Tại sao phải trồng xen canh

Canh tác xen canh là hệ thống trồng xen 2 hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Mục đích là để đạt sản lượng cao thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên mà hệ thống cây trồng độc canh không đạt được.[1]

Nguyên tắc xen canhSửa đổi

- Không trồng cây cùng họ

- Không trồng nhiều loại cây giống nhau cạnh nhau

- Trồng cây có bộ rễ ăn nông với cây có bộ rễ ăn sâu, hoặc trồng cây cần sáng xen với cây cần bóng. (Ví dụ: công thức 3 chị em: Trồng ngô, đậu, bí đỏ. Ngô sẽ mọc cao vượt so với hai loại cây kia, khi đậu có tay leo sẽ bám vào thân cây ngô, còn bí sẽ bao phủ trên mặt đất, che bóng cho mặt đất và sử dụng ánh sáng xuyên qua tán cây ngô. Mặt đất bị che sẽ hạn chế được cỏ dại)

- Trồng cây hỗ trợ nhau về dinh dưỡng (không trồng mía với ngô, không trồng bưởi với vải vì hai cây không hỗ trợ cho nhau về dinh dưỡng và ánh sáng).

- Trồng xen hỗn hợp(trộn đều hạt sau đó rắc đều, hoặc trên một luống trồng nhiều loại cây khác nhau như rau tơi, đay, dền..)

- Trồng xen theo hàng hoặc luống

- Trồng cây có tốc độ sinh trưởng nhanh với cây có tốc độ sinh trưởng chậm để có thể thu hoạch trước cây mọc nhanh khi cây mọc chậm bắt đầu chín.

- Trồng gối vụ

- Trồng cây kèm nhau (khi thu hoạch chuối xong trồng rau salad trong thân chuối nhiều kali sẽ làm cho rau salad giòn và tươi ngon hơn) hoặc trồng xen húng quế với cà chua vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng vừa có tác dụng làm tăng hương vị đặc biệt của cà chua)

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Hệ thống canh tác xen canh. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoàiSửa đổi