Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ trắc nghiệm

Để rót nước dễ dàng .Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm với khí quyển , áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 453

Để rót nước dễ dàng .Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm với khí quyển , áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

Xem đáp án » 19/04/2020 32,847

Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?

A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.

B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô – ri –xe – li

C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.

D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.

Xem đáp án » 19/04/2020 8,279

Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A.Càng tăng.

B.Càng giảm.

C.Không thay đổi.

D.Có thể tăng và cũng có thể giảm

Xem đáp án » 19/04/2020 5,236

Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp?

Xem đáp án » 19/04/2020 4,996

Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không thay đổi và có độ lớn là 12,5 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

Xem đáp án » 19/04/2020 2,760

Câu hỏi: Tại sao nắp ấm pha trà thường có lỗ nhỏ

Lời giải:

Để rót nước dễ dàng .Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm với khí quyển , áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức bài học liên quan đến câu hỏi nhé!

I. Tóm tắt lí thuyết

1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.Lực này gọi là lực đẩy Ác – si – mét.

2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:

FA= d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3].

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ [m3].

FAlà lực đẩy Ác-si-mét [N]

Lưu ý:

- V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Muốn tính thể tích phần chìm của vật có nhiều trường hợp:

+ Nếu cho biết Vnổi thì Vchìm= Vvật- Vnổi.

+ Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật [có hình dạng đặc biệt] thì Vchìm=Sđáy.h

+ Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì Vchìm= Vvật.

II. Phương pháp giải

1. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng, thể tích phần chìm của vật.

Khi biết trọng lượng của vật ở trong không khí [P] và trọng lượng của vật khi nhúng trong chất lỏng [P1] thì lực đẩy Ác-si-mét: FA= P - P1

Từ công thức:

2. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên các vật

- Khi các vật được nhúng chìm hoàn toàn trong cùng một chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên các vật chỉ phụ thuộc vào thể tích của chúng. Vật nào có thể tích lớn hơn thì vật đó chịu lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó lớn hơn.

- Khi các vật có cùng khối lượng [làm bằng các chất khác nhau] được nhúng chìm hoàn toàn trong cùng một chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên các vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng riêng của chúng. Vật nào có khối lượng riêng lớn hơn thì vật đó chịu lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó nhỏ hơn.

- Khi các vật có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong các chất lỏng khác nhau thì vật nào được nhúng trong chất lỏng có trọng lượng riêng lớn hơn thì vật đó chịu lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó lớn hơn.

III. Trắc nghiệm

Bài 1:Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Ác-si-mét.

B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát.

C. Trọng lực.

D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét

⇒ Đáp án D

Bài 2:Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

A. Trọng lượng của vật.

B. Trọng lượng của chất lỏng.

C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

⇒ Đáp án C

Bài 3:Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là:

A. FA= D.V

B. FA= Pvật

C. FA= d.V

D. FA= d.h

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là FA= d.V

⇒ Đáp án C

Bài 4:Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật.

D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Lực đẩy Ác-si-mét ngược chiều với trọng lực, có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

⇒ Đáp án C

Bài 5:Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.

B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.

C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.

D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau

⇒ Đáp án D

Bài 6:Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

A. khối lượng của tảng đá thay đổi.

B. khối lượng của nước thay đổi.

C. lực đẩy của nước.

D. lực đẩy của tảng đá.

Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì lực đẩy của nước

⇒ Đáp án C

Bài 7:Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. F = 15N

B. F = 20N

C. F = 25N

D. F = 10N

Ta có: 2dm3= 0,002 m3

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là: Fnước= dnước.Vsắt= 10000.0,002 = 20N

⇒ Đáp án B

Bài 8:Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

A. 6 lần

B. 10 lần

C. 10,5 lần

D. 8 lần

- Khi nhúng chìm vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét nên số chỉ của lực kế giảm 0,2 N tức là FA= 0,2 N.

- Ta có: FA= V.dn

⇒ Thể tích của vật:

⇒ Đáp án C

Bài 9:Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Đáp án

Gọi Pkk, PN, FAlà trọng lượng của vật khi cân ngoài không khí, khi nhúng vào nước và lực đẩy Ác – si – mét. Ta có:

Pkk– FA= PN

⇒ V[d – dN] = PN

Vậy số chỉ của lực kế khi vật ở ngoài không khí là 55 N.

Bài 10:Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3và 67500 N/m3.

Đáp án

- Gọi d1, d2là trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim.

- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 vật:

⇒ FA1= 2,5.FA2

Vậy lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật làm bằng nhôm lớn hơn và lớn hơn 2,5 lần.

Video liên quan

Chủ Đề