lúc ngắm mây bay trên đỉnh Lang Biang trước mắt.

Biết thêm nhiều thứ thú vị quanh tách cà phê K’ho nên rời làng ai cũng thơm tho, thơm như hương vị của những tách cà phê mà họ đã say mê thưởng thức. Quà mang theo về là những tấm thổ cẩm đậm chất văn hoá K’ho mà người bản địa đã tinh tế gửi gắm nhiều thông điệp trong mỗi hoa văn trên đó: là mặt trời, là lá cây, là con kiến, là mắt đại bàng…, cùng những túi cà phê K’ho Arabica và những câu chuyện miên man về vùng đất của những con người mộc mạc.

Và từ đó đến nay, vào mỗi mùa thu hoạch cà phê, trang trại K’ho Coffee lại đón chào thêm vô số vị khách lạ, những người vì tình yêu với cà phê, với văn hóa - con người Đà Lạt mà tìm đến. Hành trình K’ho Coffee ra thế giới, cứ thế lại nối dài thêm hương vị…

Mẹ Rolan bên những tấm thổ cẩm tự dệt
Họa tiết truyền thống của người K'ho

Josh, bên trang trại cà phê của gia đình
Trên đường từ rẫy cà phê trở về

Thông tin thêm

  • Thời gian: Trải nghiệm “Chuyện người K'ho làm cà phê" diễn ra trong 3 ngày 2 đêm vào tháng 11, 12 và tháng 1 hằng năm - thời điểm đồng bào K'ho thu hoạch cà phê
  • Địa điểm: Đà Lạt, Lang Biang
  • Giá tour: 3.969.000 VND/người
  • Liên hệ tour qua SĐT: [+84] 985 555 827

Câu chuyện “K’Ho Coffee” bắt đầu từ mối tình lãng mạn giữa chàng trai người Mỹ và cô gái người dân tộc K’Ho ở Lâm Đồng. Rời nước Mỹ năm 2008, Joshua làm việc cho một công ty ở Campuchia, nơi chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách nước ngoài. Đặt chân đến Việt Nam, Joshua tình cờ đã gặp và yêu Cơ Liêng Rolan, cô gái xinh đẹp của núi rừng LangBiang khi đó đang là nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại Khu du lịch Đồi Mộng Mơ.

Sau khi kết hôn, cả hai quyết định lập nghiệp trên chính vùng đất quê hương của Rolan, dưới chân ngọn núi LangBiang huyền thoại. Trong một cuộc trò chuyện tình cờ với một vị khách nước ngoài về cà phê, ý tưởng sản xuất một loại cà phê sạch, cà phê nguyên chất đã nảy sinh trong đầu Rolan. Cặp vợ chồng Joshua – Rolan liền cùng nhau bắt tay vào thiết lập một thương hiệu cà phê mới có trách nhiệm với môi trường thông qua các biện pháp canh tác hữu cơ và giữ lợi nhuận trong tay của cộng đồng.


“ K’Ho Coffee ” được làm từ những trái cà phê sạch trên vùng cao nguyên LangBiang. Ảnh : Tư liệu

Vợ chồng Joshua – Rolan lựa chọn kỹ từng trái cà phê thành phẩm cho thương hiệu “K’Ho Coffee” của mình. Ảnh: Tư liệu

Bạn đang đọc: “K’Ho Coffee” – Cà phê sạch của người K’Ho

Cà phê Arabica được trồng phổ biến trên vùng cao nguyên LangBiang là nguyên liệu sản xuất cà phê sạch “K’Ho Coffee”.
Ảnh: Tư liệu


Hạt cà phê sau khi tách vỏ, phơi khô. Ảnh : Thông Hải


Hạt cà phê trước khi rang … Ảnh : Thông Hải


… và quy trình rang cà phê. Ảnh : Thông Hải

Nguyên liệu cà phê sạch “ K’Ho Coffee ” giới thiệu với du khách nước ngoài cách rang một mẻ “K’Ho Coffee”. Ảnh: Thông Hải


Kiểm tra chất lượng hạt cà phê sau khi rang. Ảnh : Thông Hải


Cà phê bột thành phẩm trước khi đóng gói. Ảnh : Thông Hải

Chị Rolan trực tiếp đóng gói “K’Ho Coffee”. Ảnh: Thông Hải

Xem thêm: Cafe chồn giá bao nhiêu? Cà phê chồn bán ở đâu?


Nguyên liệu cà phê sạch “ K’Ho Coffee ” được dữ gìn và bảo vệ cẩn trọng. Ảnh : Thông Hải


Mẫu hạt cà phê Arabica để sản xuất mẫu sản phẩm “ K’Ho Coffee ” được lưu giữ. Ảnh : Thông Hải

Với kiến thức của một người từng học ngành nông nghiệp, cộng với sự trợ giúp đắc lực của người vợ là người dân tộc bản địa, Joshua – Rolan nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê mang tên “K’Ho Coffee”. Theo Rolan, chứng kiến cách người dân trồng cà phê từ lâu nên cô muốn giúp đỡ mọi người khẳng định thương hiệu cà phê của địa phương và xây dựng sản phẩm đặc trưng riêng cho người K’Ho.

Thay vì chỉ bán cà phê thô, Joshua – Rolan muốn bán loại cà phê đã chế biến ngay tại buôn Bonneur C của Rolan. Đích thân Joshua – Rolan chọn lựa những trái cà phê đã chín, hạt mẩy, chắc trước khi đem xay vỏ, rửa sạch, phơi khô trong 7 ngày trên những giá đỡ cách mặt đất. Hạt cà phê sau khi phơi khô tiếp tục được lột  lụa, chà bóng, phân loại, rang, đóng gói và sử dụng. Mọi công đoạn trong quy trình chế biến “K’Ho Coffee” đều hoàn toàn bằng tay.

Sau rất nhiều thử nghiệm, năm 2012, lô hàng 10kg “K’Ho Coffee” đã thực hiện thành công và được bán hết ngay. “K’Ho Coffee” sau đó tiếp tục được đông đảo khách hàng đón nhận khi tham dự Organic Famers’ Market tại Tp. Hồ Chí Minh. Nhờ đó, người đại diện của Công ty Real Speliality Coffee Roaster đã tìm đến tận thôn Bonneur C để khảo sát quy trình sản xuất và quyết định đặt mua 20 tấn mỗi năm nhưng vợ chồng Joshua – Rolan phải từ chối vì làm không xuể và để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chất lượng. Họ bắt đầu đầu tư 130 triệu đồng để mua một chiếc máy rang hiện đại. Mỗi mẻ rang hết 20 phút, được 4kg hạt. Lúc này, nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nên chất lượng cà phê được nâng cao rõ rệt, và giá bán đã tăng lên 500.000 đồng/kg so với giá 280.000-350.000 đồng/kg rang hoàn toàn thủ công.

Ngoài diện tích cà phê của gia đình, hiện Joshua – Rolan còn liên kết với các hộ trồng cà phê Arabica trong vùng với tổng diện tích 50ha làm vùng nguyên liệu riêng. Nhờ tuân thủ quy trình chuẩn, cà phê tươi được mua lại với giá cao hơn thị trường giúp bà con tin tưởng, duy trì phương pháp trồng cà phê sạch.


Chị Rolan ra mắt với khách thăm quan khám phá cách lựa chọn hạt cà phê thành phẩm. Ảnh : Thông Hải


Joshua trình diễn cách pha cà phê giữ mùi vị cà phê nguyên chất độc lạ của “ K’Ho Coffee ”. Ảnh : Tư liệu


Du khách nếm thử mùi vị “ K’Ho Coffee ”. Ảnh : Thông Hải


Họa tiết trên vỏ hộp “ K’Ho Coffee ” mang đậm truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa K’Ho. Ảnh : Thông Hải

Sản phẩm “K’Ho Coffee” được trưng bày giới thiệu đến du khách quốc tế tại một Festival. Ảnh: Tư liệu

Xem thêm: 16 loại thực phẩm chứa prebiotic tốt cho sức khỏe • Hello Bacsi

“K’Ho Coffee” hiện được khách du lịch Mỹ và các nước châu Âu đặt mua
để thưởng thức hay để làm quà cho bạn bè, người thân. Ảnh: Tư liệu

Rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đà Lạt biết tiếng “ K’Ho Coffee ” đã tìm đến ngôi nhà của Joshua – Rolan với mong ước thưởng thức cảm xúc được nếm thử mùi vị cà phê nguyên chất độc lạ của chính người dân tộc bản địa địa phương ngay trong khoảng trống vườn cà phê trên sườn đồi. Theo Joshua, hiện đã có 7 shop trong cả nước sử dụng mẫu sản phẩm cà “ K’Ho Coffee ” và làm kênh phân phối tiêu thụ. Trong đó, Đà Lạt có hai shop, những thành phố lớn khác như Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh cũng có shop trình làng “ K’Ho Coffee ”. Không những thế, sẵn mối quan hệ của người từng làm du lịch, đi nhiều nơi trên quốc tế như Joshua, “ K’Ho Coffee ” còn đang được nhiều khách du lịch Mỹ và những nước châu Âu đặt mua để chiêm ngưỡng và thưởng thức hay để làm quà tặng cho bạn hữu, người thân trong gia đình. / .

Video liên quan

Chủ Đề