Tại sao phải khấu trừ thuế gtgt

1. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Theo đó, các loại thu nhập phải khấu trừ thuế theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP bao gồm:

“a] Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;

b] Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới;

c] Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;

d] Thu nhập từ đầu tư vốn;

đ] Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán;

e] Thu nhập từ trúng thưởng;

g] Thu nhập từ bản quyền;

h] Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.”

Đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân thì sẽ không được khấu trừ thuế [theo Điều 29 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP].

Cách tính khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp được quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC [được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC].

>> Đặt câu hỏi miễn phí về khấu trừ thuế với 100+ Luật sư thuế.

2. Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 [được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014], doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

“a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

b] Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

>> Danh bạ 150+ Luật sư tư vấn thuế toàn quốc.

3. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 [được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016], phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng [“GTGT”] được áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.

Theo đó, khi tính số thuế GTGT phải nộp thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.

Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ [bao gồm cả tài sản cố định] dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về Thuế? Hơn 100 Luật sư chuyên về Thuế trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.

Khấu trừ thuế nhằm giúp việc thu thuế không bị trùng lặp. Việc khấu trừ thuế sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu và quản lí thuế. Việc khấu trừ cũng như những nghiệp vụ kế toán khác cần phải tuân thủ các quy định nhà nước ban hành. Theo đó, chỉ một số nguồn doanh thu hay thu nhập nhất định mới đủ điều kiện khấu trừ thuế.

Khấu trừ thuế là gì?

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ các loại thuế như thuế giá trị gia tăng [GTGT], thuế thu nhập cá nhân [TNCN], hay thuế thu nhập đặc biệt [TNĐB]. Theo đó, cá nhân hay doanh nghiệp sẽ không trực tiếp đi nộp thuế mà thuế sẽ được trừ vào chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ. 

Vì sao phải khấu trừ thuế?

Khấu trừ thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước. Việc khấu trừ thuế sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu thuế bởi sẽ chỉ có một chủ thể là doanh nghiệp đi nộp thuế. Ngoài ra, khấu trừ thuế TNCN sẽ giúp nhà nước kiểm soát hành động trốn thuế TNCN. Tương tự như thuế TNCN, việc khấu trừ thuế GTGT cũng giúp nhà nước hạn chế thất thu thuế bởi trong trường hợp này mức thuế đã được quy định rõ ràng cho từng chủ thể.

Những loại thuế nào được khấu trừ?

Khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế GTGT là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT phải nộp cho ngân sách nhà nước bằng cách lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Về cơ bản, khi doanh nghiệp nhập hàng hóa, họ sẽ phải trả thuế GTGT cho hàng hóa đó, gọi là thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán món hàng đó thì khách hàng sẽ phải trả thuế GTGT, gọi là thuế GTGT đầu ra. Do bản chất của thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nên doanh nghiệp cần phải lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Theo đó, khấu trừ thuế GTGT sẽ được áp dụng với những doanh nghiệp áp dụng đủ 2 điều kiện sau: 

  • Doanh nghiệp có doanh thu ít nhất là 1 tỷ.
  • Doanh nghiệp thực hiện khai báo đầy đủ chứng từ, sổ kế toán theo quy định pháp luật.

Khấu trừ thuế TNCN

Khấu trừ thuế TNCN là khi doanh nghiệp khấu trừ thuế vào thu nhập cá nhân trước khi trả lương cho người lao động. Điều 28 thuộc Nghị định 65 quy định những thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ như sau:

  • Thu nhập của cá nhân không cư trú tại Việt Nam
  • Thu nhập tiền lương, tiền công từ hoạt động môi giới
  • Thu nhập từ hoạt động bán bảo hiểm, đa cấp
  • Thu nhập từ đầu tư vốn
  • Thu nhập từ việc trúng thưởng
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, 
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
  • Thu nhập từ tiền bản quyền
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB]

Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB đã nộp cho nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả cho nguyên liệu mua từ các cơ sở trong nước. Trong đó, số thuế được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu được dùng để sản xuất hàng hóa. Số thuế TTĐB nếu chưa được khấu trừ hết trong kỳ thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. 

Số thuế TTĐB được khấu trừ đối với xăng sinh học sẽ được tính dựa trên số thuế TTĐB đã nộp cho nguyên liệu đầu vào của kỳ khai thuế trước liền kề. Ví dụ, trong tháng 9, công ty A mua 5000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã nộp ở đầu kỳ là 5000000 VNĐ. Đến tháng 11, công ty A bán cho công ty B 1000 lít xăng E5 với tỷ lệ xăng Ron 92 là 94.06%. Do vậy, số thuế TTĐB được khấu trừ trong tháng 11 được tính như sau: 5000000/ 5000 x 94.06% x 1000 = 94060 VNĐ.

Thủ tục khấu trừ thuế

Thủ tục khấu trừ thuế GTGT

Đối với khấu trừ thuế GTGT, trình tự thực hiện gồm 2 bước sau: 

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ và gửi đến cơ quan thuế muộn nhất vào ngày 20 của tháng sau [đối với trường hợp khai thuế GTGT theo tháng] và muộn nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo [đối với trường hợp khai thuế GTGT theo quý].
  • Bước 2: Cơ quan thuế xử lí hồ sơ khấu trừ thuế GTGT. Đối với trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu điện, nhân viên cơ quan thuế ghi ngày nhận hồ sơ và số lượng vào sổ văn thư cơ quan thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ thông qua giao dịch điện tử, cơ quan thuế sẽ giải quyết hồ sơ qua dữ liệu điện tử. 

Về hồ sơ, kế toán thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị 4 loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT. 
  • Bảng kê số thuế giá trị gia tăng đã nộp tính theo doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT. 
  • Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi công ty đăng ký trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán [nếu có] theo mẫu số 01-6/GTGT. 
  • Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh theo mẫu 01-7/GTGT.

Thủ tục khấu trừ thuế TNCN

Đối với thuế TNCN, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế theo mẫu 07/CTKT-TNCN.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
  • Bản photo chứng minh thư của người đứng tên giấy giới thiệu kèm theo chứng minh thư gốc để đối chiếu.

Sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ và hoàn thành các bước, cục thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp một cuốn chứng từ khấu trừ thuế TNCN, trong đó bao gồm 2 liên. Liên 1 là báo soát và lưu trong khi liên 2 sẽ giao cho cá nhân được khấu trừ khấu thuế. 

Thủ tục khấu trừ thuế TNĐB

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khấu trừ thuế TNĐB tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Thuế TNĐB chưa được khấu trừ trong kỳ sẽ được bù trừ với số thuế TNĐB của hàng hóa khác. Doanh nghiệp cần chuẩn bị tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB và bảng xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ [nếu có] của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01-1/TTĐB.

Lời kết 

Khấu trừ thuế được áp dụng với các loại thuế hiện hành như thuế GTGT, thuế TNĐB, và thuế TNCN. Khấu trừ thuế sẽ giúp hạn chế việc thu thuế trùng lặp cho cùng một loại hàng hóa. Tùy vào mỗi loại thuế mà quy trình và thủ tục khấu trừ thuế sẽ khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy trình để tránh xảy ra sai sót khi thực hiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề