Thành ngữ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Lục bát

D. Song thất lục bát

Hiển thị đáp án

Câu 2. Thể thơ của bài giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

A. Bài ca Côn Sơn

B. Sông núi nước Nam

C. Qua Đèo Ngang

D. Sau phút chia ly

Hiển thị đáp án

Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả?

A. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Khuyến

D. Nguyễn Đình Chiểu

Hiển thị đáp án

Câu 4. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

A. Ao sâu nước cả

B. Cải chửa ra cây

C. Bầu vừa rụng rốn

D. Đầu trò tiếp khách

Hiển thị đáp án

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”

A. To

B. Lớn

C. Dồi dào

D. Tràn trề

Hiển thị đáp án

Câu 6. Từ câu thơ thứ hai đến câu sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

A. Miêu tả cảnh nghèo của mình

B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình

C. Không muốn tiếp đãi bạn

D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

→ Lối nói hóm hỉnh, hài hước giúp tác giả nói tới những thiếu thốn về vật chất không có để tiếp đãi bạn, nhưng tình cảm thì luôn dạt dào, đong đầy

Câu 7. Bài thơ có cụm từ “ta với ta” giống hệt về ý nghĩa của cụm từ này trong bài Qua Đèo Ngang, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án B

→ Cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang để nói về sự hiện diện chỉ có nhân vật trữ tình cô đơn, buồn tẻ một mình bản thân, còn với bài Bạn đến chơi nhà “ta với ta” là người nói với người bạn.

Câu 8. . Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

A. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất

B. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Bạn đến chơi nhà - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Bộ tài liệu 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung từng bài học sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 giúp các bạn học giỏi môn Ngữ văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Mỗi câu dưới đây mắc loại lỗi nào về quan hệ từ:

Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này....

Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành các câu dưới đây:

Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng các quan hệ từ thích hợp.

Cho biết các quan hệ từ [in đậm] trong các câu dưới đây dùng đúng hay sai:

Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn về tình bạn

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Câu hỏi: Thông điệp bài thơ Bạn đến chơi nhà

Trả lời:

Tình bạn cao đẹp cốt ở tấm lòng chân thành, đâu cần đến vật chất tầm thường hay những thủ tục lễ nghi khách sáo. Cần trân quý tình bạn, những người bạn tri âmta có trong cuộc đời.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!

[ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963]

2. Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình [hai người] và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

[Gửi bác Châu Cầu]

Đến thăm bác, bác đang đau ốm,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

[Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương]

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề